Mầu Nhiệm Thực Tại Luyện Hình
(Ngày 02-11)
Chẳng thể biết rõ để mà so sánh với các nước khác trên thế giới, chỉ biết rằng ở quê Việt thì có thể nói là mặc dù bậc lễ không trọng bằng lễ Các Thánh Nam nữ ngày 01-11, nhưng bầu khí thánh thiêng của ngày lễ 02-11 xem ra thâm trầm và sâu đậm hơn. Có nhiều người lý giải rằng dân Việt chúng ta vốn gắn bó với đạo hiếu như xương với tủy. Chính vì thế khi được dịp hướng về những người đã qua đời, nhất là trong đó có tổ tiên ông bà cha mẹ thì người ta không tiếc xót của hay công. Nghĩa tử, nghĩa tận. Việc phải làm, việc đáng làm cho người đã khuất là việc phải làm, đáng làm cho đến cùng. Dù đã được giải thích về ân xá, thế mà vẫn còn đó nhiều người đi vô, đi ra, viếng nhà thờ, viếng nghĩa trang trên cả chục lần để tận thu ân xá cho các đẳng linh hồn. Có người so sánh ngày 02-11 trong Công Giáo như là ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo. Hẳn nhiên có nét tương đồng nào đó về việc sống thảo hiếu với người đã qua đời nhất là với mẹ cha, ông bà và với cả các “vong hồn”. Tuy nhiên nội hàm của Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời hay còn gọi là Lễ Các Đẳng vốn có nét khác biệt căn bản so với Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân. Không dám mạo muội làm một tiểu “tiểu luận” so sánh tôn giáo về đề tài này, chỉ mong góp một cái nhìn về mầu nhiệm luyện hình.
Xin lược trích vài nét về Lễ Vu Lan và Lễ ngày xá tội vong nhân qua các bài viết đã đăng trên các trang Web với cùng một nội dung :
Xuất xứ lễ Vu Lan
Xuất phát từ sự tích về Tôn giả Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày và có thể vì ích kỷ, nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi, tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng:"dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Sự tích ngày xá tội vong nhân
Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa, vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn được trình bày ở trên. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.
Nguồn gốc của thánh Lễ Cầu cho Các Đẳng Linh hồn (02-11)
Lễ có nguồn gốc từ Dòng Bênêđíctô là nơi các Tu Sĩ có lòng tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Tu Sĩ đã qua đời. Từ đó phát sinh thêm việc cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Tại Tây Ban Nha, thời Thánh Isidore (qua đời năm 636) lập ngày lễ cầu hồn vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Tại Đức, vào cuối thế kỷ X, có lễ cầu cho các tín hữu vào ngày 1 tháng 10. Khoảng đầu thế kỷ XI, Linh Mục Odilon (về sau được phong Thánh), Bề Trên thứ năm của Dòng Cluny ở Pháp, buộc các Tu Viện Bênêđíctô phải tưởng nhớ đến các tín hữu đã qua đời bằng Thánh Lễ trọng thể ngày 2 tháng 11. Tại Milan, Ý, Giám Mục Otricus (1120 – 1125) lập Lễ Cầu Hồn ngày 15 tháng 10. Cũng ngày đó, ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Châu Mỹ La-tinh, các Linh Mục dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn.
Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (1914 – 1922) mở rộng lễ trong Giáo Hội hoàn vũ và mỗi Linh Mục dâng 3 Thánh lễ Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời. Đức Thánh Cha lưu ý đến cả hằng chục triệu người đã hy sinh trong thời Đệ nhất Thế Chiến (1914 – 1918).
Ngoài ra, cũng như Thánh Odilon nhắc lại truyền thống đã có từ thế kỷ VI, trong các Nhà Dòng Bênêđíctô, có tục lệ tưởng nhớ đến các huynh đệ Tu Sĩ đã qua đời bằng cách ghi tên các tu sĩ đã qua đời vào sổ đặc biệt của Dòng. Mỗi ngày trong tháng các Đẳng cầu nguyện cho một Tu Sĩ quá cố. Vì thế trọn tháng 11, ngày nào cũng tưởng nhớ và cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Hội Thánh theo tinh thần đạo đức tốt đẹp ấy nên đã dành trọn tháng 11 làm Tháng Cầu Cho các Đẳng Linh Hồn.
