Người cha trong đời
Trong đời chúng ta có nhiều người cha. Mỗi người cha có trách nhiệm với con trong một thời gian. Và người con có bổn phận vật chất hay tinh thần với người cha. Trách nhiệm nuôi thể xác hay tinh thần và bổn phận đáp đền, theo chương trình của Chúa an bài sắp đặt.
Mỗi người là khuôn mặt đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng nơi người con, không bao giờ phai nhòa. Đó là cha Linh hướng (Linh giám, cha Giải tội) cha đỡ đầu, cha nuôi, cha vợ (chồng), cha kế, cha ruột, gà trống nuôi, anh thay cha. Các vị này có qui định theo giáo luật hay luật dân sự
1. Cha đẻ, mẹ sinh cha dưỡng, công khó nhọc bằng nhau. Trách nhiệm và tuổi cha kéo dài từ khi con sinh ra, đến khi cha mẹ già. Phần báo hiếu đền ơn là con cái. Cha đẻ do khí huyết phối hợp với mẹ tạo thành ra con. Mẹ chín tháng mang nặng nhọc. Người cha chạy ngoài, kiếm ăn cho cả gia đình. Người đời có phần thiên vị kể : ‘‘Cha sinh mẹ dưỡng’’. Thiết nghĩ công trạng cha mẹ ngang nhau. Trân trọng và tri ân. Vừa tình vừa nghĩa. ‘‘Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái ‘’.
Lời thơ của cha đi sát với luật Chúa răn dạy : Thảo kính cha mẹ. Chúa công khai tuyên bố : Ngươi hãy thờ kính cha mẹ. Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải xử tử. Để trả lời người Do Thái theo truyền thống : Thờ kính thiên Chúa, không phải thờ kính cha mẹ. (x. Mt. 15,4)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo XXIII, luôn để hình ông bà thân sinh, ở đầu giường, để cả đoàn linh hồn chờ đợi và cầu nguyện cho (Chân Phuớc Giáo Hoàng Gioan XXIII. tr. 13). Mẹ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II qua đời lúc ngài vừa xưng tội lần đầu.Cha ngài đóng vai trò gà trống nuôi con. Rồi cha cũng mất lúc Ngài 21 tuổi. Gương đạo đức thánh thiện đã tạo người con Thánh. Thánh Têrêsa Hài Đồng nên trọn là nhờ cha mẹ là Ông bà chân phước Louis Martin và Zélie Guérin. Gia đình có 5 chị em tu dòng.
2. Cha đỡ đầu Rửa Tội, Thêm Sức hay Hôn Phối. Khi rửa tội, Thêm Sức hay Hôn Phối. Gia đình chọn người cha đỡ đầu về phần thiêng liêng, là người Công Giáo (16 tuổi trở lên) có đời sống xứng hợp với đức tin trong cộng đoàn (GL số 974). Cha Sở, cha mẹ và cha (mẹ) đỡ đầu phối hợp, chọn tên Thánh cho con hợp với ý nghĩa Kitô giáo. (GL. số 855). Họ cùng với cha mẹ đẻ, có trách nhiệm mặt đạo hơn mặt đời. Gia đình hai bên qua lại thân thiện như anh em ruột thịt. Người con thiêng liêng khác nào như con ruột. Vui buồn bên nhau. Gia đình được mở rộng, kết nghĩa thân thiện anh em. Nhiệm vụ người đỡ đầu cộng tác với cha mẹ con thiêng liêng sống đời sống Kitô giáo cách xứng đáng và tận tụy chu toàn bổn phận gắn liền với Bí Tích lãnh nhận (GL. số 872)
Cha đỡ đầu. Khi nhận bí tích rửa tội, Phép Thêm Sức hay hôn phối, gia đình chọn cho trẻ em một người đỡ đầu cho con, được lãnh nhận ba bí tích quan trọng này.Trong mức độ có thể được, phải liệu cho người sắp chịu có một người đỡ đầu. Nhiệm vụ người đỡ đầu là tham dự vào khai tâm kitô giáo của người lớn sắp rửa tội.
Đối với nhi đồng sắp được rửa tội, người đỡ đầu cùng cha mẹ đem con nhỏ đến chịu rửa tội, rồi cộng tác với cha mẹ giúp em bé sống đời kitô giáo cách xứng đáng và tận tụy chu toàn bổn phận gắn liền với bí tích Rửa Tội. (GL. 872)
Điều kiện làm người đỡ đầu : có khả năng, 16 tuổi, người Công Giáo, không mắc hình phạt. Không phải cha (mẹ) của người được rửa tội. (x. GL 874)
Tên cha (mẹ) đỡ đầu phải ghi trong sổ rửa tội. Riêng VN ở các xứ, cha (mẹ), được kể như thân thiện trong gia đình. Vui buồn có nhau. Người cha và con đỡ đầu là ‘‘họ thiêng liêng’’.
