Vừa về tới nhà sau chuyến tông du, Đức Thánh Cha đã lăn xả vào công việc… kêu gọi các hiệp hội giáo dân: Hãy ý thức về quyền lực Tông đồ…
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội cùng các cộng đoàn mới và kêu gọi họ xa tránh các cơ cấu hiện tại, có nhiều mối nguy hiểm đẩy đưa họ vào những ham muốn quyền lực.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bài diễn văn cho những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội và các cộng đồng mới, được Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống nhóm họp, bằng cách cám ơn sự hiện diện của họ.
ĐTC nói: "Cha cám ơn sự hiện diện của các con là những giáo dân, già trẻ, nam nữ, đang dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống thực tế trong đời sống, qua các công việc của chúng con, trong nhiều bối cảnh khác nhau - giáo dục, xã hội, v.v. - đây là cánh đồng rộng lớn cho việc tông đồ và là cánh đồng truyền giáo của các con”.
Đại dịch
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong những tháng đại dịch gần đây chắc hẳn "các con đã chứng kiến tận mắt và cụ thể chạm vào những nỗi thống khổ của rất nhiều người... đặc biệt ở những quốc gia nghèo, nơi có nhiều người trong số các con đang dấn thân". Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc hơn đối với những người này, vì "họ không thể ngừng lại".
ĐTC nói "Các con ôm ấp sứ mệnh quan yếu của Giáo hội, một sứ mệnh vươn tới những vùng ngoại vi hiện sinh trong xã hội. Tất cả chúng ta ý thức mỗi ngày không chỉ sự nghèo nàn của tha nhân, mà trên hết là cái nghèo của chính chúng ta”.
Nghị quyết mới
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Sắc lệnh về các Hiệp hội Giáo dân Quốc tế được ban hành vào ngày 11 tháng 6 năm nay nhấn mạnh tới việc "mời gọi chúng ta chấp nhận một số thay đổi và chuẩn bị tương lai ngay từ hiện tại". Về nguồn gốc của Nghị quyết này, ĐTC cho hay "thực tại của những thập kỷ gần đây cho chúng ta thấy sự cần thiết của những thay đổi mà Nghị quyết yêu cầu chúng ta". Ngài lưu ý rằng chủ đề của Đại hội này là "Trách nhiệm quản trị của các Hiệp hội Giáo dân để Phục vụ Giáo hội", không chỉ quan trọng đối với mỗi người trong anh chị em, mà còn đối với toàn thể Giáo hội. Đức Thánh Cha nói thêm rằng Tòa thánh đã phải can thiệp trong những năm gần đây, "trước những quá trình phục hồi khó khăn" trong nhiều trường hợp, không chỉ bao gồm những tình huống "ồn ào" và "bất công", mà còn đi sai con đường và đặc sủng của người sáng lập, làm suy yếu và phản chứng tá!".
Ơn gọi để phục vụ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhiệm vụ quản trị được giao phó cho các thành viên giáo dân, đó là "một lời kêu gọi phục vụ". ĐTC đặt câu hỏi: "Nhưng một tín hữu phục vụ làm sao?" Đức Thánh Cha cho hay trong một số trường hợp, họ phải đối diện với hai trở ngại trong công cuộc của mình và điều này có thể ngăn cản họ trở thành tôi tớ thực sự của Chúa và của những người khác. Hai trở ngài là:
- Khát vọng quyền lực
Yếu tố đầu tiên là "ham muốn quyền lực!" Đức Thánh Cha tự hỏi: Đã bao lần chúng ta mong muốn và bày tỏ cho người khác biết "mình mong muốn quyền lực" cho mình?