Theo giáo huấn của Hội thánh, xin được góp một cái nhìn :
Hội Thánh qua Công Đồng Florence và Trentô dạy rằng những người chết mà còn mắc tội nhẹ hay chưa đền trả hết hình phạt các tội đã được tha khi còn ở trần gian, thì cần phải được thanh luyện một thời gian cho tương xứng với sự thánh thiện vô biên của Thiên Chúa. Đây là tình trạng các linh hồn trong chốn luyện hình. Giáo lý về luyện hình được xây dựng trên một số đoạn Kinh thánh Cựu Ước như việc ông Giuđa Macabêô “xin dâng lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,46), hay như việc các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (x.G 1,5). Trong Tân Ước thì có một vài đoạn thánh thư có ám chỉ đến việc thanh luyện (x.Cr 3,15; 1P 1,7 ) (GlCG chung số 1030-1032).
Mầu nhiệm Hội Thánh Thông công dạy chúng ta rằng các tín hữu còn lữ thứ có thể chuyển thông công nghiệp của mình cho các linh hồn nơi luyện hình. Ngày 02 tháng 11 và nguyên tháng 11 là thời gian đặc biệt, đoàn tín hữu được mời gọi sống hiệp thông với các đẳng linh hồn trong cùng một sự sống và một đức ái của Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô.
Nếu nhìn với cái nhìn theo chiều ngang thì nội hàm của Lễ Vu Lan, Lễ xã tội vong nhân và Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn dường như không khác nhau. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng thảo hiếu của cháu con dành cho tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời và từ tấm lòng từ bi hỉ xả của tín hữu dành cho các vong nhân hay các linh hồn không có hay ít có người nhớ đến và thương giúp, độ trì. Nét tương đồng này còn biểu hiện qua niềm tin rằng những linh hồn đã qua đời có thể hưởng nhờ ân phúc người tại thế bằng những hy sinh, những việc lành, lời kinh nguyện cầu của cháu con nhất là của những người đức cao, đạo trọng.
Tuy nhiên có sự khác biệt căn bản giữa hai niềm tin trên đó là nguồn gốc của việc sống hiệp thông với người đã qua đời. Trong khi giáo lý nhà Phật không giải thích vì sao và bởi đâu mà có sự hiệp thông ấy thì Kitô giáo, cách riêng Công Giáo lại thực hành mầu nhiệm hiệp thông ấy dựa trên các chân lý nền tảng sau:
Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài chính là Đấng Thánh, Đấng ngàn trùng chí thánh. Thiên Chúa là Đấng Thánh, Người tỏ mình là Thánh qua các kỳ công Người thực hiện. Người là Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang của Người. Thiên Chúa là Thánh không nguyên chỉ vì Người đầy uy quyền mà còn vì Người là Đấng đầy tình lân ái (x.Ez 38,21tt; Tv 33,21; Am 2,7). Chúa Giêsu là Đấng Thánh (x.Lc 1,35; Mt 1,18). Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa (x.Mc 1,24). Thiên Chúa Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần. Để có thể hiệp thông trọn vẹn với Đấng Chí Thánh thì con người phải thanh sạch hoàn toàn. Và sự thanh sạch tinh tuyền này đòi hỏi có sự thanh luyện của linh hồn sau khi đã qua đời, nếu còn vấn vương tội nhẹ hay chưa đền trả xong các hình phạt của những tội đã được tha.
