Hình ảnh bài giáo lý nghiêm trọng
Từ trời cao xuống trần gian làm người, Chúa Giêsu có sứ mệnh rao giảng nước Thiên Chúa cho con người. Trong các bài giảng dụ ngôn Chúa Giêsu nói về sứ điệp tình bác ái thương yêu, sự tha thứ ơn bình an sự cứu độ của Thiên Chúa cho linh hồn con người. Ngài khởi đầu sứ mệnh đó khởi đầu từ vùng bờ hồ Genezareth miền Galileo phía Bắc nước Do Thái.
Nhưng trên đường xuống miền Nam nước Do Thái đến Jerusalem, bài giảng giáo lý của Chúa Giêsu chứa đựng nội dung cùng ngôn ngữ quyết liệt gay gắt hơn cùng và có hình mầu sắc cảnh báo nghiêm trọng, phải, tựa như đe dọa nạt!
"Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt.
Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục.
Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt".” ( Phúc âm Thánh Marcô 8, 43-47).
Tại sao Chúa Giêsu lần này lại giảng dạy với hình ảnh nghiêm trọng gay gắt như thế?
Ở vùng miền Galileo cuộc sống dân giã thanh bình và thời kỳ lúc Chúa Giêsu ra giảng đạo chưa có dấu hiệu nguy hiểm cho đời sống mình. Nhưng càng tiến gần về thủ đô Jerusalem miền nam nước Do Thái, Chúa Giêsu càng cảm nhận ra sự nguy hiểm cho đời sống mình càng bị cạnh tranh, bị đe dọa nhiều hơn. Vì giới giáo sỹ Do Thái thời lúc đó không chấp nhận giáo lý của Ngài, cùng không chấp nhận ngài nữa. Họ muốn loại trừ ngài.
Chúa Giêsu biết thời gian không còn bao lâu nữa cho đời sống mình trên trần gian. Nên ngài dùng hình ảnh như thế rao giảng giáo lý. Chúa Giêsu muốn cứu thoát linh hồn con người khỏi hình phạt trong hỏa ngục.
Tương tự như thế, khi người con nhỏ còn trong vòng tay gia đình, cha mẹ thường nói lời dịu ngọt với con mình. Nhưng khi người con lớn khôn, lúc gặp nguy hiểm đe đọa, lúc đi vào sống tự lập nơi trường đời, cha mẹ thường nói lời lẽ nghiêm trọng to tiếng rõ rệt hơn để cảnh giác con mình: Trước những cạm gẫy cám dỗ, con phải biết dừng lại. Không thì đời sống con sẽ gặp nguy hiểm, xa trật con đường uổng phí thiệt hại cho đời sống con!
Chúa Giêsu dùng hình ảnh chân tay, con mắt và cả miệng lưỡi, như trong nền văn hóa dân gian vùng Trung Đông trong bài gíao lý.
Những hình ảnh này là ngôn ngữ có nguồn gốc nơi tòa án xét xử. Theo tập tục của Do Thái tay chân, con mắt là những thành phần chi thể quan trọng nhất của con người. Chúng chỉ huy những tham vọng ước muốn con người.
Theo suy tưởng ngày nay có thể diễn dịch ra như sau:
- Hãy xa tránh lìa khỏi những hành vi gây ra dữ sự điều xấu do tay hành động.
- Hãy từ bỏ xa con đường đưa dẫn đến sự bất hạnh do đôi chân muốn đi trên đó.
- Đừng hướng tầm nhìn con mắt sự ganh tỵ thèm muốn về người khác, về sự thể khác.
- Hãy biết ngừng lại, giữ im lặng đừng để miệng lưỡi không trở thành khờ ngu dại phát ra những lời làm thiệt hại tổn thương danh dự phẩm gía nhau!