"Khát vọng quyền lực có thể được lộ hiện nhiều cách trong đời sống của Giáo hội; chẳng hạn, khi chúng ta tin rằng, nhờ vai trò mà chúng ta có, chúng ta có thể đưa ra quyết định về hoạt động của hiệp hội... và chúng ta giao nhiệm vụ và trách nhiệm cho một số người, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi! " Còn trong thực tế, Đức Thánh Cha cho hay việc ủy nhiệm cho người này người kia chỉ là bình phong cho quyền uy của mình! Thái độ này là tệ nạn làm mất đi nguồn sức mạnh của Giáo hội. Đó là một khía cạnh tồi tệ, mà nghị quyết đòi hỏi phải thay đổi!
- Một trở ngại khác là sự "Không trung thành"
Đức Thánh Cha tiếp tục nêu bật một trở ngại khác trong việc phụng sự của một người Kitô hữu chân chính là sự "Không trung thành". ĐTC nói: "Chúng ta thường gặp phải tệ hại này khi một người nào đó muốn phục vụ Chúa, mà cũng phục vụ những thứ không thuộc về Thiên Chúa! Nó giống như bắt cá hai tay!”, “làm tôi hai chủ”, Đức Thánh Cha cảnh báo.
ĐTC giải thích chúng ta hay bị rơi vào bẫy của sự bất trung khi chúng ta tự cho mình là người nắm giữ duy nhất ơn đặc sủng, người thấu triệt duy nhất của hiệp hội hoặc phong trào để rồi làm khó dễ việc bổ nhiệm các thành viên của Hiệp hội! Đức Thánh Cha cho hay: "Không ai được làm chủ hoặc độc chiếm những món quà do thành quả từ việc phục vụ của Giáo hội".
Kết thúc bài phát biểu Đức Thánh Cha nhấn mạnh "chúng ta là những thành viên sống động của Giáo hội, vì vậy chúng ta cần tín thác vào ơn tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong đời sống hiệp hội, qua mọi thành viên, và qua những công tác của mỗi người chúng ta". Chính vì lý do đó mà chúng ta tin tưởng vào sự phân biệt các đặc sủng được giao phó cho thẩm quyền của Giáo hội. ĐTC nói: “Hãy nhận biết quyền năng tông đồ và món quà tiên tri được trao cho bạn hôm nay với một tâm hồn rộng mở và đổi mới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội cùng các cộng đoàn mới và kêu gọi họ xa tránh các cơ cấu hiện tại, có nhiều mối nguy hiểm đẩy đưa họ vào những ham muốn quyền lực.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bài diễn văn cho những người điều hành các hiệp hội giáo dân, các phong trào trong Giáo hội và các cộng đồng mới, được Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống nhóm họp, bằng cách cám ơn sự hiện diện của họ.
ĐTC nói: "Cha cám ơn sự hiện diện của các con là những giáo dân, già trẻ, nam nữ, đang dấn thân sống và làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống thực tế trong đời sống, qua các công việc của chúng con, trong nhiều bối cảnh khác nhau - giáo dục, xã hội, v.v. - đây là cánh đồng rộng lớn cho việc tông đồ và là cánh đồng truyền giáo của các con”.
Đại dịch
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong những tháng đại dịch gần đây chắc hẳn "các con đã chứng kiến tận mắt và cụ thể chạm vào những nỗi thống khổ của rất nhiều người... đặc biệt ở những quốc gia nghèo, nơi có nhiều người trong số các con đang dấn thân". Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc hơn đối với những người này, vì "họ không thể ngừng lại".
ĐTC nói "Các con ôm ấp sứ mệnh quan yếu của Giáo hội, một sứ mệnh vươn tới những vùng ngoại vi hiện sinh trong xã hội. Tất cả chúng ta ý thức mỗi ngày không chỉ sự nghèo nàn của tha nhân, mà trên hết là cái nghèo của chính chúng ta”.