Thiên Chúa là Đấng công bình vô cùng. Dù tội lỗi con người đã được tha khi họ có lòng ăn năn sám hối, thú tội, nhưng vẫn họ phải đền trả theo sự đòi hỏi của đức công bình. Chưa kể đến những thiệt hại vật chất cụ thể, khi chúng ta làm thiệt hại thanh danh một ai đó, nếu chúng ta thành thật xin lỗi và đã được họ bỏ qua, tha thứ, thì chúng ta còn phải có bổn phận đền trả là phục hồi danh dự của người ấy cách tương xứng theo khả năng. Tương tự như thế, đức tin dạy ta rằng mọi tội lối đều xúc phạm đến Thánh Danh Thiên Chúa thì dù đã được thứ tha thì chúng ta cũng còn phải đền trả. Việc thanh luyện còn minh chứng sự công bình của Thiên Chúa, Đấng sẽ trả cho từng người theo những gì họ đã sống, đã làm ở trần gian. Sự thanh luyện của các linh hồn ở đây không phải là một sự báo thù của Thiên Chúa nhưng là một hệ lụy của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự đáp đền tương xứng một cách nào đó. Như thế sự thanh luyện xuất phát bởi bản chất của tội, nghĩa là dù đã được tha thứ nhưng vẫn cần phải được thanh tẩy những hậu quả xấu xa mà nó di hại (x.GLCG chung số 1472).
Thiên Chúa là Tình yêu, là Đấng từ bi nhân hậu vô biên. Thiên Chúa không xử với chúng ta như chúng ta đáng tội và không trả cho chúng ta theo lỗi tội của ta. Người là Cha giàu lòng thương xót, nên Người không thể bỏ chúng ta, ngoại trừ chúng ta tự ý, cố tình chối bỏ Người. Người tạo mọi dịp thuận lợi, bằng mọi cách thế để chúng ta được cứu thoát. Ngay cả chính Con Một Người mà Người cũng phó nộp vì chúng ta thì còn gì mà Người lại không ban cho chúng ta. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Người trong Đức Giêsu Kitô (x.Rm 8,31-38).
Thoạt xem ra khó dung hòa giữa sự công bình và tình lân ái của Thiên Chúa. Phận người chúng ta, loài thọ tạo, quả là khó luận suy rạch ròi những phạm trù thuộc Đấng Tạo Thành. Niềm tin của chúng ta chủ yếu dựa vào lời mạc khải và truyền thống của Hội Thánh. Tuy nhiên niềm tin ấy dù vượt lên trên tầm luận lý của trí khôn nhưng không hề phi lý hay vô lý. Bằng phương pháp loại suy, chúng ta có thể đón nhận chân lý một cách vững tâm và an bình. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã cho chúng ta một hình ảnh để loại suy về sự tương hợp giữa sự công bình vô cùng của Thiên Chúa và tình yêu vô biên của Người. Mỗi người chúng ta là một cái chai, giống nhau về độ lớn bên ngoài. Nếu được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn hảo thì cái chai nào cũng đầy tràn nước mưa từ trời, nhưng lượng nước mưa trong mỗi chai thì vẫn có lượng ít nhiều khác nhau tùy cái độ rỗng của từng cái chai.
Thực tại luyện hình không phải là sự luận phạt con người vì tội lỗi gây ra. Chính Chúa Giêsu đa từng khẳng định rằng:“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ”(Ga 3,16-17). Trong đức tin, luyện hình là công lý của tình yêu. Ngày nay nhiều thần học gia đồng thuận với nhau về khái niệm nỗi khổ đau của các linh hồn chốn luyện hình. Cũng nên và phải bỏ dần những hình ảnh rắn rết, bò cạp, vạc dầu sôi, lửa hỏa diệm sơn khi diễn tả về luyện hình. Nỗi khổ đau của các linh hồn ở đây chính là sự cách ly và khát khao đợi chờ của tinh yêu. Trong hoàn cảnh dịch bệnh côvid 19 đang hoành hành, chắc hẳn rất nhiều người thấm thía nỗi cô đơn và đau khổ khi bị cách ly. Đã từng hỏi nhiều người diện F1 về tâm trạng và họ trả lời là đếm từng ngày, mong từng giờ được đoàn tụ với gia đình, với công đồng. Khi cảm nhận được tình yêu giữa mình với Đấng Tối Cao mà phải “bị cách ly”, phải đợi chờ thì quả là khổ đau khó tả. Không phải Thiên Chúa trừng phạt nhưng các linh hồn hiểu rằng vì họ chưa sẵn sàng đủ để sống hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Vì là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa, loài người được dựng nên không phải là những ngôi vị đơn độc, biệt lập, nhưng có tính cộng đoàn, tính xã hội, nghĩa là có tính hiệp thông liên vị. Nhờ ân ban này mà những người còn sống có thể chuyển thông công nghiệp cho những linh hồn đã qua đời trong cảnh luyện hình và ngược lại các linh hồn cũng có thể cầu bàu cho người đang còn lữ thứ. Sự khả thể này là ân ban của Thiên Chúa Tình Yêu. Mầu nhiệm hiệp thông này đã được Chúa Giêsu nói rõ cách đặc biệt qua hình ảnh cây nho và cành nho (x.Ga 15,1-8). Và thánh Tông đồ dân ngoại triển khai thêm qua hình ảnh các thành phần chi thể trong cùng một thân thể là Chúa Kitô (x.1Cr 12,12-21).
