Hình ảnh thánh sử Luca, tác giả phúc âm Chúa Giêsu
Năm phụng vụ trong nếp sống đạo đức của Giáo Hội Công Giáo bắt đầu vào Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng.
Năm phụng vụ mới bắt đầu vào ngày 28.11.2021 và kết thúc vào ngày 26.11.2022.
Năm phụng vụ mới 2021-2022 theo chu kỳ năm C. Trong năm này những bài phúc âm đọc trong thánh lễ Misa theo thánh sử Luca viết.
Vậy đâu là hình ảnh người đã viết phúc âm thứ ba về Chúa Giêsu?
Phúc âm Chúa Giêsu theo thánh sử Luca được sắp xếp thứ tự là phúc âm thứ ba. Vì có tất cả bốn quyển phúc âm viết về Chúa Giêsu: Thánh Mattheo, Thánh Marcô, Thánh Luca và Thánh Gioan.
Và mỗi phúc âm được các vị Thánh sử viết có mục đích, văn phong ngôn ngữ cùng nội dung đặc biệt riêng nhau. Và căn cứ theo đó mỗi phúc âm có hình ảnh biểu tượng riêng biệt nhau.
Sách phúc âm theo thánh sử Luca có hình ảnh biểu tượng là con bò, hay con chiên cừu.
Ngay nơi chương đoạn mở đầu Luca đã viết tường thuật về thầy cả Zacharia đến lượt phụng vụ vào đền thờ Jerusalem dâng lễ vật hiến tế, một con cừu hay chiên, lên Thiên Chúa Giavê, theo luật đạo Do Thái. Và trong lúc thầy cả Zacharia đang dâng lễ tế, Thiên Thần Chúa đã hiện đến báo tin là gia đình ông bà sẽ có con trai nối dõi tông đường: Gioan. (Lc 1,5-25)
Rồi Thánh sử Luca tường thuật chi tiết thi vị sống động cảnh hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa, sinh ra ở cánh đồng vùng Bethlehem bên nước Do Thái nơi chuồng xúc vật chiên bò. ( Lc 2,1-20)
Hai bài tường thuật này chỉ có trong phúc âm của Thánh Luca. Vì thế hình ảnh chiên, bò trở thành hình ảnh biểu tượng riêng biệt của Ông.
Trong nghệ thuật văn hóa Kitô giáo, ở các thánh đường, hoặc nơi bục đọc lời Chúa, hay trên đầu chóp cột trong nhà thờ, thường có vẽ hoạc khắc đục chạm hình ảnh biểu tượng bốn vị Thánh sử của bốn phúc âm, trong đó có hình con bò hay con chiên là biểu tượng phúc âm theo Thánh Luca, như trên đỉnh góc chung quanh cung thánh đền thờ Thánh Phero ở Vatican.
Xưa nay theo truyền thống Luca được cho là học trò hay người cùng đồng hành với Thánh tông đồ Phaolo trên bước đường truyền giáo.
Theo các nhà chú giải Kinh Thánh đã nghiên cứu phân tích nhận ra Luca là người thuộc vào tầng lớp trí thức xã hội thời lúc đó. Vì cung cách hành văn của ông viết chải chuốt theo văn chương triết học Hylạp. Và nội dung cùng văn phong của Ông nói lên là người rất am hiểu Kinh Thánh tiếng Hylạp bản Septuaginta.
Luca có thể thuộc vào vòng hội đoàn những người đạo đức có tâm hồn kính sợ Thiên Chúa cùng có cảm tình mật thiết với Do Thái gíao. Luca không là môn đệ trực tiếp của Chúa Giesu Kitô, nhưng thuộc vào thế hệ thứ hai hoặc thứ ba sau những biến cố đã diễn xảy ra trong đời Chúa Giêsu Kitô.
Cũng theo truyền thống Luca là người xuất thân ở Antiochia. Nhưng có nghiên cứu cho rằng Luca xuất thân từ Mazedonia hay Philippi.
