Hình ảnh phép rửa của Gioan
Một trong những điểm đặc thù của Thánh Gioan, người anh em họ hàng với Chúa Giêsu Kitô, là Phép Rửa do ông thực hiện. Và vì thế Ông có danh hiệu “tẩy gỉa”.
Vậy đâu là hình ảnh phép rửa của Gioan tẩy gỉa?
Phép “Rửa” Theo nguyên ngữ tiếng hylạp “Baptizo”: người cử hành phép rửa ấn nhận chìm toàn thân người chịu phép rửa xuống dòng nước. Như thế nghi thức ấn nhận chìm xuống nước là hình ảnh biểu tượng diễn tả một phận vụ nội dung ẩn chứa trong đó. Việc này còn diễn tả không chỉ là một cuộc thanh tẩy cho hết sự bụi bặm dơ bẩn, mà còn nói lên sự tẩy rửa trọn vẹn thân xác và linh hồn con người nữa.
Thời xa xưa việc tẩy rửa trong tôn giáo bằng nước là điều hiển nhiên, và vẫn còn sống động cho tới ngày hôm nay ở Do Thái giáo hay Ấn Độ giáo.
Thế giới thời cổ xa xưa cho rằng sự thanh sạch để đến gặp gỡ Thần Thánh là điều cần thiết. Trong văn hóa Hylạp và Roma việc thanh tẩy đóng vai trò quan trọng. Vì thế có những luật lệ về bể nước dùng vào việc thanh tẩy trước khi bước vào các đền thờ. Làm như thế để có thể để tầy rửa xóa bỏ những sự không thanh sạch, nhất là về khía cạnh tình dục.
Phép rửa của Thánh Gioan tẩy gỉa có truyền thồng từ thời cựu ước trong phụng vụ tôn giáo của người Do Thái.
Sự thanh sạch và không thanh sạch có gía trị như những phẩm chất trong nền văn hóa Do Thái thời cổ xưa và trong Do Tháo giáo. Phẩm chất này là yếu tố quyết định về khả năng cho công việc dâng lễ tế tự phượng thờ, như trong cách sách lề luật cựu ước viết truyền lại (Levi 14-15, Levi 16,24, Xuất hành 30,18-21).
Sự tắm rửa đóng vai trò sự thanh sạch về mặt tế tự phượng thờ, đem lại tình trạng nguyên tuyền cho con người. Người đang trong tình
trạng không thanh sạch bước xuống vào bể nước tắm rửa, khi bước lên khỏi nơi đó sẽ được thanh sạch trở lại.
Những người đạo đức theo truyền thống cổ xưa phái nhóm Qumran, bên Do Thái, trước thời Chúa Giêsu, tương truyền cả Ông Giaon tẩy gỉa cũng thuộc nhóm này nữa, cũng có nghi thức thực hành tẩy rửa dìm mình trong Bể nước thanh tẩy, đề cho trở nên sạch sẽ.
Thánh Gioan tẩy gỉa, như phúc âm thuật lại “ đi khắp miền sông Jordan rao giảng làm phép rửa sám hối cầu xin ơn tha tội” ( Lc 3, 3).
Ông Giaon cử hành nghi thức phép rửa theo công thức luật truyền, nhưng mang chiều kích đậm nét ngày cánh chung, ngày phán xét. Con người không tự mình dìm mình xuống bể nước thanh tẩy, nhưng chỉ Gioan được làm công việc nhận dìm họ xuống dòng nước sông Jordan, vì Ông là vị Tiên tri được Thiên Chúa sai đến làm công việc này.
Phép Rửa này tẩy rửa xóa bỏ tội lỗi con người đã vấp phạm, trước khi họ đến diện kiến gặp gỡ với Thiên Chúa vào ngày phán xét.
Phép Rửa của Thánh Gioan mang tính cách ăn năn thống hối tẩy rửa cho sạch tội trong ngày phán xét sau cùng, nẩy sinh chắc chắn một sự căng thẳng nào đó với nghi thức dâng lễ vật đền tội trong đền thờ Jerusalem, mà các Thầy cả thượng phẩm đại diện dân chúng vào cử hành theo luật Mose truyền lại. Nhưng Gioan không phủ nhận của lễ hiến tế trong đền thờ. Chính cha ông là Thầy cả Zacharia hằng vào đền thờ thi hành việc dâng lễ vật đền tội hiến dâng lên Thiên Chúa Giave.