Tháng 11 lại về, một tháng đặc biệt trong năm để chúng ta không chỉ sống đạo thảo hiếu với mẹ cha, tổ tiên ông bà đã qua đời, sống tình bác ái đối với các linh hồn ít ai nhớ tới vốn quen được gọi là các “linh hồn mồ côi” hay “các đẳng”, mà còn là tháng chúng ta thể hiện tình liên đới hiệp thông cách thiết thực và sâu đậm. Cùng chung một sự sống thì khi một chi thể cằn cỗi, bệnh tật, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các chi thể khác và ngược lại nếu một chi thể lành mạnh, đầy sức sống, thì các chi thể khác cũng sẽ được hưởng nhờ phúc ân. Động lực và sức mạnh để chúng ta sống tình hiệp thông liên đới với các đẳng linh hồn không dừng lại ở các nguyên nhân là tình cảm huyết nhục của tình đạo hiếu hay là lòng xót thương nhân bản tự nhiên mà còn đặc biệt xuất phát bởi niềm tin vào Đấng mà chúng ta tôn thờ là Đấng ngàn trùng chí thánh, Đấng công bình vô cùng và đầy tình yêu thương bao la.
Một sự hiệp thông liên đới được hướng dẫn bởi đức tin chân chính, trưởng thành và chuẩn mực một cách nào đó, thì sẽ sâu xa và vững bền đồng thời cũng tránh được những biến tướng sai lạc do vụ lợi hay mê tín.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Ngày 02-11)
Chẳng thể biết rõ để mà so sánh với các nước khác trên thế giới, chỉ biết rằng ở quê Việt thì có thể nói là mặc dù bậc lễ không trọng bằng lễ Các Thánh Nam nữ ngày 01-11, nhưng bầu khí thánh thiêng của ngày lễ 02-11 xem ra thâm trầm và sâu đậm hơn. Có nhiều người lý giải rằng dân Việt chúng ta vốn gắn bó với đạo hiếu như xương với tủy. Chính vì thế khi được dịp hướng về những người đã qua đời, nhất là trong đó có tổ tiên ông bà cha mẹ thì người ta không tiếc xót của hay công. Nghĩa tử, nghĩa tận. Việc phải làm, việc đáng làm cho người đã khuất là việc phải làm, đáng làm cho đến cùng. Dù đã được giải thích về ân xá, thế mà vẫn còn đó nhiều người đi vô, đi ra, viếng nhà thờ, viếng nghĩa trang trên cả chục lần để tận thu ân xá cho các đẳng linh hồn. Có người so sánh ngày 02-11 trong Công Giáo như là ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo. Hẳn nhiên có nét tương đồng nào đó về việc sống thảo hiếu với người đã qua đời nhất là với mẹ cha, ông bà và với cả các “vong hồn”. Tuy nhiên nội hàm của Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời hay còn gọi là Lễ Các Đẳng vốn có nét khác biệt căn bản so với Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân. Không dám mạo muội làm một tiểu “tiểu luận” so sánh tôn giáo về đề tài này, chỉ mong góp một cái nhìn về mầu nhiệm luyện hình.
Xin lược trích vài nét về Lễ Vu Lan và Lễ ngày xá tội vong nhân qua các bài viết đã đăng trên các trang Web với cùng một nội dung :
Xuất xứ lễ Vu Lan
Xuất phát từ sự tích về Tôn giả Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày và có thể vì ích kỷ, nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi, tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng:"dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Sự tích ngày xá tội vong nhân
Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".
A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa, vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn được trình bày ở trên. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.