Thánh giáo phụ Hieronimus (347- 420)- người đã sống ẩn dật trong một hang động gần sát bên cạnh hang đá Chúa Giêu ngày xưa đã sinh ra ở Bethlehem, gần 40 năm dịch bộ Kinh Thánh từ tiếng Hylạp sang tiếng latinh, bản Vulgata, bản Phổ thông,- đã cho rằng Luca viết phúc âm Chúa Giêsu ở Achaja, và qua đời ở Theben. Như thế Luca đã sinh sống bên Hylạp.
Luca viết phúc âm vào khoảng thời gian từ năm 80 đến 90. Sau Chúa giáng sinh. Ông đã có nhiều hành trình du ngoạn khắp các vùng miền đất nước chung quanh trong đế quốc Roma, và sang cả Jerusalem.
Luca viết hai tác phẩm, một về những biến cố đời Chúa Giêsu: sách phúc âm, và một về lịch sử của Giáo hội thời lúc ban đầu sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời: Công vụ các tông đồ.
Luca viết thuật lại lịch sử đời Chúa Giêsu theo khung dạng kiểu tường thuật kể chuyện, nên thấm mầu sắc sinh động. Ông tường thuật lịch sử đời Chúa Giêsu như lịch sử cứu độ chữa lành cho con người: Chúa Giêsu mạc khải mình là Thiên Chúa mang ơn cứu độ.
Luca thường viết mở đầu bằng câu: Thời vua…(1,5), Hồi ấy(1,29), Thời ấy ( 2,1)… theo ngôn ngữ dạng thuật kể chuyện cổ tích thần thoại dân gian. Nhưng không vì thế Luca muốn trần tục hóa, nhưng muốn viết về lịch sử thánh nhằm nhấn mạnh đến sự tương quan giữa Thiên Chúa và con người trong xã hội.
Luca viết tường thuật lịch sử Chúa Giêsu Kitô bằng ngôn ngữ Hylạp cho người Hylạp và cho cả người Do Thái, mà lúc thời đó họ rất ưa chuộng văn hóa chữ nghĩa Hylạp.
Như thế Luca đã mặc cho những bài tường thuật của tác phẩm viết về lịch sử thánh đời Chúa Giêsu Kitô bộ y phục văn hóa ngôn ngữ Hylạp, một thứ văn hoá ngôn ngữ triết lý cao sang trong xã hội thời lúc đó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Năm phụng vụ trong nếp sống đạo đức của Giáo Hội Công Giáo bắt đầu vào Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng.
Năm phụng vụ mới bắt đầu vào ngày 28.11.2021 và kết thúc vào ngày 26.11.2022.
Năm phụng vụ mới 2021-2022 theo chu kỳ năm C. Trong năm này những bài phúc âm đọc trong thánh lễ Misa theo thánh sử Luca viết.
Vậy đâu là hình ảnh người đã viết phúc âm thứ ba về Chúa Giêsu?
Phúc âm Chúa Giêsu theo thánh sử Luca được sắp xếp thứ tự là phúc âm thứ ba. Vì có tất cả bốn quyển phúc âm viết về Chúa Giêsu: Thánh Mattheo, Thánh Marcô, Thánh Luca và Thánh Gioan.
Và mỗi phúc âm được các vị Thánh sử viết có mục đích, văn phong ngôn ngữ cùng nội dung đặc biệt riêng nhau. Và căn cứ theo đó mỗi phúc âm có hình ảnh biểu tượng riêng biệt nhau.
Sách phúc âm theo thánh sử Luca có hình ảnh biểu tượng là con bò, hay con chiên cừu.
Ngay nơi chương đoạn mở đầu Luca đã viết tường thuật về thầy cả Zacharia đến lượt phụng vụ vào đền thờ Jerusalem dâng lễ vật hiến tế, một con cừu hay chiên, lên Thiên Chúa Giavê, theo luật đạo Do Thái. Và trong lúc thầy cả Zacharia đang dâng lễ tế, Thiên Thần Chúa đã hiện đến báo tin là gia đình ông bà sẽ có con trai nối dõi tông đường: Gioan. (Lc 1,5-25)
Rồi Thánh sử Luca tường thuật chi tiết thi vị sống động cảnh hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa, sinh ra ở cánh đồng vùng Bethlehem bên nước Do Thái nơi chuồng xúc vật chiên bò. ( Lc 2,1-20)
Hai bài tường thuật này chỉ có trong phúc âm của Thánh Luca. Vì thế hình ảnh chiên, bò trở thành hình ảnh biểu tượng riêng biệt của Ông.