3.Cha Linh Giám trong các hội đoàn, như Legio, được giáo quyền chỉ định hướng dẫn trong phạm vi của hội. (TB. 281; GL số 317/ 1). Hội viên Legio có nhiệm vụ tuân giữ những quy định của ban quản trị và linh giám.
4.Cha Xứ hay các cha trong họ đạo, đại diện Chúa, được đặt cử do giám mục (GL. số 1748) chăm sóc phần đạo cho giáo dân. Gương rất kính phúc, là Tháng Gioan Vianney, cha xứ Ars. Ngài được ơn hiểu biết mọi sự. Một hôm, tại Pháp một bà sau khi chồng chết bất tử, đi khắp nơi cho khuây khỏa, mới ghé xứ Ars, đến với Cha Viannay khóc xướt mướt; nói : Thưa cha, chồng con chết vì ngã ngựa, tại chỗ, không lời trăn trối, và buồn nhất là ông chưa kịp lãnh phép bí tích sau cùng.
Cha Thánh nói ngay : Bà đang buồn vì mất chồng, nhưng bà quên những bó hoa, trong khi còn sống, khi làm ngoài đồng về, chồng bà hái hoa đem về cùng với bà dâng kính Đức Mẹ. Những bó hoa đã đánh động lòng thương xót và Đức Mẹ. Qua lòng sùng kính nhỏ này, Đức Mẹ đã đến cứu ông đúng lúc khi ông chẳng may té ngựa, và còn cầu bầu cho chồng bà bớt phần phạt nơi luyện hình.
Nghe vậy bà vợ vui lên ngạc nhiên và nghĩ bụng Đức Mẹ đã báo cho Cha Xứ biết về những bó hoa chồng bà dâng kính vào buổi chiều tan việc.. (Radio Vatican, 3.5.14)
Điều răn thứ Tư, là một trong 10 điều Chúa truyền dạy : thảo kính cha mẹ. Qui định bổn phận với cha mẹ ruột và cha mẹ tinh thần
- Quan trọng là làm tròn nhiệm vụ để ‘‘con khôn nở mặt mẹ cha’’, nữa là ‘‘con khôn hơn cha là nhà có phúc’’
Trong đời chúng ta có nhiều người cha. Mỗi người cha có trách nhiệm với con trong một thời gian. Và người con có bổn phận vật chất hay tinh thần với người cha. Trách nhiệm nuôi thể xác hay tinh thần và bổn phận đáp đền, theo chương trình của Chúa an bài sắp đặt.
Mỗi người là khuôn mặt đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng nơi người con, không bao giờ phai nhòa. Đó là cha Linh hướng (Linh giám, cha Giải tội) cha đỡ đầu, cha nuôi, cha vợ (chồng), cha kế, cha ruột, gà trống nuôi, anh thay cha. Các vị này có qui định theo giáo luật hay luật dân sự
1. Cha đẻ, mẹ sinh cha dưỡng, công khó nhọc bằng nhau. Trách nhiệm và tuổi cha kéo dài từ khi con sinh ra, đến khi cha mẹ già. Phần báo hiếu đền ơn là con cái. Cha đẻ do khí huyết phối hợp với mẹ tạo thành ra con. Mẹ chín tháng mang nặng nhọc. Người cha chạy ngoài, kiếm ăn cho cả gia đình. Người đời có phần thiên vị kể : ‘‘Cha sinh mẹ dưỡng’’. Thiết nghĩ công trạng cha mẹ ngang nhau. Trân trọng và tri ân. Vừa tình vừa nghĩa. ‘‘Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái ‘’.
Lời thơ của cha đi sát với luật Chúa răn dạy : Thảo kính cha mẹ. Chúa công khai tuyên bố : Ngươi hãy thờ kính cha mẹ. Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải xử tử. Để trả lời người Do Thái theo truyền thống : Thờ kính thiên Chúa, không phải thờ kính cha mẹ. (x. Mt. 15,4)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo XXIII, luôn để hình ông bà thân sinh, ở đầu giường, để cả đoàn linh hồn chờ đợi và cầu nguyện cho (Chân Phuớc Giáo Hoàng Gioan XXIII. tr. 13). Mẹ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II qua đời lúc ngài vừa xưng tội lần đầu.Cha ngài đóng vai trò gà trống nuôi con. Rồi cha cũng mất lúc Ngài 21 tuổi. Gương đạo đức thánh thiện đã tạo người con Thánh. Thánh Têrêsa Hài Đồng nên trọn là nhờ cha mẹ là Ông bà chân phước Louis Martin và Zélie Guérin. Gia đình có 5 chị em tu dòng.