Nguồn gốc của thánh Lễ Cầu cho Các Đẳng Linh hồn (02-11)
Lễ có nguồn gốc từ Dòng Bênêđíctô là nơi các Tu Sĩ có lòng tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Tu Sĩ đã qua đời. Từ đó phát sinh thêm việc cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Tại Tây Ban Nha, thời Thánh Isidore (qua đời năm 636) lập ngày lễ cầu hồn vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Tại Đức, vào cuối thế kỷ X, có lễ cầu cho các tín hữu vào ngày 1 tháng 10. Khoảng đầu thế kỷ XI, Linh Mục Odilon (về sau được phong Thánh), Bề Trên thứ năm của Dòng Cluny ở Pháp, buộc các Tu Viện Bênêđíctô phải tưởng nhớ đến các tín hữu đã qua đời bằng Thánh Lễ trọng thể ngày 2 tháng 11. Tại Milan, Ý, Giám Mục Otricus (1120 – 1125) lập Lễ Cầu Hồn ngày 15 tháng 10. Cũng ngày đó, ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Châu Mỹ La-tinh, các Linh Mục dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn.
Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (1914 – 1922) mở rộng lễ trong Giáo Hội hoàn vũ và mỗi Linh Mục dâng 3 Thánh lễ Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời. Đức Thánh Cha lưu ý đến cả hằng chục triệu người đã hy sinh trong thời Đệ nhất Thế Chiến (1914 – 1918).
Ngoài ra, cũng như Thánh Odilon nhắc lại truyền thống đã có từ thế kỷ VI, trong các Nhà Dòng Bênêđíctô, có tục lệ tưởng nhớ đến các huynh đệ Tu Sĩ đã qua đời bằng cách ghi tên các tu sĩ đã qua đời vào sổ đặc biệt của Dòng. Mỗi ngày trong tháng các Đẳng cầu nguyện cho một Tu Sĩ quá cố. Vì thế trọn tháng 11, ngày nào cũng tưởng nhớ và cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Hội Thánh theo tinh thần đạo đức tốt đẹp ấy nên đã dành trọn tháng 11 làm Tháng Cầu Cho các Đẳng Linh Hồn.
Theo giáo huấn của Hội thánh, xin được góp một cái nhìn :
Hội Thánh qua Công Đồng Florence và Trentô dạy rằng những người chết mà còn mắc tội nhẹ hay chưa đền trả hết hình phạt các tội đã được tha khi còn ở trần gian, thì cần phải được thanh luyện một thời gian cho tương xứng với sự thánh thiện vô biên của Thiên Chúa. Đây là tình trạng các linh hồn trong chốn luyện hình. Giáo lý về luyện hình được xây dựng trên một số đoạn Kinh thánh Cựu Ước như việc ông Giuđa Macabêô “xin dâng lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,46), hay như việc các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (x.G 1,5). Trong Tân Ước thì có một vài đoạn thánh thư có ám chỉ đến việc thanh luyện (x.Cr 3,15; 1P 1,7 ) (GlCG chung số 1030-1032).
Mầu nhiệm Hội Thánh Thông công dạy chúng ta rằng các tín hữu còn lữ thứ có thể chuyển thông công nghiệp của mình cho các linh hồn nơi luyện hình. Ngày 02 tháng 11 và nguyên tháng 11 là thời gian đặc biệt, đoàn tín hữu được mời gọi sống hiệp thông với các đẳng linh hồn trong cùng một sự sống và một đức ái của Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô.
Nếu nhìn với cái nhìn theo chiều ngang thì nội hàm của Lễ Vu Lan, Lễ xã tội vong nhân và Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn dường như không khác nhau. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng thảo hiếu của cháu con dành cho tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời và từ tấm lòng từ bi hỉ xả của tín hữu dành cho các vong nhân hay các linh hồn không có hay ít có người nhớ đến và thương giúp, độ trì. Nét tương đồng này còn biểu hiện qua niềm tin rằng những linh hồn đã qua đời có thể hưởng nhờ ân phúc người tại thế bằng những hy sinh, những việc lành, lời kinh nguyện cầu của cháu con nhất là của những người đức cao, đạo trọng.