Trong nghệ thuật văn hóa Kitô giáo, ở các thánh đường, hoặc nơi bục đọc lời Chúa, hay trên đầu chóp cột trong nhà thờ, thường có vẽ hoạc khắc đục chạm hình ảnh biểu tượng bốn vị Thánh sử của bốn phúc âm, trong đó có hình con bò hay con chiên là biểu tượng phúc âm theo Thánh Luca, như trên đỉnh góc chung quanh cung thánh đền thờ Thánh Phero ở Vatican.
Xưa nay theo truyền thống Luca được cho là học trò hay người cùng đồng hành với Thánh tông đồ Phaolo trên bước đường truyền giáo.
Theo các nhà chú giải Kinh Thánh đã nghiên cứu phân tích nhận ra Luca là người thuộc vào tầng lớp trí thức xã hội thời lúc đó. Vì cung cách hành văn của ông viết chải chuốt theo văn chương triết học Hylạp. Và nội dung cùng văn phong của Ông nói lên là người rất am hiểu Kinh Thánh tiếng Hylạp bản Septuaginta.
Luca có thể thuộc vào vòng hội đoàn những người đạo đức có tâm hồn kính sợ Thiên Chúa cùng có cảm tình mật thiết với Do Thái gíao. Luca không là môn đệ trực tiếp của Chúa Giesu Kitô, nhưng thuộc vào thế hệ thứ hai hoặc thứ ba sau những biến cố đã diễn xảy ra trong đời Chúa Giêsu Kitô.
Cũng theo truyền thống Luca là người xuất thân ở Antiochia. Nhưng có nghiên cứu cho rằng Luca xuất thân từ Mazedonia hay Philippi.
Thánh giáo phụ Hieronimus (347- 420)- người đã sống ẩn dật trong một hang động gần sát bên cạnh hang đá Chúa Giêu ngày xưa đã sinh ra ở Bethlehem, gần 40 năm dịch bộ Kinh Thánh từ tiếng Hylạp sang tiếng latinh, bản Vulgata, bản Phổ thông,- đã cho rằng Luca viết phúc âm Chúa Giêsu ở Achaja, và qua đời ở Theben. Như thế Luca đã sinh sống bên Hylạp.
Luca viết phúc âm vào khoảng thời gian từ năm 80 đến 90. Sau Chúa giáng sinh. Ông đã có nhiều hành trình du ngoạn khắp các vùng miền đất nước chung quanh trong đế quốc Roma, và sang cả Jerusalem.
Luca viết hai tác phẩm, một về những biến cố đời Chúa Giêsu: sách phúc âm, và một về lịch sử của Giáo hội thời lúc ban đầu sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời: Công vụ các tông đồ.
Luca viết thuật lại lịch sử đời Chúa Giêsu theo khung dạng kiểu tường thuật kể chuyện, nên thấm mầu sắc sinh động. Ông tường thuật lịch sử đời Chúa Giêsu như lịch sử cứu độ chữa lành cho con người: Chúa Giêsu mạc khải mình là Thiên Chúa mang ơn cứu độ.
Luca thường viết mở đầu bằng câu: Thời vua…(1,5), Hồi ấy(1,29), Thời ấy ( 2,1)… theo ngôn ngữ dạng thuật kể chuyện cổ tích thần thoại dân gian. Nhưng không vì thế Luca muốn trần tục hóa, nhưng muốn viết về lịch sử thánh nhằm nhấn mạnh đến sự tương quan giữa Thiên Chúa và con người trong xã hội.
Luca viết tường thuật lịch sử Chúa Giêsu Kitô bằng ngôn ngữ Hylạp cho người Hylạp và cho cả người Do Thái, mà lúc thời đó họ rất ưa chuộng văn hóa chữ nghĩa Hylạp.
Như thế Luca đã mặc cho những bài tường thuật của tác phẩm viết về lịch sử thánh đời Chúa Giêsu Kitô bộ y phục văn hóa ngôn ngữ Hylạp, một thứ văn hoá ngôn ngữ triết lý cao sang trong xã hội thời lúc đó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long