Covid ảnh hưởng đến tương lai phát triển cuả các quốc gia như thế nào?
Theo 'Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (GTCI)' do trường kinh doanh nổi tiếng của Pháp là Institut Européen d’Administration des Affaires (INSEAD) kết hợp với Viện Portulans, một cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận, thì sự khác biệt về việc thu hút nhân tài đang lớn ra giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Nhân tài là yếu tố quyết định cho một tương lai trù phú hay nghèo khó cuả một quốc gia cũng như cuả một thành phố. Nơi nào thu hút thêm nhiều nhân tài thì nơi đó càng trở thành thịnh vượng thêm lên, và ngược lại nơi nào mà nhân tài bỏ đi thì nơi đó sẽ mất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Trường họp Việt Nam là đáng lo ngại vì năm nay đã có một sự thụt lùi lớn lao (từ hạng 72 xuống 96), đó là một sự thoái trào tương đương với hàng chục năm, và chỉ còn là một nửa cuả Philippines (46). Trong hàng ngũ các quốc gia vùng Đông Nam Á và Đại Dương Châu (Eastern, Southeastern Asia and Oceania), Việt Nam chúng ta chỉ hơn có Lào và Cao Miên.
Bản bá cáo lần thứ bảy của GTCI mới công bố vào tuần trước, không chỉ tiếp tục các tiêu chí cuả các năm trước đây, nhưng lần này nó còn khám phá ra rằng sự phát triển 'Trí tuệ nhân tạo (AI)' đang làm thay đổi bản chất của công ăn việc làm và do đó họ đã đánh giá lại các chỉ tiêu cuả môi trường làm việc, cấu trúc cuả các công ty và hệ sinh thái mới.
Những công ty, quốc gia hoặc thành phố nào có nhiều nỗ lực để thúc đẩy khả năng AI thì đều có một vị trí tốt để hưởng lợi từ cuộc cách mạng AI, và hơn thế nữa, đã có thể hoán chuyển cách làm việc trong thời gian Covid để duy trì sự phát triển về kinh tế, xã hội một cách hài hoà.
GTCI là gì?
GTCI là một báo cáo hàng năm, đo lường và xếp hạng các quốc gia và thành phố dựa trên khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài của họ.
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014, GTCI cung cấp rất nhiều dữ liệu giúp người ta quyết định chiến lược để thu hút tài năng, tránh những lỗi lầm về việc sử dụng nhân tài và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.
Năm nay, mô hình GTCI đã được cải tiến. Một số chỉ tiêu đã bị loại bỏ và một số chỉ tiêu mới đã được thêm vào. Một trong những chỉ tiêu mới là việc 'Áp dụng công nghệ' mà các quốc gia sử dụng, việc đầu tư vào các công nghệ mới, và quan trọng là việc phát triển AI.
Số quốc gia mà GTCI nghiên cứu trong năm 2020 cũng đã tăng lên 132 quốc gia, so với năm ngoái là 125 quốc gia.
Bản báo cáo còn có một phần đặc biệt xếp hạng 155 thành phố lớn toàn cầu (GCTCI), trong đó Việt Nam có 2 thành phố là Saigon (HCM City), hạng 114 và Hanoi, hạng 145.
Một vinh dự bất ngờ cho Á Châu:
Singapore đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ thu hút, phát triển, hỗ trợ và giữ chân nhân tài, chỉ đứng sau Thụy Sĩ nhưng trước cả Hoa Kỳ.
Vị trí thứ hai của Singapore là sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến cho đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng lớn ở mũi Bán đảo Mã Lai trở thành điểm đến hấp dẫn cho những nhân tài đang tìm kiếm cơ hội thi thố tài năng cuả mình.
Yếu tố quyết định là Singapore đã biết kết hợp những người có kỹ năng vào một môi trường được quản lý chặt chẽ, nhưng luôn cởi mở với những đổi mới, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ nano sinh học.
Thêm vào đó là chất lượng giáo dục, nổi bật vì tính cởi mở và khả năng nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật.
Những điều đó đã cho phép Singapore đáp ứng nhu cầu việc làm và lực lượng lao động dễ dàng hơn các nơi khác. Tuy nhiên trong đại dịch Covid, Singapore cũng đã gặp khá nhiều khó khăn và vì thế, trong khi bản báo cáo ghi nhận sự xuất sắc của Singapore như là một quốc gia, thì đã lưu ý rằng với tư cách là một thành phố, nó đã tụt từ vị trí thứ ba xuống thứ bảy.