2. Cha đỡ đầu Rửa Tội, Thêm Sức hay Hôn Phối. Khi rửa tội, Thêm Sức hay Hôn Phối. Gia đình chọn người cha đỡ đầu về phần thiêng liêng, là người Công Giáo (16 tuổi trở lên) có đời sống xứng hợp với đức tin trong cộng đoàn (GL số 974). Cha Sở, cha mẹ và cha (mẹ) đỡ đầu phối hợp, chọn tên Thánh cho con hợp với ý nghĩa Kitô giáo. (GL. số 855). Họ cùng với cha mẹ đẻ, có trách nhiệm mặt đạo hơn mặt đời. Gia đình hai bên qua lại thân thiện như anh em ruột thịt. Người con thiêng liêng khác nào như con ruột. Vui buồn bên nhau. Gia đình được mở rộng, kết nghĩa thân thiện anh em. Nhiệm vụ người đỡ đầu cộng tác với cha mẹ con thiêng liêng sống đời sống Kitô giáo cách xứng đáng và tận tụy chu toàn bổn phận gắn liền với Bí Tích lãnh nhận (GL. số 872)
Cha đỡ đầu. Khi nhận bí tích rửa tội, Phép Thêm Sức hay hôn phối, gia đình chọn cho trẻ em một người đỡ đầu cho con, được lãnh nhận ba bí tích quan trọng này.Trong mức độ có thể được, phải liệu cho người sắp chịu có một người đỡ đầu. Nhiệm vụ người đỡ đầu là tham dự vào khai tâm kitô giáo của người lớn sắp rửa tội.
Đối với nhi đồng sắp được rửa tội, người đỡ đầu cùng cha mẹ đem con nhỏ đến chịu rửa tội, rồi cộng tác với cha mẹ giúp em bé sống đời kitô giáo cách xứng đáng và tận tụy chu toàn bổn phận gắn liền với bí tích Rửa Tội. (GL. 872)
Điều kiện làm người đỡ đầu : có khả năng, 16 tuổi, người Công Giáo, không mắc hình phạt. Không phải cha (mẹ) của người được rửa tội. (x. GL 874)
Tên cha (mẹ) đỡ đầu phải ghi trong sổ rửa tội. Riêng VN ở các xứ, cha (mẹ), được kể như thân thiện trong gia đình. Vui buồn có nhau. Người cha và con đỡ đầu là ‘‘họ thiêng liêng’’.
3.Cha Linh Giám trong các hội đoàn, như Legio, được giáo quyền chỉ định hướng dẫn trong phạm vi của hội. (TB. 281; GL số 317/ 1). Hội viên Legio có nhiệm vụ tuân giữ những quy định của ban quản trị và linh giám.
4.Cha Xứ hay các cha trong họ đạo, đại diện Chúa, được đặt cử do giám mục (GL. số 1748) chăm sóc phần đạo cho giáo dân. Gương rất kính phúc, là Tháng Gioan Vianney, cha xứ Ars. Ngài được ơn hiểu biết mọi sự. Một hôm, tại Pháp một bà sau khi chồng chết bất tử, đi khắp nơi cho khuây khỏa, mới ghé xứ Ars, đến với Cha Viannay khóc xướt mướt; nói : Thưa cha, chồng con chết vì ngã ngựa, tại chỗ, không lời trăn trối, và buồn nhất là ông chưa kịp lãnh phép bí tích sau cùng.
Cha Thánh nói ngay : Bà đang buồn vì mất chồng, nhưng bà quên những bó hoa, trong khi còn sống, khi làm ngoài đồng về, chồng bà hái hoa đem về cùng với bà dâng kính Đức Mẹ. Những bó hoa đã đánh động lòng thương xót và Đức Mẹ. Qua lòng sùng kính nhỏ này, Đức Mẹ đã đến cứu ông đúng lúc khi ông chẳng may té ngựa, và còn cầu bầu cho chồng bà bớt phần phạt nơi luyện hình.
Nghe vậy bà vợ vui lên ngạc nhiên và nghĩ bụng Đức Mẹ đã báo cho Cha Xứ biết về những bó hoa chồng bà dâng kính vào buổi chiều tan việc.. (Radio Vatican, 3.5.14)
Điều răn thứ Tư, là một trong 10 điều Chúa truyền dạy : thảo kính cha mẹ. Qui định bổn phận với cha mẹ ruột và cha mẹ tinh thần
- Quan trọng là làm tròn nhiệm vụ để ‘‘con khôn nở mặt mẹ cha’’, nữa là ‘‘con khôn hơn cha là nhà có phúc’’