Ngu Dốt Mới Tin Có Thiên Chúa?
Ở thời đại nầy mà còn có những người ngây ngô, kém hiểu biết phát biểu như sau:
-Điều gì mắt ta thấy mới có, không thấy không có !
-Chỉ những người ít học, ngu dốt, nghèo đói mới tin có Thiên Chúa !
-Thiên Chúa chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, có thấy Thiên Chúa đâu mà có!.
1.Thị lực lúc bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể ở cách xa mắt một khoảng cách 6m thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng. Với khoảng cách đó, bạn có khả năng nhìn thấy hết mọi vật được không? Trả lời đi. Viễn vọng kính tối tân nhất hiện nay có khả năng thấy được khoảng cách hơn 13 tỉ năm ánh sáng. Một năm ánh sáng tương đương với 9,5 nghìn tỷ km. Khoảng cách xa nhất của một hành tinh Nasa mới phát hiện cách xa trái đất nhất từ trước tới nay là 13.000 năm ánh sáng. Tiểu hành tinh nầy trong hệ mặt trời, còn vô số tiểu hành tinh trong cũng như ngoài hệ mặt trời mà khoa học chưa nhìn thấy. Thế những gì con người chưa nhìn thấy, thì nó có hiện hữu trước không hay khi nào người con người nhìn thấy nó mới có? Vô số những chứng nghiệm thực tế trong đời sống chúng ta mà không cần trưng dẫn ra, cho thấy phát biểu: cái gì thấy mới có là một phát biểu quá kém! Chỉ nên có ở những người mù chữ mà thôi.
2. Auguste Comte là một nhà triết học và xã hội học người Pháp, theo chủ nghĩa thực nghiệm. Theo ông thì cuối cùng, giai đoạn khoa học sẽ thắng thế và thay cho giai đoạn thần học cũng như siêu hình là giai đoạn phát sinh những sản phẩm tôn giáo. Khoa học sẽ loại bỏ những sản phẩm của óc tưởng tượng và của sự tha hoá. Con người dựa trên lý trí mà phê phán về mọi sự vật. Như thế, chỉ những gì thuộc phạm vi kinh nghiệm, thực nghiệm mới có thật. Do đó theo ông, con người có tôn giáo là con người sống trong giả tưởng, trong giai đoạn ấu trĩ của nhân loại, chưa biết gì về ánh sáng khoa học. Comte đã thất bại khi chủ trương như vậy, vì không phù hợp với thực tế, chính ông mới bị ảo tưởng về chủ trương của mình!
Theo thống kê năm 1992 của Giáo Hội Công Giáo, năm đó số tín hữu là 950 triệu, chưa kể những giáo hội Kitô khác, trong đó: Châu Âu chiếm 80% dân số; Châu Mỹ chiếm 85% dân số; Châu Úc chiếm 80% dân số; Châu Á chiếm 7% dân số; Châu Phi chiếm 25% dân số.
Theo thống kê năm 2019, có 10 quốc gia đông tín hữu nhất thế giới: Brazil; Mexico; Philippines; Mỹ; Ý; Pháp; Colombia; Balan; Tây Ban Nha; Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Nhìn vào những thống kê nầy, ta có thể kết luận được theo lập luận của A.Comte là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc là những châu dốt nát, nghèo nàn hơn Châu Á, Châu Phi không?
Mười nước đông tín hữu nhất thế giới có phải là những nước kém trình độ nhất không?
3.Tôn giáo và khoa học không mâu thuẫn nhau, đối kháng nhau hoặc tôn giáo không ngăn cản sự phát triển của khoa học hoặc đà tiến bộ của con người; bởi vì tôn giáo không phải là đối tượng của khoa học, nghĩa là khoa học tự bản chất không có khả năng nói rằng có hay không có Thiên Chúa. Có biết bao nhiêu điều khoa học không thể quan sát, thực nghiệm được, nhưng vẫn có thực như: tư tưởng, ý chí, ký ức… huống chi là linh hồn, là Thiên Chúa. Nó cũng cho thấy rằng tôn giáo không chỉ là của những kẻ ngu dốt, nghèo đói, nhưng là của tất cả những ai thành tâm thiện chí và được ơn trên soi sáng. Những thống kê sau đây làm chứng:
*Nhà bác học A.Eynieu đã công bố bản thông kê của ông trong cuốn “La part des croyants dans les progrès de la science” : Trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 người không có lập trường tôn giáo, còn lại 398 người phân chia như sau: 15 dửng dưng, 16 vô thần, 367 có tín ngưỡng, tức là 92%.
