Đức Thánh Cha nhắn nhủ vị Thượng phụ Armenia mới: Hãy gần gũi với Syria và Lebanon
Trong lá thư “Hiệp Thông”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi cho vị Thượng phụ mới của Giáo Hội Công Giáo Armenia, người được bầu chọn vào ngày 23 tháng 9. Đức Thánh Cha đã tiếp Đức Raphaël Bedros XXI Minassian của Cilicia tại Vatican vào thứ Sáu (24/9/2021).
(Tin Vatican)
Sau cuộc bầu cử, Đức Thượng phụ Cilicia của người Armenia đã viết cho Đức Thánh Cha Phanxicô một lá thư “Hiệp Thông” (Ecclesiastica Communio), mà Đức Thánh Cha đã phúc đáp lại bằng một lá thư hôm thứ Năm (23/9/2021). Trong đó Đức Thánh Cha cho biết ngài chia sẻ niềm vui với Giáo Hội Công Giáo Armenia, đã có Thượng hội đồng nhóm họp lần đầu tiên ở Lebanon và sau đó ở Rome để bầu người kế vị thay thế Đức Krikor Bedros XX Gabroyan, người đã qua đời vào ngày 25 tháng 5.
Tòa Thượng phụ Công Giáo Armenia ở Cilicia là một trong 22 Giáo Hội Công Giáo phương Đông hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Tòa thượng phụ có trụ sở chính tại Beirut, Lebanon.
Syria, Lebanon
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến những đau khổ của người dân Syria và Lebanon, nơi có Tòa Thượng Phụ Cilicia của người Armenia. Ngài cũng cho hay đại dịch "vẫn còn dai dẳng lâu dài mới có thể được khắc phục được ở nhiều nơi trên thế giới."
Trong tình huống này, ĐTC nói, "tất cả những người có thiện chí, đặc biệt là Kitô hữu, được kêu gọi trở thành anh chị em láng riềng với nhau, giúp nhau vượt qua sự thờ ơ và cô đơn." ĐTC viết: “Ngay cả trước những trận lũ lụt lịch sử và bão trong các sa mạc của thời đại chúng ta, chúng ta có thể và hướng về Đấng bị đóng đinh và Phục sinh.”
Sự đau khổ của người Armenia
Đức Thánh Cha viết: Người Armenia được coi là “dân bị đau khổ triền miên”, vì họ đã trải qua nhiều thử thách trong suốt hơn 1.700 năm lịch sử Kitô giáo. Họ có "một khả năng sinh tồn và làm phát sinh hoa trái, nhờ sự thánh thiện và khôn ngoan của các thánh và các vị tử đạo, nền văn hóa của các hiền triết và tư tưởng, nghệ thuật biết ghi dấu vào thánh giá như một cây sự sống, dấu chứng cho niềm tin chiến thắng trước mọi nghịch cảnh bất lợi..."
Ký ức và truyền thống của người Armenia
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận Giáo hội Armenia đã hoàn toàn hòa nhập cuộc vào cuộc sống của người Armenia, bảo tồn ký ức và truyền thống của họ, đồng thời liên kết sâu sắc với Đấng kế vị Tông đồ Phêrô. Ngài giao phó sự chăm sóc các thế hệ trẻ, việc thăng tiến ơn gọi, và tìm ra sự hòa hợp khôn ngoan giữa các thực thể khác nhau của cộng đồng, chẳng hạn như các Nữ tu Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Giáo hội Mekhitarist, và Viện Thượng phụ Bzommar, cũng như nhiều người Công Giáo Armenia được hình thành và sống giữa những người Công Giáo La mã như là những nhận thức di sản của Armenia.
Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng Đức Mẹ toàn thắng; và các thánh của Armenia như thánh Gregory Narek, người được Giáo hội tuyên phong là Tiến sĩ Giáo hội, hướng dẫn và cầu bầu cho Đức Thượng phụ mới. ĐTC hy vọng, đặc biệt là Giáo hội Armenia cùng với Giáo Hội Công Giáo làm nên “con đường của tình huynh đệ đích thực và đối thoại đại kết cho các anh chị em chúng ta”.
Đức Thượng Phụ Raphaël Bedros đã tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du của ngài tới Armenia từ ngày 24 đến 26 tháng 6 năm 2016.
