Hình ảnh vương quốc Chúa Kitô
Quan tổng trấn Pilatus thẩm vấn Chúa Kitô Giesu: Ông có phải là vua không?
Và Chúa Kitô Giêsu trả lời ngay: Ông nói đúng. Tôi là vua. Tôi sinh ra và đến trong trần gian này chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Như vậy vương quốc hay quốc gia đất nước của Chúa Kitô Giesu là gì vậy?
Quan tổng trấn Pntius Pilatus là vị công chức cao cấp dưới triều đại hoàng đế Tiberius ( 42 trước Chúa giáng sinh – 37 sau Chúa giáng sinh) của đế quốc Roma. Vị công chức cao cấp này được hòang đế cử sai đến vùng Judea nước Do Thái làm quan toàn quyền lo việc hành chánh đại diện cho nhà vua của đế quốc Roma. Pontius Pilatus làm tổng trấn mjền Judea đến năm 36 sau Chúa giáng sinh.
Miền vùng Judea theo sử gia Flavius Josephus ( 37-100) của Do Thái thời đó có nhiều biến chuyển chống đối nhất trong đế quốc Roma thời đó.
Trong thời gian Pilatus làm tổng trấn cùng trong vùng trách nhiệm lãnh thổ đại diện cho hoàng đế Roma xảy ra vụ án xét xử Chúa Kitô Giesu.
Đây là một vụ án khó khăn: Thầy cả thượng phẩm Caipha đạo Do Thái lúc thời đó kiện Chúa Kito Giesu là bội phản nguy hiểm và đứng đầu chống đối xúi dục nổi dậy. Vì Chúa Kitô Giesu tự xưng mình là vua dân Do Thái. Và như thế hệ luận sau cùng cũng đưa đến tình trạng nguy hiểm cho hoàng đế, theo như họ lý luận trình bày.
Pontius Pilatus lo ngại sự chống đối nổi lọan, nên tìm cách lèo lái chuyển tất cả vụ việc này sang bên luật pháp của Do Thái giáo.
Nhưng ông đã thất bại với ý định việc làm đó. Và Pontius Pilatus, vì là người đại diện cao cấp nhất của quyền hành trần thế của đế quốc Roma, đã trở thành vị quan tòa xử án Chúa Kitô Giesu.
Kinh thánh thuật lại điểm chính yếu của phiên tòa xử vụ án với lời qủa quyết của bị cáo Kitô Giesu trước toà không có ai bênh vực chống đỡ: Tôi là vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này.
Lời qủa quyết của Chúa Kitô Giesu như thế không đơn giản dừng lại nơi đó. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô Giesu và Pilatus đã trở thành điểm đụng độ nhau. Hai thái cực trần gian và tinh thần thiêng liêng tương phản ngược chiều với nhau.
Pilatus đã nhận ra sự tương phản ngược chiều với Chúa Kitô Giesu qua lời xác quyết: Vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Như thế Pilatus không còn là vị thẩm phán xét xử nữa, nhưng chính là bị cáo Kitô Giesu, người đã đưa ra câu đối diện lại.
Chúa Kitô Giesu đã đưa ra lập luận “ngài đến trong trần gian là nhân chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Quan thẩm phán Pilatus không hiểu cùng làm ngơ lời xác quyết của Chúa Kitô Giesu về chân lý. Nên ông đã cho hành quyết như dân chúng lúc đó đòi hỏi: đóng đinh vào thập gía.
Sau cùng chính Pilatus đã cho viết bản bản án cho treo vào thập gía: Giesu thành Nazareth, vua dân Do Thái. ( Ga19,19)
Vương quốc của Chúa Kitô Giesu không là quyền hành uy lực. Vương quốc của Thiên Chúa không là lãnh thổ đất nước cũng không là quyền hành chính trị thống trị.
Vương quốc của Thiên Chúa trải rộng là một nền văn hóa đức tin, một không gian sự sống cho con người, nơi đó tình yêu là trung tâm cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Quan tổng trấn Pilatus thẩm vấn Chúa Kitô Giesu: Ông có phải là vua không?
Và Chúa Kitô Giêsu trả lời ngay: Ông nói đúng. Tôi là vua. Tôi sinh ra và đến trong trần gian này chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Như vậy vương quốc hay quốc gia đất nước của Chúa Kitô Giesu là gì vậy?
Quan tổng trấn Pntius Pilatus là vị công chức cao cấp dưới triều đại hoàng đế Tiberius ( 42 trước Chúa giáng sinh – 37 sau Chúa giáng sinh) của đế quốc Roma. Vị công chức cao cấp này được hòang đế cử sai đến vùng Judea nước Do Thái làm quan toàn quyền lo việc hành chánh đại diện cho nhà vua của đế quốc Roma. Pontius Pilatus làm tổng trấn mjền Judea đến năm 36 sau Chúa giáng sinh.
Miền vùng Judea theo sử gia Flavius Josephus ( 37-100) của Do Thái thời đó có nhiều biến chuyển chống đối nhất trong đế quốc Roma thời đó.
Trong thời gian Pilatus làm tổng trấn cùng trong vùng trách nhiệm lãnh thổ đại diện cho hoàng đế Roma xảy ra vụ án xét xử Chúa Kitô Giesu.
Đây là một vụ án khó khăn: Thầy cả thượng phẩm Caipha đạo Do Thái lúc thời đó kiện Chúa Kito Giesu là bội phản nguy hiểm và đứng đầu chống đối xúi dục nổi dậy. Vì Chúa Kitô Giesu tự xưng mình là vua dân Do Thái. Và như thế hệ luận sau cùng cũng đưa đến tình trạng nguy hiểm cho hoàng đế, theo như họ lý luận trình bày.
Pontius Pilatus lo ngại sự chống đối nổi lọan, nên tìm cách lèo lái chuyển tất cả vụ việc này sang bên luật pháp của Do Thái giáo.
Nhưng ông đã thất bại với ý định việc làm đó. Và Pontius Pilatus, vì là người đại diện cao cấp nhất của quyền hành trần thế của đế quốc Roma, đã trở thành vị quan tòa xử án Chúa Kitô Giesu.
Kinh thánh thuật lại điểm chính yếu của phiên tòa xử vụ án với lời qủa quyết của bị cáo Kitô Giesu trước toà không có ai bênh vực chống đỡ: Tôi là vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này.
Lời qủa quyết của Chúa Kitô Giesu như thế không đơn giản dừng lại nơi đó. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô Giesu và Pilatus đã trở thành điểm đụng độ nhau. Hai thái cực trần gian và tinh thần thiêng liêng tương phản ngược chiều với nhau.
Pilatus đã nhận ra sự tương phản ngược chiều với Chúa Kitô Giesu qua lời xác quyết: Vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Như thế Pilatus không còn là vị thẩm phán xét xử nữa, nhưng chính là bị cáo Kitô Giesu, người đã đưa ra câu đối diện lại.
Chúa Kitô Giesu đã đưa ra lập luận “ngài đến trong trần gian là nhân chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.
Quan thẩm phán Pilatus không hiểu cùng làm ngơ lời xác quyết của Chúa Kitô Giesu về chân lý. Nên ông đã cho hành quyết như dân chúng lúc đó đòi hỏi: đóng đinh vào thập gía.
Sau cùng chính Pilatus đã cho viết bản bản án cho treo vào thập gía: Giesu thành Nazareth, vua dân Do Thái. ( Ga19,19)
Vương quốc của Chúa Kitô Giesu không là quyền hành uy lực. Vương quốc của Thiên Chúa không là lãnh thổ đất nước cũng không là quyền hành chính trị thống trị.
Vương quốc của Thiên Chúa trải rộng là một nền văn hóa đức tin, một không gian sự sống cho con người, nơi đó tình yêu là trung tâm cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long