Hình ảnh kho tàng người qúa cố để lại.
Theo tập tục đạo đức lòng hiếu thảo, hằng năm Hội Thánh mời gọi người tín hữu Chúa Kitô tưởng nhớ đến những người đã qua đời, cách riêng trong tháng Mười Một, bắt đầu từ ngày 02 tháng Mười Một.
Tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu đã qúa cố trong gia đình mình, trong vòng họ hàng, vòng bạn bè thân hữu, những người ngày xưa đã làm ơn cho chúng ta trong đời sống, với lòng ngậm ngùi biết ơn, cùng lòng ngưỡng phục những lời nói giáo dục khuyên nhủ, những công việc gương sống của họ, mà chúng ta đã cùng chung sống trải qua.
Tưởng nhớ tới họ, người thân còn sinh sống trên trần gian đốt thắp những cành bông hoa, ngọn nến dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa nguồn tình yêu, nguồn sự sống cho linh hồn họ, cùng ôn nhớ lại những ân đức, những kỷ niệm còn in dấu vết trong tâm hồn những người còn ở trên trần gian.
Ôn nhớ lại công việc gương sống tốt lành thánh đức, những kỷ niệm của người đã qua đời, khác nào đi tìm kiếm kho tàng. Kho tàng đó không làm cho có thêm về của cải tiền bạc, nhà cửa vật chất. Nhưng kho tàng đó làm cho tinh thần tâm hồn đời sống trở nên phong phú, giầu thêm kinh nghiệm sống thánh đức làm người, cùng là niềm an ủi hãnh diện.
Vậy người đã qua đời để lại kho tàng gì cho ta?
Người qúa cố ngày xưa trong suốt dọc đời sống cũng đã sống làm việc sản xuất, đi tìm kiếm tiền bạc, lương thực của cải vật chất cho đời sống. Vì đó là sứ mạng do Trời cao trao phó cho mỗi người, cùng là điều cần thiết cho đời sống gia đình và xã hội.
Nhưng không phải chỉ có thế, mà họ còn đi tìm kiếm điều cao qúy hơn cho đời sống nữa: những giá trị đạo đức tinh thần.
Người qúa cố ngày xưa cũng đã qúy trọng của cải vật chất giúp xây dựng đời sống. Họ không khinh chê chối bỏ những cần thiết đó. Nhưng họ không đặt những thứ đó là mục đích của đời sống. Họ cho rằng những điều đó là phương tiện cần thiết giúp cho đời sống.
Vì thế họ đặt lòng bác ái, tình yêu thương lên hàng đầu làm mục đích cho đời sống. Họ sống làm việc vì lòng bác ái tình thương yêu.
Người qúa cố tâm niệm rằng, của cải vật chất thay đổi tan biến theo dòng thời gian năm tháng thế kỷ. Nhưng chỉ có tình yêu thương còn tồn tại ghi dấu vết trong tâm hồn con người của gia đình mình, nơi vòng bạn bè và xã hội.
Và người còn sống mỗi khi tưởng nhớ đến người qúa cố của mình, họ ôn nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp chan chứa tình yêu thương đó với lòng ngậm ngùi biết ơn kho tàng tinh thần cao qúy vô giá đó đã in dấu vết ghi khắc trong tâm khảm đời sống.
Và người qúa cố xưa kia tin tưởng rằng giá trị tinh thần lòng bác ái yêu thương, như Thánh Phaolô viết xác tín:” Tình yêu lòng bác ái không bao giờ mất được.” ( Thư 1 cor 13,8), và nó được khắc ghi viết vào cuốn sách hằng sống nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa nguồn đời sống cùng nuôi dưỡng cứu độ con người.
Kho tàng mà người qúa cố ngày xưa đi tìm kiếm xây dựng đó rất tương hợp đúng như lời Chúa Kitô Giêsu đã khuyên nhủ:
"Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi.20 Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi.21 Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.” ( Mattheo 6, 19-21).