Trong lá thư “Hiệp Thông”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi cho vị Thượng phụ mới của Giáo Hội Công Giáo Armenia, người được bầu chọn vào ngày 23 tháng 9. Đức Thánh Cha đã tiếp Đức Raphaël Bedros XXI Minassian của Cilicia tại Vatican vào thứ Sáu (24/9/2021).
(Tin Vatican)
Sau cuộc bầu cử, Đức Thượng phụ Cilicia của người Armenia đã viết cho Đức Thánh Cha Phanxicô một lá thư “Hiệp Thông” (Ecclesiastica Communio), mà Đức Thánh Cha đã phúc đáp lại bằng một lá thư hôm thứ Năm (23/9/2021). Trong đó Đức Thánh Cha cho biết ngài chia sẻ niềm vui với Giáo Hội Công Giáo Armenia, đã có Thượng hội đồng nhóm họp lần đầu tiên ở Lebanon và sau đó ở Rome để bầu người kế vị thay thế Đức Krikor Bedros XX Gabroyan, người đã qua đời vào ngày 25 tháng 5.
Tòa Thượng phụ Công Giáo Armenia ở Cilicia là một trong 22 Giáo Hội Công Giáo phương Đông hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Tòa thượng phụ có trụ sở chính tại Beirut, Lebanon.
Syria, Lebanon
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến những đau khổ của người dân Syria và Lebanon, nơi có Tòa Thượng Phụ Cilicia của người Armenia. Ngài cũng cho hay đại dịch "vẫn còn dai dẳng lâu dài mới có thể được khắc phục được ở nhiều nơi trên thế giới."
Trong tình huống này, ĐTC nói, "tất cả những người có thiện chí, đặc biệt là Kitô hữu, được kêu gọi trở thành anh chị em láng riềng với nhau, giúp nhau vượt qua sự thờ ơ và cô đơn." ĐTC viết: “Ngay cả trước những trận lũ lụt lịch sử và bão trong các sa mạc của thời đại chúng ta, chúng ta có thể và hướng về Đấng bị đóng đinh và Phục sinh.”
Sự đau khổ của người Armenia
Đức Thánh Cha viết: Người Armenia được coi là “dân bị đau khổ triền miên”, vì họ đã trải qua nhiều thử thách trong suốt hơn 1.700 năm lịch sử Kitô giáo. Họ có "một khả năng sinh tồn và làm phát sinh hoa trái, nhờ sự thánh thiện và khôn ngoan của các thánh và các vị tử đạo, nền văn hóa của các hiền triết và tư tưởng, nghệ thuật biết ghi dấu vào thánh giá như một cây sự sống, dấu chứng cho niềm tin chiến thắng trước mọi nghịch cảnh bất lợi..."
Ký ức và truyền thống của người Armenia
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận Giáo hội Armenia đã hoàn toàn hòa nhập cuộc vào cuộc sống của người Armenia, bảo tồn ký ức và truyền thống của họ, đồng thời liên kết sâu sắc với Đấng kế vị Tông đồ Phêrô. Ngài giao phó sự chăm sóc các thế hệ trẻ, việc thăng tiến ơn gọi, và tìm ra sự hòa hợp khôn ngoan giữa các thực thể khác nhau của cộng đồng, chẳng hạn như các Nữ tu Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Giáo hội Mekhitarist, và Viện Thượng phụ Bzommar, cũng như nhiều người Công Giáo Armenia được hình thành và sống giữa những người Công Giáo La mã như là những nhận thức di sản của Armenia.
Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng Đức Mẹ toàn thắng; và các thánh của Armenia như thánh Gregory Narek, người được Giáo hội tuyên phong là Tiến sĩ Giáo hội, hướng dẫn và cầu bầu cho Đức Thượng phụ mới. ĐTC hy vọng, đặc biệt là Giáo hội Armenia cùng với Giáo Hội Công Giáo làm nên “con đường của tình huynh đệ đích thực và đối thoại đại kết cho các anh chị em chúng ta”.
Đức Thượng Phụ Raphaël Bedros đã tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du của ngài tới Armenia từ ngày 24 đến 26 tháng 6 năm 2016.