Dù cho thế Singapore vẫn là thành phố duy nhất ở châu Á có tên trong số mười thành phố hàng đầu cuả Thế giới.
Trường hợp Việt Nam:
Những năm trước Việt Nam được xếp hạng vào khoảng trung bình.
Năm 2015, đứng hạng 71 (125 quốc gia)
Năm 2018-2019, đứng hạng 72 (125 quốc gia).
Nhưng năm nay (2020), Việt Nam đã bị tụt xuống hạng 96 (132 quốc gia).
Những chỉ số cao thấp cuả Việt Nam:
Có một số điểm cao hơn trung bình làm cho Việt Nam tuy là một quốc gia đứng hạng thấp trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển nhưng vẫn giữ được nhân tài một cách trung trung (71,72) trong nhiều năm trước, đó là:
-Luật pháp (rule of law), đứng hạng 60 trong năm 2017.
-Chính trị ổn định (Political stability), đứng hạng 47 trong năm 2017.
-Kinh doanh dễ dàng (Ease of doing business), đứng hạng 64 (2018).
-Việc đầu tư vào các nghiên cứu (R&D expenditure), hạng 61 (2017).
-Nền đại học (University ranking), hạng 61 (2019).
Nhưng đó là những điểm ít ỏi, sau đây là những nhược điểm mà Việt nam vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến việc xếp hạng bị thụt lùi một cách thê thảm trong năm nay:
-Quản lý (Professional management) hạng 120 (2018)
-Sử dụng kỹ thuật (Technology utilisation) 102 (2018)
-Vốn đầu tư ngoại quốc (Foreign ownership) 103 (2018)
-Học sinh quốc ngoại (International students) 103 (2017)
-Khoan dung với người di dân (Tollerance of immigrants) 101 (2018)
-Nhân quyền (Personal right) 112 (2019)
-Tổ chức nghiệp đoàn (Professional network) 112 (2018)
-Tinh thần cộng tác trong sở (Colloboration within organisations) 111 (2018)
-Tinh thần cộng tác giữa các công ty (Colloboration across Organisations) 89 (2018)
-Môi trường sống (Environment) 105 (2018)
-Lao động có trình độ trung học (Workforce with secondary education) 99 (2018)
-Trình độ chuyên nghiệp (Technical professionals) 107 (2018)
Theo 'Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (GTCI)' do trường kinh doanh nổi tiếng của Pháp là Institut Européen d’Administration des Affaires (INSEAD) kết hợp với Viện Portulans, một cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận, thì sự khác biệt về việc thu hút nhân tài đang lớn ra giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Nhân tài là yếu tố quyết định cho một tương lai trù phú hay nghèo khó cuả một quốc gia cũng như cuả một thành phố. Nơi nào thu hút thêm nhiều nhân tài thì nơi đó càng trở thành thịnh vượng thêm lên, và ngược lại nơi nào mà nhân tài bỏ đi thì nơi đó sẽ mất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Trường họp Việt Nam là đáng lo ngại vì năm nay đã có một sự thụt lùi lớn lao (từ hạng 72 xuống 96), đó là một sự thoái trào tương đương với hàng chục năm, và chỉ còn là một nửa cuả Philippines (46). Trong hàng ngũ các quốc gia vùng Đông Nam Á và Đại Dương Châu (Eastern, Southeastern Asia and Oceania), Việt Nam chúng ta chỉ hơn có Lào và Cao Miên.
Bản bá cáo lần thứ bảy của GTCI mới công bố vào tuần trước, không chỉ tiếp tục các tiêu chí cuả các năm trước đây, nhưng lần này nó còn khám phá ra rằng sự phát triển 'Trí tuệ nhân tạo (AI)' đang làm thay đổi bản chất của công ăn việc làm và do đó họ đã đánh giá lại các chỉ tiêu cuả môi trường làm việc, cấu trúc cuả các công ty và hệ sinh thái mới.
Những công ty, quốc gia hoặc thành phố nào có nhiều nỗ lực để thúc đẩy khả năng AI thì đều có một vị trí tốt để hưởng lợi từ cuộc cách mạng AI, và hơn thế nữa, đã có thể hoán chuyển cách làm việc trong thời gian Covid để duy trì sự phát triển về kinh tế, xã hội một cách hài hoà.
GTCI là gì?
GTCI là một báo cáo hàng năm, đo lường và xếp hạng các quốc gia và thành phố dựa trên khả năng phát triển, thu hút và giữ chân nhân tài của họ.