Chúa Giêsu dùng hình ảnh ngôn ngữ nghiêm trọng như thế nói lên trách nhiệm về nước Thiên Chúa, nước của bác ái hòa bình, về nếp sống cộng đoàn với Thiên Chúa, giữa con người trong tình bác ái liên đới với nhau, và sự sống vĩnh cửu mai sau.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ trời cao xuống trần gian làm người, Chúa Giêsu có sứ mệnh rao giảng nước Thiên Chúa cho con người. Trong các bài giảng dụ ngôn Chúa Giêsu nói về sứ điệp tình bác ái thương yêu, sự tha thứ ơn bình an sự cứu độ của Thiên Chúa cho linh hồn con người. Ngài khởi đầu sứ mệnh đó khởi đầu từ vùng bờ hồ Genezareth miền Galileo phía Bắc nước Do Thái.
Nhưng trên đường xuống miền Nam nước Do Thái đến Jerusalem, bài giảng giáo lý của Chúa Giêsu chứa đựng nội dung cùng ngôn ngữ quyết liệt gay gắt hơn cùng và có hình mầu sắc cảnh báo nghiêm trọng, phải, tựa như đe dọa nạt!
"Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt.
Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục.
Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt".” ( Phúc âm Thánh Marcô 8, 43-47).
Tại sao Chúa Giêsu lần này lại giảng dạy với hình ảnh nghiêm trọng gay gắt như thế?
Ở vùng miền Galileo cuộc sống dân giã thanh bình và thời kỳ lúc Chúa Giêsu ra giảng đạo chưa có dấu hiệu nguy hiểm cho đời sống mình. Nhưng càng tiến gần về thủ đô Jerusalem miền nam nước Do Thái, Chúa Giêsu càng cảm nhận ra sự nguy hiểm cho đời sống mình càng bị cạnh tranh, bị đe dọa nhiều hơn. Vì giới giáo sỹ Do Thái thời lúc đó không chấp nhận giáo lý của Ngài, cùng không chấp nhận ngài nữa. Họ muốn loại trừ ngài.
Chúa Giêsu biết thời gian không còn bao lâu nữa cho đời sống mình trên trần gian. Nên ngài dùng hình ảnh như thế rao giảng giáo lý. Chúa Giêsu muốn cứu thoát linh hồn con người khỏi hình phạt trong hỏa ngục.
Tương tự như thế, khi người con nhỏ còn trong vòng tay gia đình, cha mẹ thường nói lời dịu ngọt với con mình. Nhưng khi người con lớn khôn, lúc gặp nguy hiểm đe đọa, lúc đi vào sống tự lập nơi trường đời, cha mẹ thường nói lời lẽ nghiêm trọng to tiếng rõ rệt hơn để cảnh giác con mình: Trước những cạm gẫy cám dỗ, con phải biết dừng lại. Không thì đời sống con sẽ gặp nguy hiểm, xa trật con đường uổng phí thiệt hại cho đời sống con!
Chúa Giêsu dùng hình ảnh chân tay, con mắt và cả miệng lưỡi, như trong nền văn hóa dân gian vùng Trung Đông trong bài gíao lý.
Những hình ảnh này là ngôn ngữ có nguồn gốc nơi tòa án xét xử. Theo tập tục của Do Thái tay chân, con mắt là những thành phần chi thể quan trọng nhất của con người. Chúng chỉ huy những tham vọng ước muốn con người.
Theo suy tưởng ngày nay có thể diễn dịch ra như sau:
- Hãy xa tránh lìa khỏi những hành vi gây ra dữ sự điều xấu do tay hành động.
- Hãy từ bỏ xa con đường đưa dẫn đến sự bất hạnh do đôi chân muốn đi trên đó.
- Đừng hướng tầm nhìn con mắt sự ganh tỵ thèm muốn về người khác, về sự thể khác.
- Hãy biết ngừng lại, giữ im lặng đừng để miệng lưỡi không trở thành khờ ngu dại phát ra những lời làm thiệt hại tổn thương danh dự phẩm gía nhau!
Chúa Giêsu dùng hình ảnh ngôn ngữ nghiêm trọng như thế nói lên trách nhiệm về nước Thiên Chúa, nước của bác ái hòa bình, về nếp sống cộng đoàn với Thiên Chúa, giữa con người trong tình bác ái liên đới với nhau, và sự sống vĩnh cửu mai sau.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long