Hình ảnh ngày thế giới truyền giáo
Từ khi Chúa Giêsu Kitô thành lập Hội Thánh cách đây hơn hai ngàn năm, nhiệm vụ rao truyền giáo rao giảng tin mừng tình yêu Thiên Chúa là bổn phận căn bản sống còn của Hội Thánh về khía cạnh tâm linh cũng như về khía cạnh tổ chức giáo đòan, xứ đạo hội đoàn.
Vậy đâu là hình ảnh nếp sống truyền gíao của Hội Thánh Chúa?
Khởi đầu từ các Thánh tông đồ, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, đã từ Jerusalem nước Do Thái ra đi sang các xã hội đất nước trong vùng đế quốc Roma, rao truyền tin mừng tình yêu, niềm hy vọng vào Chúa cho con người. Và các ngài đã mở mang xây dựng đời sống tâm linh các nhóm giáo đoàn, các cơ sở thánh đường thờ phượng Chúa.
Công việc bổn phận đó luôn được tiếp tục trong dòng lịch sử thời gian Hội Thánh lan rộng khắp nơi trên thế giới. Sau các Thánh Tông đồ, những vị thi hành công việc truyền giáo được kính trọng có danh xưng là những Vị Thừa Sai. Họ ra đi dấn thân làm công việc rao truyền làm chứng cho tin mừng vào Thiên Chúa nơi các dân tộc trên khắp thế giới là hình ảnh trình bày nếp sống tràn đầy mở ra con đường niềm vui, niềm hy vọng.
Các Vị Thừa Sai xác tín vào Tin mừng của Chúa, xác tín công việc truyền giáo tin mừng vào Chúa là việc thiện hảo tốt lành cho con người. Nên họ bỏ tất cả lại sau lưng, ra đi sang các xứ sở đất nước xa lạ, dù gặp khó khăn thử thách về khí hậu, về ngôn ngữ phong tục văn hóa, về cung cách nếp sống ăn uống, phải chịu cảnh truy nã bắt bớ, và chịu chết…nhưng vẫn một mực sống theo tôn chỉ như Thánh Phaolo đã viết nhắn nhủ đề ra: “Đừng sờn lòng nản chí làm việc thiện” ( Thư gửi Giáo đoàn Galata 6,9).
Tình yêu Thiên Chúa, tình yêu con người đã thôi thúc các Thừa sai sống dấn thân hy sinh chịu đựng.
Các Thừa sai ra đi làm công việc truyền giáo rao giảng tin mừng của Thiên Chúa cho con người, họ cần có hậu phương trợ lực nâng đỡ đời sống hy sinh dấn thân của họ, nhất là về tinh thần.
Một người giáo hữu, chị Chị Paulin Jaricot (* 22.07.1799, Lyon - + 09.01.1862) đã là người tiên phong đề ra sáng kiến đạo đức thấm nhuộm tình liên đới hỗ trợ nâng đỡ việc truyền bá đức tin.
Chị Jaricot là con gái một thương gia giầu có về sản xuất vải tơ lụa, thành Lyon bên nước Pháp. Năm 1816 sau khi trải nghiệm được ân đức trở lại với Chúa, chị đã đem tài sản trao tặng những người thợ thuyền, người đau bệnh, người nghèo khó và cho mục đích tôn giáo.
Năm 1819 chị thành lập hội truyền giáo có tính quốc gia, qua tôn chỉ hằng ngày các thành viên hội phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, và hằng tuần phải bỏ ra một Xu cho quyên tặng.
Hội truyền giáo càng ngày được biết đến nhiều, cùng có thêm nhiều thành viên tích cực hỗ trợ. Và ngày 03.tháng Năm 1822 Hội chính thức thành hiệp hội mang tích cách quốc tế cho việc rao giảng quảng bá đức tin - Societe pour la propagantion de la fois. Ở nước Pháp hội có danh hiệu “Lyoner Missionsverein.”.
Paulin Jaricot còn thiết lập “ Hội đền tạ trái tim Chúa Giêsu” cho chị em lao động phụ nữ. Và năm 1826 Chị lập ra hội cầu nguyện đọc kinh Mân côi. Hiệp hội này sau thành “ Hội thơ ấu đời Chúa Giêsu.”
Ngày 10.08.1835 Paulin Jaricot nhận được ơn chữa lành khỏi bệnh nặng, khi chị đến cầu nguyện bên cạnh mộ của Thánh nữ Philomena ở Mugnano. Sau đó Jaricot tích cực cổ vũ hỗ trợ việc sùng kính các Thánh bên Pháp.