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014, GTCI cung cấp rất nhiều dữ liệu giúp người ta quyết định chiến lược để thu hút tài năng, tránh những lỗi lầm về việc sử dụng nhân tài và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.
Năm nay, mô hình GTCI đã được cải tiến. Một số chỉ tiêu đã bị loại bỏ và một số chỉ tiêu mới đã được thêm vào. Một trong những chỉ tiêu mới là việc 'Áp dụng công nghệ' mà các quốc gia sử dụng, việc đầu tư vào các công nghệ mới, và quan trọng là việc phát triển AI.
Số quốc gia mà GTCI nghiên cứu trong năm 2020 cũng đã tăng lên 132 quốc gia, so với năm ngoái là 125 quốc gia.
Bản báo cáo còn có một phần đặc biệt xếp hạng 155 thành phố lớn toàn cầu (GCTCI), trong đó Việt Nam có 2 thành phố là Saigon (HCM City), hạng 114 và Hanoi, hạng 145.
Một vinh dự bất ngờ cho Á Châu:
Singapore đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ thu hút, phát triển, hỗ trợ và giữ chân nhân tài, chỉ đứng sau Thụy Sĩ nhưng trước cả Hoa Kỳ.
Vị trí thứ hai của Singapore là sự kết hợp của nhiều yếu tố khiến cho đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng lớn ở mũi Bán đảo Mã Lai trở thành điểm đến hấp dẫn cho những nhân tài đang tìm kiếm cơ hội thi thố tài năng cuả mình.
Yếu tố quyết định là Singapore đã biết kết hợp những người có kỹ năng vào một môi trường được quản lý chặt chẽ, nhưng luôn cởi mở với những đổi mới, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ nano sinh học.
Thêm vào đó là chất lượng giáo dục, nổi bật vì tính cởi mở và khả năng nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật.
Những điều đó đã cho phép Singapore đáp ứng nhu cầu việc làm và lực lượng lao động dễ dàng hơn các nơi khác. Tuy nhiên trong đại dịch Covid, Singapore cũng đã gặp khá nhiều khó khăn và vì thế, trong khi bản báo cáo ghi nhận sự xuất sắc của Singapore như là một quốc gia, thì đã lưu ý rằng với tư cách là một thành phố, nó đã tụt từ vị trí thứ ba xuống thứ bảy.
Dù cho thế Singapore vẫn là thành phố duy nhất ở châu Á có tên trong số mười thành phố hàng đầu cuả Thế giới.
Trường hợp Việt Nam:
Những năm trước Việt Nam được xếp hạng vào khoảng trung bình.
Năm 2015, đứng hạng 71 (125 quốc gia)
Năm 2018-2019, đứng hạng 72 (125 quốc gia).
Nhưng năm nay (2020), Việt Nam đã bị tụt xuống hạng 96 (132 quốc gia).
Những chỉ số cao thấp cuả Việt Nam:
Có một số điểm cao hơn trung bình làm cho Việt Nam tuy là một quốc gia đứng hạng thấp trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển nhưng vẫn giữ được nhân tài một cách trung trung (71,72) trong nhiều năm trước, đó là:
-Luật pháp (rule of law), đứng hạng 60 trong năm 2017.
-Chính trị ổn định (Political stability), đứng hạng 47 trong năm 2017.
-Kinh doanh dễ dàng (Ease of doing business), đứng hạng 64 (2018).
-Việc đầu tư vào các nghiên cứu (R&D expenditure), hạng 61 (2017).
-Nền đại học (University ranking), hạng 61 (2019).
Nhưng đó là những điểm ít ỏi, sau đây là những nhược điểm mà Việt nam vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến việc xếp hạng bị thụt lùi một cách thê thảm trong năm nay:
-Quản lý (Professional management) hạng 120 (2018)
-Sử dụng kỹ thuật (Technology utilisation) 102 (2018)
-Vốn đầu tư ngoại quốc (Foreign ownership) 103 (2018)
-Học sinh quốc ngoại (International students) 103 (2017)
-Khoan dung với người di dân (Tollerance of immigrants) 101 (2018)
-Nhân quyền (Personal right) 112 (2019)
-Tổ chức nghiệp đoàn (Professional network) 112 (2018)
-Tinh thần cộng tác trong sở (Colloboration within organisations) 111 (2018)
-Tinh thần cộng tác giữa các công ty (Colloboration across Organisations) 89 (2018)
-Môi trường sống (Environment) 105 (2018)
-Lao động có trình độ trung học (Workforce with secondary education) 99 (2018)
-Trình độ chuyên nghiệp (Technical professionals) 107 (2018)