Hôm thứ Năm 26 tháng 8, Nhật Bản đã đình chỉ việc tiêm 1.63 triệu liều Moderna sau khi phát hiện có tạp chất trong một số lô thuốc. Bộ Y tế Nhật Bản đã cho biết như trên. Công ty dược phẩm Takeda, chịu trách nhiệm bán và phân phối vắc-xin ở Nhật Bản, không nêu rõ tạp chất này là gì và cho biết họ không nhận được báo cáo nào về vấn đề sức khỏe liên quan đến các lô vắc-xin bị ảnh hưởng. Bộ trưởng Y tế cho biết ông sẽ làm việc với Takeda để tránh gây ra sự chậm trễ cho kế hoạch vắc xin. Bốn mươi ba phần trăm dân số Nhật Bản đã hoàn thành cả hai liều vắc xin, nhưng các ca bệnh vẫn đang tiếp tục gia tăng do sự lây lan của các biến thể coronavirus.
Ở phần còn lại của châu Á, chỉ có Singapore, Bhutan và Maldives có tỷ lệ cao hơn với 76%, 63% và 55% dân số được tiêm hai liều vắc xin.
Trong khi đó, Ấn Độ dự kiến có thể quay trở lại xuất khẩu vắc xin vào năm tới, sau khi đã tiêm chủng cho dân số trưởng thành. “Gần 60 quốc gia hầu như không được tiếp cận với vắc xin và Ấn Độ sẽ có thể cung cấp một phần đáng kể vào năm 2022,” NK Arora, Chủ tịch Nhóm Tư vấn Kỹ thuật Quốc gia về Tiêm chủng tại Ấn Độ, cho biết hôm 26 tháng 8.
Một bác sĩ của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết loại virus này ở Ấn Độ dường như đã đạt đến mức độ bão hòa, tiếng Anh là endemicity. Một căn bệnh trở thành bão hòa khi nó lây lan trên một khu vực mà phần lớn dân số đã miễn dịch với nó. Trong trường hợp này, các trường hợp nhiễm bệnh vẫn tiếp tục xảy ra nhưng với tốc độ chậm hơn. Trên thực tế, mức độ lây truyền của coronavirus ở Ấn Độ đã giảm xuống: số ca hàng ngày lên đến 400 nghìn trong tháng 4 đã giảm xuống còn khoảng 25 nghìn trong tuần này.
Tuy nhiên, các chuyên gia không loại trừ khả năng xuất hiện đợt thứ ba. Với khả năng xuất hiện các biến thể mới, cuộc tranh luận về thời điểm thực sự có thể đạt được giai đoạn bão hòa vẫn còn bỏ ngỏ.
Source:Asia News