Nghị quyết mới
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Sắc lệnh về các Hiệp hội Giáo dân Quốc tế được ban hành vào ngày 11 tháng 6 năm nay nhấn mạnh tới việc "mời gọi chúng ta chấp nhận một số thay đổi và chuẩn bị tương lai ngay từ hiện tại". Về nguồn gốc của Nghị quyết này, ĐTC cho hay "thực tại của những thập kỷ gần đây cho chúng ta thấy sự cần thiết của những thay đổi mà Nghị quyết yêu cầu chúng ta". Ngài lưu ý rằng chủ đề của Đại hội này là "Trách nhiệm quản trị của các Hiệp hội Giáo dân để Phục vụ Giáo hội", không chỉ quan trọng đối với mỗi người trong anh chị em, mà còn đối với toàn thể Giáo hội. Đức Thánh Cha nói thêm rằng Tòa thánh đã phải can thiệp trong những năm gần đây, "trước những quá trình phục hồi khó khăn" trong nhiều trường hợp, không chỉ bao gồm những tình huống "ồn ào" và "bất công", mà còn đi sai con đường và đặc sủng của người sáng lập, làm suy yếu và phản chứng tá!".
Ơn gọi để phục vụ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhiệm vụ quản trị được giao phó cho các thành viên giáo dân, đó là "một lời kêu gọi phục vụ". ĐTC đặt câu hỏi: "Nhưng một tín hữu phục vụ làm sao?" Đức Thánh Cha cho hay trong một số trường hợp, họ phải đối diện với hai trở ngại trong công cuộc của mình và điều này có thể ngăn cản họ trở thành tôi tớ thực sự của Chúa và của những người khác. Hai trở ngài là:
- Khát vọng quyền lực
Yếu tố đầu tiên là "ham muốn quyền lực!" Đức Thánh Cha tự hỏi: Đã bao lần chúng ta mong muốn và bày tỏ cho người khác biết "mình mong muốn quyền lực" cho mình?
"Khát vọng quyền lực có thể được lộ hiện nhiều cách trong đời sống của Giáo hội; chẳng hạn, khi chúng ta tin rằng, nhờ vai trò mà chúng ta có, chúng ta có thể đưa ra quyết định về hoạt động của hiệp hội... và chúng ta giao nhiệm vụ và trách nhiệm cho một số người, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi! " Còn trong thực tế, Đức Thánh Cha cho hay việc ủy nhiệm cho người này người kia chỉ là bình phong cho quyền uy của mình! Thái độ này là tệ nạn làm mất đi nguồn sức mạnh của Giáo hội. Đó là một khía cạnh tồi tệ, mà nghị quyết đòi hỏi phải thay đổi!
- Một trở ngại khác là sự "Không trung thành"
Đức Thánh Cha tiếp tục nêu bật một trở ngại khác trong việc phụng sự của một người Kitô hữu chân chính là sự "Không trung thành". ĐTC nói: "Chúng ta thường gặp phải tệ hại này khi một người nào đó muốn phục vụ Chúa, mà cũng phục vụ những thứ không thuộc về Thiên Chúa! Nó giống như bắt cá hai tay!”, “làm tôi hai chủ”, Đức Thánh Cha cảnh báo.
ĐTC giải thích chúng ta hay bị rơi vào bẫy của sự bất trung khi chúng ta tự cho mình là người nắm giữ duy nhất ơn đặc sủng, người thấu triệt duy nhất của hiệp hội hoặc phong trào để rồi làm khó dễ việc bổ nhiệm các thành viên của Hiệp hội! Đức Thánh Cha cho hay: "Không ai được làm chủ hoặc độc chiếm những món quà do thành quả từ việc phục vụ của Giáo hội".
Kết thúc bài phát biểu Đức Thánh Cha nhấn mạnh "chúng ta là những thành viên sống động của Giáo hội, vì vậy chúng ta cần tín thác vào ơn tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động trong đời sống hiệp hội, qua mọi thành viên, và qua những công tác của mỗi người chúng ta". Chính vì lý do đó mà chúng ta tin tưởng vào sự phân biệt các đặc sủng được giao phó cho thẩm quyền của Giáo hội. ĐTC nói: “Hãy nhận biết quyền năng tông đồ và món quà tiên tri được trao cho bạn hôm nay với một tâm hồn rộng mở và đổi mới”.