*Bác học Dennert ngừơi Đức cũng công bố bản điều tra của ông về tôn giáo của 300 nhà bác học lỗi lạc thuộc bốn thế kỷ vừa qua: 38 vị không rõ quan điểm, còn lại 262 vị thì 20 vị dửng dưng hay vô thần, 242 vị tin Thiên Chúa, tức là 92%.
*Trong một công trình độc lập tại Đại Học Chicago Mỹ mới công bố, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.
4.Phát biểu của một số nhà bác học nổi tiếng về Thiên Chúa :
-Nhà bác học Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế”; “Mỉa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết hoặc chết là trở về với hư vô”.
-Bác học Isaac Newton : “sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ cái hích đầu tiên của Thiên Chúa”; “Tôi thấy Thiên Chúa qua viễn vọng kính”.
-Abert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: “khoa học không có tôn giáo là mù loà…”; “Tôi chưa gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược với tôn giáo”.
-Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu”.
-Bác học Michel Eugène Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chua, vì Người thiêng liêng, nhưngtôi thấy công trình tạo dựng của Người”.
-Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần”.
-Nhà thiên văn Johannes Kepler : “Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Người vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn…”.
-Nicolaus Copernicus : “Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý?”.
-Alexandro Volta : “Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin nầy, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”.
-André-Marie Ampère : “Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh”.
*Người Việt Nam cũng tin có Trời, như là Đấng làm chủ mưa nắng:
Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày, Cho đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…
***
Không kể hết được những chứng nhân về Thiên Chúa trong giới bác học, nhưng thiết nghĩ chừng đó cũng đủ để kết luận được rồi. Ấy thế mà trên đời nầy lại có những kẻ học hành chẳng bao nhiêu, sống chưa từng trải, mà lại dám hiên ngang công khai đưa ra những phát biểu kém cỏi, chứng tỏ sự ngu dốt của mình, giống như một anh nông dân chưa thạo cày bừa mà lại lên lớp cho một kỹ sư cơ khí về việc sửa chữa máy móc. Thật là nực cười!
(Vinh An, mùa dịch 21)
Ở thời đại nầy mà còn có những người ngây ngô, kém hiểu biết phát biểu như sau:
-Điều gì mắt ta thấy mới có, không thấy không có !
-Chỉ những người ít học, ngu dốt, nghèo đói mới tin có Thiên Chúa !
-Thiên Chúa chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, có thấy Thiên Chúa đâu mà có!.
1.Thị lực lúc bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể ở cách xa mắt một khoảng cách 6m thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng. Với khoảng cách đó, bạn có khả năng nhìn thấy hết mọi vật được không? Trả lời đi. Viễn vọng kính tối tân nhất hiện nay có khả năng thấy được khoảng cách hơn 13 tỉ năm ánh sáng. Một năm ánh sáng tương đương với 9,5 nghìn tỷ km. Khoảng cách xa nhất của một hành tinh Nasa mới phát hiện cách xa trái đất nhất từ trước tới nay là 13.000 năm ánh sáng. Tiểu hành tinh nầy trong hệ mặt trời, còn vô số tiểu hành tinh trong cũng như ngoài hệ mặt trời mà khoa học chưa nhìn thấy. Thế những gì con người chưa nhìn thấy, thì nó có hiện hữu trước không hay khi nào người con người nhìn thấy nó mới có? Vô số những chứng nghiệm thực tế trong đời sống chúng ta mà không cần trưng dẫn ra, cho thấy phát biểu: cái gì thấy mới có là một phát biểu quá kém! Chỉ nên có ở những người mù chữ mà thôi.
2. Auguste Comte là một nhà triết học và xã hội học người Pháp, theo chủ nghĩa thực nghiệm. Theo ông thì cuối cùng, giai đoạn khoa học sẽ thắng thế và thay cho giai đoạn thần học cũng như siêu hình là giai đoạn phát sinh những sản phẩm tôn giáo. Khoa học sẽ loại bỏ những sản phẩm của óc tưởng tượng và của sự tha hoá. Con người dựa trên lý trí mà phê phán về mọi sự vật. Như thế, chỉ những gì thuộc phạm vi kinh nghiệm, thực nghiệm mới có thật. Do đó theo ông, con người có tôn giáo là con người sống trong giả tưởng, trong giai đoạn ấu trĩ của nhân loại, chưa biết gì về ánh sáng khoa học. Comte đã thất bại khi chủ trương như vậy, vì không phù hợp với thực tế, chính ông mới bị ảo tưởng về chủ trương của mình!