Tuy nhiên có sự khác biệt căn bản giữa hai niềm tin trên đó là nguồn gốc của việc sống hiệp thông với người đã qua đời. Trong khi giáo lý nhà Phật không giải thích vì sao và bởi đâu mà có sự hiệp thông ấy thì Kitô giáo, cách riêng Công Giáo lại thực hành mầu nhiệm hiệp thông ấy dựa trên các chân lý nền tảng sau:
Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài chính là Đấng Thánh, Đấng ngàn trùng chí thánh. Thiên Chúa là Đấng Thánh, Người tỏ mình là Thánh qua các kỳ công Người thực hiện. Người là Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang của Người. Thiên Chúa là Thánh không nguyên chỉ vì Người đầy uy quyền mà còn vì Người là Đấng đầy tình lân ái (x.Ez 38,21tt; Tv 33,21; Am 2,7). Chúa Giêsu là Đấng Thánh (x.Lc 1,35; Mt 1,18). Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa (x.Mc 1,24). Thiên Chúa Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần. Để có thể hiệp thông trọn vẹn với Đấng Chí Thánh thì con người phải thanh sạch hoàn toàn. Và sự thanh sạch tinh tuyền này đòi hỏi có sự thanh luyện của linh hồn sau khi đã qua đời, nếu còn vấn vương tội nhẹ hay chưa đền trả xong các hình phạt của những tội đã được tha.
Thiên Chúa là Đấng công bình vô cùng. Dù tội lỗi con người đã được tha khi họ có lòng ăn năn sám hối, thú tội, nhưng vẫn họ phải đền trả theo sự đòi hỏi của đức công bình. Chưa kể đến những thiệt hại vật chất cụ thể, khi chúng ta làm thiệt hại thanh danh một ai đó, nếu chúng ta thành thật xin lỗi và đã được họ bỏ qua, tha thứ, thì chúng ta còn phải có bổn phận đền trả là phục hồi danh dự của người ấy cách tương xứng theo khả năng. Tương tự như thế, đức tin dạy ta rằng mọi tội lối đều xúc phạm đến Thánh Danh Thiên Chúa thì dù đã được thứ tha thì chúng ta cũng còn phải đền trả. Việc thanh luyện còn minh chứng sự công bình của Thiên Chúa, Đấng sẽ trả cho từng người theo những gì họ đã sống, đã làm ở trần gian. Sự thanh luyện của các linh hồn ở đây không phải là một sự báo thù của Thiên Chúa nhưng là một hệ lụy của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự đáp đền tương xứng một cách nào đó. Như thế sự thanh luyện xuất phát bởi bản chất của tội, nghĩa là dù đã được tha thứ nhưng vẫn cần phải được thanh tẩy những hậu quả xấu xa mà nó di hại (x.GLCG chung số 1472).
Thiên Chúa là Tình yêu, là Đấng từ bi nhân hậu vô biên. Thiên Chúa không xử với chúng ta như chúng ta đáng tội và không trả cho chúng ta theo lỗi tội của ta. Người là Cha giàu lòng thương xót, nên Người không thể bỏ chúng ta, ngoại trừ chúng ta tự ý, cố tình chối bỏ Người. Người tạo mọi dịp thuận lợi, bằng mọi cách thế để chúng ta được cứu thoát. Ngay cả chính Con Một Người mà Người cũng phó nộp vì chúng ta thì còn gì mà Người lại không ban cho chúng ta. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Người trong Đức Giêsu Kitô (x.Rm 8,31-38).
Thoạt xem ra khó dung hòa giữa sự công bình và tình lân ái của Thiên Chúa. Phận người chúng ta, loài thọ tạo, quả là khó luận suy rạch ròi những phạm trù thuộc Đấng Tạo Thành. Niềm tin của chúng ta chủ yếu dựa vào lời mạc khải và truyền thống của Hội Thánh. Tuy nhiên niềm tin ấy dù vượt lên trên tầm luận lý của trí khôn nhưng không hề phi lý hay vô lý. Bằng phương pháp loại suy, chúng ta có thể đón nhận chân lý một cách vững tâm và an bình. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã cho chúng ta một hình ảnh để loại suy về sự tương hợp giữa sự công bình vô cùng của Thiên Chúa và tình yêu vô biên của Người. Mỗi người chúng ta là một cái chai, giống nhau về độ lớn bên ngoài. Nếu được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn hảo thì cái chai nào cũng đầy tràn nước mưa từ trời, nhưng lượng nước mưa trong mỗi chai thì vẫn có lượng ít nhiều khác nhau tùy cái độ rỗng của từng cái chai.