Sư tẩy rửa qua Phép rửa mà Gioan thực hiện nơi sông Jordan mang hình ảnh ý nghĩa sự cứu độ về ngày phán xét sau cùng trước mặt Thiên Chúa.
Phép rửa của Thánh Gioan còn diễn tả hình ảnh của một vai trò sáng tạo nữa. Người đã chịu phép rửa bước vào một giai đoạn đời sống mới. Giai đoạn mới này đồng thời cũng là mối tương quan giao hoảo với Thiên Chúa từ nguyên thủy được khôi phục trả lại.
Phép rửa Thánh Gioan loan truyền sự ăn năn thống hối: “ Anh em hãy sinh những hoa qủa xứng đáng với lòng sám hối” ( Lc 3,8).
Phúc âm không nói nhiều về Phép rửa của Thánh Gioan. Nhưng tin rằng, được Gioan nhận chìm trong lòng sông nước sông Jordan là biến cố một lần duy nhất, khác biệt với những lần tẩy rửa cho thanh sạch phải làm đi làm lại trong thời xa xưa của Do Thái gíao.
Ai đã một lần được chịu phép rửa, không cần phải chịu lần nữa.
Ngày xưa Thánh Gioan làm phép rửa ở bờ sông Jordan bên nước Do Thái. Địa điểm này các nhà khảo cổ, nghiên cứu Kinh Thánh đã phát hiện tìm ra có tên Qasr el Yahuh bên sờ sông Jordan. Địa điểm lịch sử này trở thành nơi hành hương tôn giáo hấp dẫn cho mọi người đến đây thăm viếng nghiên cứu tìm hiểu, nhất là với những tín hữu Kitô giáo khắp nơi trên thế giới.
Thánh Gioan tẩy giả là nhân vật Kinh Thánh, như Phúc âm viết thuật. Nhưng Ông không là một nhân vật thần thoại của truyện kể. Trái lại là một người sống trong dòng lịch sử thời gian xã hội đất nước bên Do Thái. Kinh Thánh viết thuật về khung cảnh thời điểm lịch sử của Ông:
“Đời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.” ( Luca 3,2).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Một trong những điểm đặc thù của Thánh Gioan, người anh em họ hàng với Chúa Giêsu Kitô, là Phép Rửa do ông thực hiện. Và vì thế Ông có danh hiệu “tẩy gỉa”.
Vậy đâu là hình ảnh phép rửa của Gioan tẩy gỉa?
Phép “Rửa” Theo nguyên ngữ tiếng hylạp “Baptizo”: người cử hành phép rửa ấn nhận chìm toàn thân người chịu phép rửa xuống dòng nước. Như thế nghi thức ấn nhận chìm xuống nước là hình ảnh biểu tượng diễn tả một phận vụ nội dung ẩn chứa trong đó. Việc này còn diễn tả không chỉ là một cuộc thanh tẩy cho hết sự bụi bặm dơ bẩn, mà còn nói lên sự tẩy rửa trọn vẹn thân xác và linh hồn con người nữa.
Thời xa xưa việc tẩy rửa trong tôn giáo bằng nước là điều hiển nhiên, và vẫn còn sống động cho tới ngày hôm nay ở Do Thái giáo hay Ấn Độ giáo.
Thế giới thời cổ xa xưa cho rằng sự thanh sạch để đến gặp gỡ Thần Thánh là điều cần thiết. Trong văn hóa Hylạp và Roma việc thanh tẩy đóng vai trò quan trọng. Vì thế có những luật lệ về bể nước dùng vào việc thanh tẩy trước khi bước vào các đền thờ. Làm như thế để có thể để tầy rửa xóa bỏ những sự không thanh sạch, nhất là về khía cạnh tình dục.
Phép rửa của Thánh Gioan tẩy gỉa có truyền thồng từ thời cựu ước trong phụng vụ tôn giáo của người Do Thái.
Sự thanh sạch và không thanh sạch có gía trị như những phẩm chất trong nền văn hóa Do Thái thời cổ xưa và trong Do Tháo giáo. Phẩm chất này là yếu tố quyết định về khả năng cho công việc dâng lễ tế tự phượng thờ, như trong cách sách lề luật cựu ước viết truyền lại (Levi 14-15, Levi 16,24, Xuất hành 30,18-21).
Sự tắm rửa đóng vai trò sự thanh sạch về mặt tế tự phượng thờ, đem lại tình trạng nguyên tuyền cho con người. Người đang trong tình
trạng không thanh sạch bước xuống vào bể nước tắm rửa, khi bước lên khỏi nơi đó sẽ được thanh sạch trở lại.
Những người đạo đức theo truyền thống cổ xưa phái nhóm Qumran, bên Do Thái, trước thời Chúa Giêsu, tương truyền cả Ông Giaon tẩy gỉa cũng thuộc nhóm này nữa, cũng có nghi thức thực hành tẩy rửa dìm mình trong Bể nước thanh tẩy, đề cho trở nên sạch sẽ.
Thánh Gioan tẩy gỉa, như phúc âm thuật lại “ đi khắp miền sông Jordan rao giảng làm phép rửa sám hối cầu xin ơn tha tội” ( Lc 3, 3).
Ông Giaon cử hành nghi thức phép rửa theo công thức luật truyền, nhưng mang chiều kích đậm nét ngày cánh chung, ngày phán xét. Con người không tự mình dìm mình xuống bể nước thanh tẩy, nhưng chỉ Gioan được làm công việc nhận dìm họ xuống dòng nước sông Jordan, vì Ông là vị Tiên tri được Thiên Chúa sai đến làm công việc này.
Phép Rửa này tẩy rửa xóa bỏ tội lỗi con người đã vấp phạm, trước khi họ đến diện kiến gặp gỡ với Thiên Chúa vào ngày phán xét.
Phép Rửa của Thánh Gioan mang tính cách ăn năn thống hối tẩy rửa cho sạch tội trong ngày phán xét sau cùng, nẩy sinh chắc chắn một sự căng thẳng nào đó với nghi thức dâng lễ vật đền tội trong đền thờ Jerusalem, mà các Thầy cả thượng phẩm đại diện dân chúng vào cử hành theo luật Mose truyền lại. Nhưng Gioan không phủ nhận của lễ hiến tế trong đền thờ. Chính cha ông là Thầy cả Zacharia hằng vào đền thờ thi hành việc dâng lễ vật đền tội hiến dâng lên Thiên Chúa Giave.
Sư tẩy rửa qua Phép rửa mà Gioan thực hiện nơi sông Jordan mang hình ảnh ý nghĩa sự cứu độ về ngày phán xét sau cùng trước mặt Thiên Chúa.
Phép rửa của Thánh Gioan còn diễn tả hình ảnh của một vai trò sáng tạo nữa. Người đã chịu phép rửa bước vào một giai đoạn đời sống mới. Giai đoạn mới này đồng thời cũng là mối tương quan giao hoảo với Thiên Chúa từ nguyên thủy được khôi phục trả lại.
Phép rửa Thánh Gioan loan truyền sự ăn năn thống hối: “ Anh em hãy sinh những hoa qủa xứng đáng với lòng sám hối” ( Lc 3,8).
Phúc âm không nói nhiều về Phép rửa của Thánh Gioan. Nhưng tin rằng, được Gioan nhận chìm trong lòng sông nước sông Jordan là biến cố một lần duy nhất, khác biệt với những lần tẩy rửa cho thanh sạch phải làm đi làm lại trong thời xa xưa của Do Thái gíao.
Ai đã một lần được chịu phép rửa, không cần phải chịu lần nữa.
Ngày xưa Thánh Gioan làm phép rửa ở bờ sông Jordan bên nước Do Thái. Địa điểm này các nhà khảo cổ, nghiên cứu Kinh Thánh đã phát hiện tìm ra có tên Qasr el Yahuh bên sờ sông Jordan. Địa điểm lịch sử này trở thành nơi hành hương tôn giáo hấp dẫn cho mọi người đến đây thăm viếng nghiên cứu tìm hiểu, nhất là với những tín hữu Kitô giáo khắp nơi trên thế giới.
Thánh Gioan tẩy giả là nhân vật Kinh Thánh, như Phúc âm viết thuật. Nhưng Ông không là một nhân vật thần thoại của truyện kể. Trái lại là một người sống trong dòng lịch sử thời gian xã hội đất nước bên Do Thái. Kinh Thánh viết thuật về khung cảnh thời điểm lịch sử của Ông:
“Đời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.” ( Luca 3,2).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long