Năm 1852 xưởng chế biến tơ vải lụa của gia đình chị bị khánh tận. Chị mất hết tài sản, bị khinh chê cùng bị trả thù. Từ đó chị sống ẩn dật trong nghèo túng cho tới khi qua đời năm 1862.
Từ năm 1935 thân xác chị qúa cố Paulin Jaricot được cải táng đưa đến thánh đường Saint-Nizier thành phố Lyon. Dự án phong Thánh cho chị được tiến hành. Và ngày 04.10.2021 Vatican đã thông báo chị Jaricot sẽ được phong lên hàng Chân Phước ngày 22.05.2022 sắp tới.
Ngày 03.05.1922 Đức Giáo Hoàng Pio XI đã chuyển trung tâm Hội truyền bá đức tin – do sáng kiến của Paulin Jaricot đã thành lập năm 1819- từ Lyon bên nước Pháp về giáo đô Roma bên Vatican với danh hiệu Opus Pontificium a propaganda fidei – Hội Giáo hoàng truyền giáo.
Ngày 14.06.1926 Đức Giáo Hoàng PIO XI. đã quy định hằng năm có ngày “ chúa nhật truyền giáo - còn gọi là khánh nhật truyền giáo.” trong toàn thể Hội thánh Công Giáo hoàn cầu, vào ngày chúa nhật trước chúa nhật cuối tháng Mười.
Ngày thế giới truyền giáo nói lên đặc tính của ngày lễ chung toàn Hội Thánh Chúa, và biểu lộ tình liên đới với mọi dân tộc trong hoàn vũ qua lời cầu nguyện cùng việc bác ái hỗ trợ nâng đỡ đời sống các Vị Thừa Sai đi đến với con người, hỗ trợ công việc mở mang giúp đời sống con người nơi các xứ truyền giáo còn trong tình trạng thiệu thốn.
“Vào Ngày Thế giới Truyền giáo mà chúng ta cử hành hàng năm vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, chúng ta nhớ lại với lòng biết ơn tất cả những người nam nữ, những người bằng chứng tá cuộc sống của họ đã giúp chúng ta canh tân cam kết khi lãnh nhận bí tích rửa tội trở thành những tông đồ quảng đại và vui tươi của Tin Mừng. Chúng ta hãy đặc biệt nhớ đến tất cả những ai kiên quyết lên đường, rời bỏ nhà cửa và gia đình, để mang Tin Mừng đến tất cả những nơi và cho những người khát khao sứ điệp cứu độ của nó.
Khi chiêm ngưỡng chứng tá truyền giáo của họ, chúng ta được thôi thúc để can đảm cầu xin “xin Chủ ruộng hãy sai những người làm công vào cánh đồng của Người” (Lc 10, 2). Chúng ta biết rằng lời kêu gọi truyền giáo không phải thuộc về quá khứ, hay là một sự lãng mạn còn sót lại từ thời trước.
Ngày nay, Chúa Giêsu cũng cần những trái tim có khả năng trải nghiệm ơn gọi như một câu chuyện tình yêu đích thực thúc giục họ đi ra các vùng ngoại vi của thế giới, như là sứ giả và tác nhân của lòng thương xót. Người đưa ra lời kêu gọi này với tất cả mọi người, và theo những cách khác nhau.
Chúng ta có thể nghĩ về những vùng ngoại vi xung quanh chúng ta, ở trung tâm của các thành phố hoặc của chính gia đình chúng ta. Sự cởi mở phổ quát đối với tình yêu có một chiều kích không phải là địa lý mà là hiện hữu.
Luôn luôn, nhưng đặc biệt là trong những thời điểm đại dịch này, điều quan trọng là chúng ta phải phát triển khả năng hàng ngày để mở rộng vòng kết nối của mình, để tiếp cận với những người khác, mặc dù gần gũi với chúng ta, nhưng không phải là một phần ngay lập tức trong “vòng tròn lợi ích” của chúng ta (x. Fratelli tutti, 97).
Truyền giáo là sẵn sàng suy nghĩ như Chúa Kitô, cùng với Người tin tưởng rằng những người xung quanh chúng ta cũng là anh chị em của tôi.” ( Đức Thánh Cha Phanxico, Sứ điệp ngày chúa nhật thế giới truyền giáo 2021).
Ngày thế giới truyền giáo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ khi Chúa Giêsu Kitô thành lập Hội Thánh cách đây hơn hai ngàn năm, nhiệm vụ rao truyền giáo rao giảng tin mừng tình yêu Thiên Chúa là bổn phận căn bản sống còn của Hội Thánh về khía cạnh tâm linh cũng như về khía cạnh tổ chức giáo đòan, xứ đạo hội đoàn.
Vậy đâu là hình ảnh nếp sống truyền gíao của Hội Thánh Chúa?
Khởi đầu từ các Thánh tông đồ, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, đã từ Jerusalem nước Do Thái ra đi sang các xã hội đất nước trong vùng đế quốc Roma, rao truyền tin mừng tình yêu, niềm hy vọng vào Chúa cho con người. Và các ngài đã mở mang xây dựng đời sống tâm linh các nhóm giáo đoàn, các cơ sở thánh đường thờ phượng Chúa.
Công việc bổn phận đó luôn được tiếp tục trong dòng lịch sử thời gian Hội Thánh lan rộng khắp nơi trên thế giới. Sau các Thánh Tông đồ, những vị thi hành công việc truyền giáo được kính trọng có danh xưng là những Vị Thừa Sai. Họ ra đi dấn thân làm công việc rao truyền làm chứng cho tin mừng vào Thiên Chúa nơi các dân tộc trên khắp thế giới là hình ảnh trình bày nếp sống tràn đầy mở ra con đường niềm vui, niềm hy vọng.
Các Vị Thừa Sai xác tín vào Tin mừng của Chúa, xác tín công việc truyền giáo tin mừng vào Chúa là việc thiện hảo tốt lành cho con người. Nên họ bỏ tất cả lại sau lưng, ra đi sang các xứ sở đất nước xa lạ, dù gặp khó khăn thử thách về khí hậu, về ngôn ngữ phong tục văn hóa, về cung cách nếp sống ăn uống, phải chịu cảnh truy nã bắt bớ, và chịu chết…nhưng vẫn một mực sống theo tôn chỉ như Thánh Phaolo đã viết nhắn nhủ đề ra: “Đừng sờn lòng nản chí làm việc thiện” ( Thư gửi Giáo đoàn Galata 6,9).
Tình yêu Thiên Chúa, tình yêu con người đã thôi thúc các Thừa sai sống dấn thân hy sinh chịu đựng.
Các Thừa sai ra đi làm công việc truyền giáo rao giảng tin mừng của Thiên Chúa cho con người, họ cần có hậu phương trợ lực nâng đỡ đời sống hy sinh dấn thân của họ, nhất là về tinh thần.
Một người giáo hữu, chị Chị Paulin Jaricot (* 22.07.1799, Lyon - + 09.01.1862) đã là người tiên phong đề ra sáng kiến đạo đức thấm nhuộm tình liên đới hỗ trợ nâng đỡ việc truyền bá đức tin.
Chị Jaricot là con gái một thương gia giầu có về sản xuất vải tơ lụa, thành Lyon bên nước Pháp. Năm 1816 sau khi trải nghiệm được ân đức trở lại với Chúa, chị đã đem tài sản trao tặng những người thợ thuyền, người đau bệnh, người nghèo khó và cho mục đích tôn giáo.
Năm 1819 chị thành lập hội truyền giáo có tính quốc gia, qua tôn chỉ hằng ngày các thành viên hội phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, và hằng tuần phải bỏ ra một Xu cho quyên tặng.
Hội truyền giáo càng ngày được biết đến nhiều, cùng có thêm nhiều thành viên tích cực hỗ trợ. Và ngày 03.tháng Năm 1822 Hội chính thức thành hiệp hội mang tích cách quốc tế cho việc rao giảng quảng bá đức tin - Societe pour la propagantion de la fois. Ở nước Pháp hội có danh hiệu “Lyoner Missionsverein.”.
Paulin Jaricot còn thiết lập “ Hội đền tạ trái tim Chúa Giêsu” cho chị em lao động phụ nữ. Và năm 1826 Chị lập ra hội cầu nguyện đọc kinh Mân côi. Hiệp hội này sau thành “ Hội thơ ấu đời Chúa Giêsu.”
Ngày 10.08.1835 Paulin Jaricot nhận được ơn chữa lành khỏi bệnh nặng, khi chị đến cầu nguyện bên cạnh mộ của Thánh nữ Philomena ở Mugnano. Sau đó Jaricot tích cực cổ vũ hỗ trợ việc sùng kính các Thánh bên Pháp.