Theo thống kê năm 1992 của Giáo Hội Công Giáo, năm đó số tín hữu là 950 triệu, chưa kể những giáo hội Kitô khác, trong đó: Châu Âu chiếm 80% dân số; Châu Mỹ chiếm 85% dân số; Châu Úc chiếm 80% dân số; Châu Á chiếm 7% dân số; Châu Phi chiếm 25% dân số.
Theo thống kê năm 2019, có 10 quốc gia đông tín hữu nhất thế giới: Brazil; Mexico; Philippines; Mỹ; Ý; Pháp; Colombia; Balan; Tây Ban Nha; Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Nhìn vào những thống kê nầy, ta có thể kết luận được theo lập luận của A.Comte là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc là những châu dốt nát, nghèo nàn hơn Châu Á, Châu Phi không?
Mười nước đông tín hữu nhất thế giới có phải là những nước kém trình độ nhất không?
3.Tôn giáo và khoa học không mâu thuẫn nhau, đối kháng nhau hoặc tôn giáo không ngăn cản sự phát triển của khoa học hoặc đà tiến bộ của con người; bởi vì tôn giáo không phải là đối tượng của khoa học, nghĩa là khoa học tự bản chất không có khả năng nói rằng có hay không có Thiên Chúa. Có biết bao nhiêu điều khoa học không thể quan sát, thực nghiệm được, nhưng vẫn có thực như: tư tưởng, ý chí, ký ức… huống chi là linh hồn, là Thiên Chúa. Nó cũng cho thấy rằng tôn giáo không chỉ là của những kẻ ngu dốt, nghèo đói, nhưng là của tất cả những ai thành tâm thiện chí và được ơn trên soi sáng. Những thống kê sau đây làm chứng:
*Nhà bác học A.Eynieu đã công bố bản thông kê của ông trong cuốn “La part des croyants dans les progrès de la science” : Trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 người không có lập trường tôn giáo, còn lại 398 người phân chia như sau: 15 dửng dưng, 16 vô thần, 367 có tín ngưỡng, tức là 92%.
*Bác học Dennert ngừơi Đức cũng công bố bản điều tra của ông về tôn giáo của 300 nhà bác học lỗi lạc thuộc bốn thế kỷ vừa qua: 38 vị không rõ quan điểm, còn lại 262 vị thì 20 vị dửng dưng hay vô thần, 242 vị tin Thiên Chúa, tức là 92%.
*Trong một công trình độc lập tại Đại Học Chicago Mỹ mới công bố, 76% các bác sĩ nói họ tin vào Chúa, và 59% tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.
4.Phát biểu của một số nhà bác học nổi tiếng về Thiên Chúa :
-Nhà bác học Louis Pasteur : “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế”; “Mỉa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết hoặc chết là trở về với hư vô”.
-Bác học Isaac Newton : “sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ cái hích đầu tiên của Thiên Chúa”; “Tôi thấy Thiên Chúa qua viễn vọng kính”.
-Abert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: “khoa học không có tôn giáo là mù loà…”; “Tôi chưa gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược với tôn giáo”.
-Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu”.
-Bác học Michel Eugène Chevreul : “Tôi không thấy Thiên Chua, vì Người thiêng liêng, nhưngtôi thấy công trình tạo dựng của Người”.
-Diderot : “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần”.
-Nhà thiên văn Johannes Kepler : “Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Người vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn…”.
-Nicolaus Copernicus : “Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý?”.
-Alexandro Volta : “Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin nầy, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”.
-André-Marie Ampère : “Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh”.
*Người Việt Nam cũng tin có Trời, như là Đấng làm chủ mưa nắng:
Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày, Cho đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…
***
Không kể hết được những chứng nhân về Thiên Chúa trong giới bác học, nhưng thiết nghĩ chừng đó cũng đủ để kết luận được rồi. Ấy thế mà trên đời nầy lại có những kẻ học hành chẳng bao nhiêu, sống chưa từng trải, mà lại dám hiên ngang công khai đưa ra những phát biểu kém cỏi, chứng tỏ sự ngu dốt của mình, giống như một anh nông dân chưa thạo cày bừa mà lại lên lớp cho một kỹ sư cơ khí về việc sửa chữa máy móc. Thật là nực cười!
(Vinh An, mùa dịch 21)