Thực tại luyện hình không phải là sự luận phạt con người vì tội lỗi gây ra. Chính Chúa Giêsu đa từng khẳng định rằng:“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ”(Ga 3,16-17). Trong đức tin, luyện hình là công lý của tình yêu. Ngày nay nhiều thần học gia đồng thuận với nhau về khái niệm nỗi khổ đau của các linh hồn chốn luyện hình. Cũng nên và phải bỏ dần những hình ảnh rắn rết, bò cạp, vạc dầu sôi, lửa hỏa diệm sơn khi diễn tả về luyện hình. Nỗi khổ đau của các linh hồn ở đây chính là sự cách ly và khát khao đợi chờ của tinh yêu. Trong hoàn cảnh dịch bệnh côvid 19 đang hoành hành, chắc hẳn rất nhiều người thấm thía nỗi cô đơn và đau khổ khi bị cách ly. Đã từng hỏi nhiều người diện F1 về tâm trạng và họ trả lời là đếm từng ngày, mong từng giờ được đoàn tụ với gia đình, với công đồng. Khi cảm nhận được tình yêu giữa mình với Đấng Tối Cao mà phải “bị cách ly”, phải đợi chờ thì quả là khổ đau khó tả. Không phải Thiên Chúa trừng phạt nhưng các linh hồn hiểu rằng vì họ chưa sẵn sàng đủ để sống hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Vì là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa, loài người được dựng nên không phải là những ngôi vị đơn độc, biệt lập, nhưng có tính cộng đoàn, tính xã hội, nghĩa là có tính hiệp thông liên vị. Nhờ ân ban này mà những người còn sống có thể chuyển thông công nghiệp cho những linh hồn đã qua đời trong cảnh luyện hình và ngược lại các linh hồn cũng có thể cầu bàu cho người đang còn lữ thứ. Sự khả thể này là ân ban của Thiên Chúa Tình Yêu. Mầu nhiệm hiệp thông này đã được Chúa Giêsu nói rõ cách đặc biệt qua hình ảnh cây nho và cành nho (x.Ga 15,1-8). Và thánh Tông đồ dân ngoại triển khai thêm qua hình ảnh các thành phần chi thể trong cùng một thân thể là Chúa Kitô (x.1Cr 12,12-21).
Tháng 11 lại về, một tháng đặc biệt trong năm để chúng ta không chỉ sống đạo thảo hiếu với mẹ cha, tổ tiên ông bà đã qua đời, sống tình bác ái đối với các linh hồn ít ai nhớ tới vốn quen được gọi là các “linh hồn mồ côi” hay “các đẳng”, mà còn là tháng chúng ta thể hiện tình liên đới hiệp thông cách thiết thực và sâu đậm. Cùng chung một sự sống thì khi một chi thể cằn cỗi, bệnh tật, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các chi thể khác và ngược lại nếu một chi thể lành mạnh, đầy sức sống, thì các chi thể khác cũng sẽ được hưởng nhờ phúc ân. Động lực và sức mạnh để chúng ta sống tình hiệp thông liên đới với các đẳng linh hồn không dừng lại ở các nguyên nhân là tình cảm huyết nhục của tình đạo hiếu hay là lòng xót thương nhân bản tự nhiên mà còn đặc biệt xuất phát bởi niềm tin vào Đấng mà chúng ta tôn thờ là Đấng ngàn trùng chí thánh, Đấng công bình vô cùng và đầy tình yêu thương bao la.
Một sự hiệp thông liên đới được hướng dẫn bởi đức tin chân chính, trưởng thành và chuẩn mực một cách nào đó, thì sẽ sâu xa và vững bền đồng thời cũng tránh được những biến tướng sai lạc do vụ lợi hay mê tín.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột