Trước thảm trạng ở Myanmar, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời hãy cầu nguyện cho đất nước Myanmar, tìm thấy hòa bình sau nhiều năm xung đột và bách hại.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Myanmar. ĐTC nói hãy cầu xin Chúa "ban hòa bình" cho "vùng đất đáng thương này" đã phải hứng chịu quá nhiều đau thương trong những năm gần đây.
Đức Thánh Cha cầu xin Chúa cho “những bàn tay của những người đang sống ở đó, dù có thể không lau khô được nước mắt trước những niềm đau và chết chóc, nhưng có thể cùng nhau vượt qua những khó khăn và cùng nhau tìm kiếm hòa bình."
Sáu tháng trước đây, quân đội đã đảo chánh cướp chính quyền ở Myanmar. Kể từ đó, những người dân vô tội và tha thiết với dân chủ đã xuống đường biểu tình, và kết liễu của những cuộc biểu tình thường là những chết chóc thương vong. Tướng Min Aung Hlaing là kẻ cầm đầu cuộc đảo chính, đã bị quốc tế lên án và trừng phạt vì đã dùng quân đội mà trấn át và xua trừ các dân tộc thiểu số. Kể từ cuộc đảo chính, đã có hơn 200.000 người phải bỏ làng mạc mà trốn chạy...
Việc Myanmar đối xử với người thiểu số Rohingya đã bị quốc tế lên án. Myanmar coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp và từ chối quyền công dân của họ. Trong nhiều thập kỷ, nhiều người đã trốn khỏi đất nước để tránh bị đàn áp.
Hàng nghìn người Rohingya đã thiệt mạng và hơn 700.000 người đã trốn chạy sang Bangladesh, kể từ sau cuộc đàn áp của quân đội vào năm 2017.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời hãy cầu nguyện cho đất nước Myanmar, tìm thấy hòa bình sau nhiều năm xung đột và bách hại.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Trong buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Myanmar. ĐTC nói hãy cầu xin Chúa "ban hòa bình" cho "vùng đất đáng thương này" đã phải hứng chịu quá nhiều đau thương trong những năm gần đây.
Đức Thánh Cha cầu xin Chúa cho “những bàn tay của những người đang sống ở đó, dù có thể không lau khô được nước mắt trước những niềm đau và chết chóc, nhưng có thể cùng nhau vượt qua những khó khăn và cùng nhau tìm kiếm hòa bình."
Sáu tháng trước đây, quân đội đã đảo chánh cướp chính quyền ở Myanmar. Kể từ đó, những người dân vô tội và tha thiết với dân chủ đã xuống đường biểu tình, và kết liễu của những cuộc biểu tình thường là những chết chóc thương vong. Tướng Min Aung Hlaing là kẻ cầm đầu cuộc đảo chính, đã bị quốc tế lên án và trừng phạt vì đã dùng quân đội mà trấn át và xua trừ các dân tộc thiểu số. Kể từ cuộc đảo chính, đã có hơn 200.000 người phải bỏ làng mạc mà trốn chạy...
Việc Myanmar đối xử với người thiểu số Rohingya đã bị quốc tế lên án. Myanmar coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp và từ chối quyền công dân của họ. Trong nhiều thập kỷ, nhiều người đã trốn khỏi đất nước để tránh bị đàn áp.
Hàng nghìn người Rohingya đã thiệt mạng và hơn 700.000 người đã trốn chạy sang Bangladesh, kể từ sau cuộc đàn áp của quân đội vào năm 2017.