Trước di ảnh hay trước nấm mồ người qúa cố, như có tiếng vang vọng lời của họ nhắn gửi lại:
- Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay được thiêu đốt thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi, và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
- Tôi bây giờ nằm chôn sâu trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá, hay thân xác tôi đã được thiêu ra thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi, vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
- Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Theo tập tục đạo đức lòng hiếu thảo, hằng năm Hội Thánh mời gọi người tín hữu Chúa Kitô tưởng nhớ đến những người đã qua đời, cách riêng trong tháng Mười Một, bắt đầu từ ngày 02 tháng Mười Một.
Tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu đã qúa cố trong gia đình mình, trong vòng họ hàng, vòng bạn bè thân hữu, những người ngày xưa đã làm ơn cho chúng ta trong đời sống, với lòng ngậm ngùi biết ơn, cùng lòng ngưỡng phục những lời nói giáo dục khuyên nhủ, những công việc gương sống của họ, mà chúng ta đã cùng chung sống trải qua.
Tưởng nhớ tới họ, người thân còn sinh sống trên trần gian đốt thắp những cành bông hoa, ngọn nến dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa nguồn tình yêu, nguồn sự sống cho linh hồn họ, cùng ôn nhớ lại những ân đức, những kỷ niệm còn in dấu vết trong tâm hồn những người còn ở trên trần gian.
Ôn nhớ lại công việc gương sống tốt lành thánh đức, những kỷ niệm của người đã qua đời, khác nào đi tìm kiếm kho tàng. Kho tàng đó không làm cho có thêm về của cải tiền bạc, nhà cửa vật chất. Nhưng kho tàng đó làm cho tinh thần tâm hồn đời sống trở nên phong phú, giầu thêm kinh nghiệm sống thánh đức làm người, cùng là niềm an ủi hãnh diện.
Vậy người đã qua đời để lại kho tàng gì cho ta?
Người qúa cố ngày xưa trong suốt dọc đời sống cũng đã sống làm việc sản xuất, đi tìm kiếm tiền bạc, lương thực của cải vật chất cho đời sống. Vì đó là sứ mạng do Trời cao trao phó cho mỗi người, cùng là điều cần thiết cho đời sống gia đình và xã hội.
Nhưng không phải chỉ có thế, mà họ còn đi tìm kiếm điều cao qúy hơn cho đời sống nữa: những giá trị đạo đức tinh thần.
Người qúa cố ngày xưa cũng đã qúy trọng của cải vật chất giúp xây dựng đời sống. Họ không khinh chê chối bỏ những cần thiết đó. Nhưng họ không đặt những thứ đó là mục đích của đời sống. Họ cho rằng những điều đó là phương tiện cần thiết giúp cho đời sống.
Vì thế họ đặt lòng bác ái, tình yêu thương lên hàng đầu làm mục đích cho đời sống. Họ sống làm việc vì lòng bác ái tình thương yêu.
Người qúa cố tâm niệm rằng, của cải vật chất thay đổi tan biến theo dòng thời gian năm tháng thế kỷ. Nhưng chỉ có tình yêu thương còn tồn tại ghi dấu vết trong tâm hồn con người của gia đình mình, nơi vòng bạn bè và xã hội.
Và người còn sống mỗi khi tưởng nhớ đến người qúa cố của mình, họ ôn nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp chan chứa tình yêu thương đó với lòng ngậm ngùi biết ơn kho tàng tinh thần cao qúy vô giá đó đã in dấu vết ghi khắc trong tâm khảm đời sống.
Và người qúa cố xưa kia tin tưởng rằng giá trị tinh thần lòng bác ái yêu thương, như Thánh Phaolô viết xác tín:” Tình yêu lòng bác ái không bao giờ mất được.” ( Thư 1 cor 13,8), và nó được khắc ghi viết vào cuốn sách hằng sống nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa nguồn đời sống cùng nuôi dưỡng cứu độ con người.
Kho tàng mà người qúa cố ngày xưa đi tìm kiếm xây dựng đó rất tương hợp đúng như lời Chúa Kitô Giêsu đã khuyên nhủ:
"Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi.20 Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi.21 Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.” ( Mattheo 6, 19-21).
Trước di ảnh hay trước nấm mồ người qúa cố, như có tiếng vang vọng lời của họ nhắn gửi lại:
- Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay được thiêu đốt thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi, và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
- Tôi bây giờ nằm chôn sâu trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá, hay thân xác tôi đã được thiêu ra thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi, vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
- Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long