Hình ảnh đời sống hợp nhất
Nếp sống hợp nhất là trung tâm sứ điệp tin mừng Chúa Giêsu rao giảng trên trần gian. Sứ điệp này luôn luôn thời sự cùng cần thiết cho đời sống có hòa bình trong mọi lãnh vực.
Chúa Giêsu trước khi trở về trời đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha cho các tông đồ, cho Giáo Hội “ xin cho họ hợp nhất nên một như chúng ta”.
Nếp sống hợp nhất luôn là khát vọng của con người. Nhưng lại là điều khó thực hiện. Vì mỗi người, mỗi dân tộc khác biệt nhau về tâm tính, văn hóa, tập qúan phong tục.
Vậy có hình ảnh nào diễn tả về nếp sống hợp nhất không?
Trong lịch sử dân gian xưa nay có nhiều những tường thuật, những ngụ ngôn nói về chuyện này.
Trong lịch sử thành Roma bên nước Ý đại Lợi đã xảy ra nhiều những diễn biến chia rẽ ly khai tách triệt chia rẽ thành hai chiến tuyến chống đối nhau. Sử gia Livius ( * 50 trước Chúa giáng sinh - + 17. sau Chúa giáng sinh) đã viết thuật lại biến cố dân Plebejer vào năm 449 trước Chúa giáng sinh đã ly khai xuất hành ra khỏi thành Roma.
Dân Plebejer là thành phần đa số của thành phố. Nhưng họ lại phải sống phục vụ làm việc cùng chiến đấu canh gác bảo vệ cho lớp người thượng lưu dân Patrizier, một thành phần thiểu số. Dân Plebejer phải sống chịu đựng phục dịch cảnh đau buồn không bình đẳng. Vì thế họ quyết định tập họp kéo ra khỏi thành phố về sống chung ở một khu đồi gần bên.
Thượng viện chính quyền và dân Patrizier rơi vào tình trạng hoảng loạn vì cuộc di dân xuất hành này. Thành phố Roma ngày xa xưa còn có vùng di dân xa lạ sát gần. Đây là mối đe dọa an ninh cho thành phố. Nên họ nhất trí muốn cùng chung sống trở lại với nhau. Họ cử sứ giả Menenius Agrippa đến nói chuyện thương thảo với dân Plebejer.
Lúc đầu dân Plebejer lạnh lùng tiếp sứ giả Agrippa, và không muốn nghe ông ta trình bày gì. Nhưng sau đó ông đã thành công thuyết phục họ nghe ông nói chuyện…
Sử gia Livius đã viết lại những lời huyền thoại mang hình ảnh dấu tích ẩn dụ của sứ giả Agrippa nói với dân ly khai Plebejer: “ Có chuyện xảy ra những thành phần chi thể của thân thể nổi lên chống đối Bao Tử. Tất cả cùng đồng lòng cho rằng: Bao Tử một mình trở nên vô ích không làm được việc gì, trong khi đó tất cả những thành phần khác phải làm việc. Nên chúng cũng từ chối không làm việc. Bàn Tay không muốn lấy thức ăn thực phẩm cho vào Miệng nữa. Miệng và Hàm Răng cũng cùng cung cách không muốn làm nhiệm vụ của mình.
Tình trạng như thế kéo dài không lâu. Vì tất cả các thành phần cơ thể cùng càng cảm nhận ra qua sự từ chối của họ, chính họ phải chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất. Họ tỉnh ngộ nhận ra chức năng ý nghĩa và sự quan trọng của Bao Tử lo nghiền tiêu hóa những thức ăn thực phẩm đưa vào cơ thể, và nhờ đó mang lại cho các thành phần cơ quan sự sống và sức lực niềm vui phấn khởi! Vì thế các thành phần cơ quan thân thể cho rằng tốt hơn là sống hài hòa với Bao Tử, và hoạt động làm công việc của mình trở lại.
Vị Sứ gỉa khôn ngoan Menenius Agrippa đã thuyết phục dân ly khai Plebejer nhận ra chính điểm vị trí của họ: “ Cũng vậy trong quốc gia đất nước không ai có thể đứng tồn tại mà không có người khác. Chỉ trong sự hợp nhất nảy sinh gây sức mạnh.”
Dân Plebejer đòi ly khai xuất hành nghe hiểu chấp nhận những lý luận thuyết phục của sứ giả Agrippa. Nơi mỗi công việc chân tay, và tất cả những việc phục vụ khác không ai có thể từ chối kinh nghiệm và nghệ thuật điều hành của Thượng viện chính phủ. Sự tương quan và mối giao thương liên lạc với đất nước láng giềng bên cạnh là điều không thể làm ngơ bỏ qua được.
Trên căn bản đó dân Plebejer và dân Patrizier đã lập ra điều luật tuyệt hảo: Họ thỏa thuận thành lập cơ chế diễn đàn nhân dân. Cơ chế này dành quyền bổn phận cho dân Plebejer có tiếng nói được đề nghị can thiệp vào những biện pháp do dân Patrizier giới lãnh đạo thống trị ban hành.
Và dân Plebejer cũng được phủ quyết chống lại luật lệ nữa, nếu luật lệ chống lại họ. Qua đó, cơ chế diễn đàn nhân dân trong dòng thời gian được chấp nhận kính nể rộng rãi trong thành phố Roma.
Thánh Phaolô, được mệnh danh là Tông Đồ cho các dân ngoại có lẽ đã lấy ý nghĩa bài tường thuật văn hóa lịch sử ẩn dụ trên đây của Livius viết về thành Roma ngày xa xưa, để nói về hình ảnh sứ điệp hợp nhất trong nếp sống đạo giáo tinh thần với nhiều chi thể thành phần trong một thân thể cũng như đời sống có nhiều thành phần dân Chúa nơi cộng đoàn đức tin.
Mục đích của sứ điệp hướng đến sự liên kết tất cả mọi sức lực trong đời sống Giáo Hội, cụ thể là đời sống đức tin nơi Giáo đoàn Corinthô bên Hy Lạp lúc thời Thánh Phaolô sang giảng đạo. ( Thư 1. Corinthô 12,12-31).
Trung tâm sứ điệp là hình ảnh sự hợp nhất: tất cả cần nhờ nhau, không có thành phần nào, dù nhỏ bé, là dư thừa, là yếu kém, không có gía trị. Mỗi người, mỗi thành phần đều có khả năng vị trí bổn phận riêng của mình, cùng đều có gía trị hữu ích quan trọng như nhau.
Mọi thành phần sống làm việc bổn phận của mình để cùng giúp nâng đỡ nhau làm việc tiếp tục cho bộ máy chạy điều hòa. Đó là nếp sống đức tin trong hợp nhất.
Người tín hữu Chúa Kitô cùng chịu một Phép Rửa tin vào Chúa, cùng tiếp nhận Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu cho tâm hồn đức tin, cùng đọc Lời Chúa ghi thuật lại trong Phúc âm.
Nơi nào nếp sống hợp nhất của đức tin Kitô giáo thể hiện sống động trong sinh hoạt, hình ảnh Giáo hội Chúa Giêsu càng hiển thị rõ nét mang đến không khí hòa bình phấn khởi vươn lên.
Ngạn ngữ trong dân gian xưa nay có khôn ngoan” Hợp quần gây sức mạnh!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
Nếp sống hợp nhất là trung tâm sứ điệp tin mừng Chúa Giêsu rao giảng trên trần gian. Sứ điệp này luôn luôn thời sự cùng cần thiết cho đời sống có hòa bình trong mọi lãnh vực.
Chúa Giêsu trước khi trở về trời đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha cho các tông đồ, cho Giáo Hội “ xin cho họ hợp nhất nên một như chúng ta”.
Nếp sống hợp nhất luôn là khát vọng của con người. Nhưng lại là điều khó thực hiện. Vì mỗi người, mỗi dân tộc khác biệt nhau về tâm tính, văn hóa, tập qúan phong tục.
Vậy có hình ảnh nào diễn tả về nếp sống hợp nhất không?
Trong lịch sử dân gian xưa nay có nhiều những tường thuật, những ngụ ngôn nói về chuyện này.
Trong lịch sử thành Roma bên nước Ý đại Lợi đã xảy ra nhiều những diễn biến chia rẽ ly khai tách triệt chia rẽ thành hai chiến tuyến chống đối nhau. Sử gia Livius ( * 50 trước Chúa giáng sinh - + 17. sau Chúa giáng sinh) đã viết thuật lại biến cố dân Plebejer vào năm 449 trước Chúa giáng sinh đã ly khai xuất hành ra khỏi thành Roma.
Dân Plebejer là thành phần đa số của thành phố. Nhưng họ lại phải sống phục vụ làm việc cùng chiến đấu canh gác bảo vệ cho lớp người thượng lưu dân Patrizier, một thành phần thiểu số. Dân Plebejer phải sống chịu đựng phục dịch cảnh đau buồn không bình đẳng. Vì thế họ quyết định tập họp kéo ra khỏi thành phố về sống chung ở một khu đồi gần bên.
Thượng viện chính quyền và dân Patrizier rơi vào tình trạng hoảng loạn vì cuộc di dân xuất hành này. Thành phố Roma ngày xa xưa còn có vùng di dân xa lạ sát gần. Đây là mối đe dọa an ninh cho thành phố. Nên họ nhất trí muốn cùng chung sống trở lại với nhau. Họ cử sứ giả Menenius Agrippa đến nói chuyện thương thảo với dân Plebejer.
Lúc đầu dân Plebejer lạnh lùng tiếp sứ giả Agrippa, và không muốn nghe ông ta trình bày gì. Nhưng sau đó ông đã thành công thuyết phục họ nghe ông nói chuyện…
Sử gia Livius đã viết lại những lời huyền thoại mang hình ảnh dấu tích ẩn dụ của sứ giả Agrippa nói với dân ly khai Plebejer: “ Có chuyện xảy ra những thành phần chi thể của thân thể nổi lên chống đối Bao Tử. Tất cả cùng đồng lòng cho rằng: Bao Tử một mình trở nên vô ích không làm được việc gì, trong khi đó tất cả những thành phần khác phải làm việc. Nên chúng cũng từ chối không làm việc. Bàn Tay không muốn lấy thức ăn thực phẩm cho vào Miệng nữa. Miệng và Hàm Răng cũng cùng cung cách không muốn làm nhiệm vụ của mình.
Tình trạng như thế kéo dài không lâu. Vì tất cả các thành phần cơ thể cùng càng cảm nhận ra qua sự từ chối của họ, chính họ phải chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất. Họ tỉnh ngộ nhận ra chức năng ý nghĩa và sự quan trọng của Bao Tử lo nghiền tiêu hóa những thức ăn thực phẩm đưa vào cơ thể, và nhờ đó mang lại cho các thành phần cơ quan sự sống và sức lực niềm vui phấn khởi! Vì thế các thành phần cơ quan thân thể cho rằng tốt hơn là sống hài hòa với Bao Tử, và hoạt động làm công việc của mình trở lại.
Vị Sứ gỉa khôn ngoan Menenius Agrippa đã thuyết phục dân ly khai Plebejer nhận ra chính điểm vị trí của họ: “ Cũng vậy trong quốc gia đất nước không ai có thể đứng tồn tại mà không có người khác. Chỉ trong sự hợp nhất nảy sinh gây sức mạnh.”
Dân Plebejer đòi ly khai xuất hành nghe hiểu chấp nhận những lý luận thuyết phục của sứ giả Agrippa. Nơi mỗi công việc chân tay, và tất cả những việc phục vụ khác không ai có thể từ chối kinh nghiệm và nghệ thuật điều hành của Thượng viện chính phủ. Sự tương quan và mối giao thương liên lạc với đất nước láng giềng bên cạnh là điều không thể làm ngơ bỏ qua được.
Trên căn bản đó dân Plebejer và dân Patrizier đã lập ra điều luật tuyệt hảo: Họ thỏa thuận thành lập cơ chế diễn đàn nhân dân. Cơ chế này dành quyền bổn phận cho dân Plebejer có tiếng nói được đề nghị can thiệp vào những biện pháp do dân Patrizier giới lãnh đạo thống trị ban hành.
Và dân Plebejer cũng được phủ quyết chống lại luật lệ nữa, nếu luật lệ chống lại họ. Qua đó, cơ chế diễn đàn nhân dân trong dòng thời gian được chấp nhận kính nể rộng rãi trong thành phố Roma.
Thánh Phaolô, được mệnh danh là Tông Đồ cho các dân ngoại có lẽ đã lấy ý nghĩa bài tường thuật văn hóa lịch sử ẩn dụ trên đây của Livius viết về thành Roma ngày xa xưa, để nói về hình ảnh sứ điệp hợp nhất trong nếp sống đạo giáo tinh thần với nhiều chi thể thành phần trong một thân thể cũng như đời sống có nhiều thành phần dân Chúa nơi cộng đoàn đức tin.
Mục đích của sứ điệp hướng đến sự liên kết tất cả mọi sức lực trong đời sống Giáo Hội, cụ thể là đời sống đức tin nơi Giáo đoàn Corinthô bên Hy Lạp lúc thời Thánh Phaolô sang giảng đạo. ( Thư 1. Corinthô 12,12-31).
Trung tâm sứ điệp là hình ảnh sự hợp nhất: tất cả cần nhờ nhau, không có thành phần nào, dù nhỏ bé, là dư thừa, là yếu kém, không có gía trị. Mỗi người, mỗi thành phần đều có khả năng vị trí bổn phận riêng của mình, cùng đều có gía trị hữu ích quan trọng như nhau.
Mọi thành phần sống làm việc bổn phận của mình để cùng giúp nâng đỡ nhau làm việc tiếp tục cho bộ máy chạy điều hòa. Đó là nếp sống đức tin trong hợp nhất.
Người tín hữu Chúa Kitô cùng chịu một Phép Rửa tin vào Chúa, cùng tiếp nhận Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu cho tâm hồn đức tin, cùng đọc Lời Chúa ghi thuật lại trong Phúc âm.
Nơi nào nếp sống hợp nhất của đức tin Kitô giáo thể hiện sống động trong sinh hoạt, hình ảnh Giáo hội Chúa Giêsu càng hiển thị rõ nét mang đến không khí hòa bình phấn khởi vươn lên.
Ngạn ngữ trong dân gian xưa nay có khôn ngoan” Hợp quần gây sức mạnh!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.