Năm 1852 xưởng chế biến tơ vải lụa của gia đình chị bị khánh tận. Chị mất hết tài sản, bị khinh chê cùng bị trả thù. Từ đó chị sống ẩn dật trong nghèo túng cho tới khi qua đời năm 1862.
Từ năm 1935 thân xác chị qúa cố Paulin Jaricot được cải táng đưa đến thánh đường Saint-Nizier thành phố Lyon. Dự án phong Thánh cho chị được tiến hành. Và ngày 04.10.2021 Vatican đã thông báo chị Jaricot sẽ được phong lên hàng Chân Phước ngày 22.05.2022 sắp tới.
Ngày 03.05.1922 Đức Giáo Hoàng Pio XI đã chuyển trung tâm Hội truyền bá đức tin – do sáng kiến của Paulin Jaricot đã thành lập năm 1819- từ Lyon bên nước Pháp về giáo đô Roma bên Vatican với danh hiệu Opus Pontificium a propaganda fidei – Hội Giáo hoàng truyền giáo.
Ngày 14.06.1926 Đức Giáo Hoàng PIO XI. đã quy định hằng năm có ngày “ chúa nhật truyền giáo - còn gọi là khánh nhật truyền giáo.” trong toàn thể Hội thánh Công Giáo hoàn cầu, vào ngày chúa nhật trước chúa nhật cuối tháng Mười.
Ngày thế giới truyền giáo nói lên đặc tính của ngày lễ chung toàn Hội Thánh Chúa, và biểu lộ tình liên đới với mọi dân tộc trong hoàn vũ qua lời cầu nguyện cùng việc bác ái hỗ trợ nâng đỡ đời sống các Vị Thừa Sai đi đến với con người, hỗ trợ công việc mở mang giúp đời sống con người nơi các xứ truyền giáo còn trong tình trạng thiệu thốn.
“Vào Ngày Thế giới Truyền giáo mà chúng ta cử hành hàng năm vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, chúng ta nhớ lại với lòng biết ơn tất cả những người nam nữ, những người bằng chứng tá cuộc sống của họ đã giúp chúng ta canh tân cam kết khi lãnh nhận bí tích rửa tội trở thành những tông đồ quảng đại và vui tươi của Tin Mừng. Chúng ta hãy đặc biệt nhớ đến tất cả những ai kiên quyết lên đường, rời bỏ nhà cửa và gia đình, để mang Tin Mừng đến tất cả những nơi và cho những người khát khao sứ điệp cứu độ của nó.
Khi chiêm ngưỡng chứng tá truyền giáo của họ, chúng ta được thôi thúc để can đảm cầu xin “xin Chủ ruộng hãy sai những người làm công vào cánh đồng của Người” (Lc 10, 2). Chúng ta biết rằng lời kêu gọi truyền giáo không phải thuộc về quá khứ, hay là một sự lãng mạn còn sót lại từ thời trước.
Ngày nay, Chúa Giêsu cũng cần những trái tim có khả năng trải nghiệm ơn gọi như một câu chuyện tình yêu đích thực thúc giục họ đi ra các vùng ngoại vi của thế giới, như là sứ giả và tác nhân của lòng thương xót. Người đưa ra lời kêu gọi này với tất cả mọi người, và theo những cách khác nhau.
Chúng ta có thể nghĩ về những vùng ngoại vi xung quanh chúng ta, ở trung tâm của các thành phố hoặc của chính gia đình chúng ta. Sự cởi mở phổ quát đối với tình yêu có một chiều kích không phải là địa lý mà là hiện hữu.
Luôn luôn, nhưng đặc biệt là trong những thời điểm đại dịch này, điều quan trọng là chúng ta phải phát triển khả năng hàng ngày để mở rộng vòng kết nối của mình, để tiếp cận với những người khác, mặc dù gần gũi với chúng ta, nhưng không phải là một phần ngay lập tức trong “vòng tròn lợi ích” của chúng ta (x. Fratelli tutti, 97).
Truyền giáo là sẵn sàng suy nghĩ như Chúa Kitô, cùng với Người tin tưởng rằng những người xung quanh chúng ta cũng là anh chị em của tôi.” ( Đức Thánh Cha Phanxico, Sứ điệp ngày chúa nhật thế giới truyền giáo 2021).
Ngày thế giới truyền giáo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long