Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”?
Aleteia - Philip Kosloski - 27/08/21
Trong những ngày gần đây, sau Văn thư về Thánh Lễ Latinh của Đức Phanxicô trao quyền cho các Giám mục địa phương cho phép hay không cho phép cử hành Thánh lễ Latinh… Có nhiều hiểu lầm giữa “Thánh lễ Latin” và “Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh”; vì thánh lễ trong Nghi thức Rôma luôn có thể được cử hành bằng tiếng Latinh, nhưng khác với "Thánh lễ Latinh."
Kể từ Công đồng Vatican II, người Công Giáo thường nhầm lẫn “Thánh lễ Latinh” với “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”, vì nghĩ rằng chúng cùng là một cử hành phụng vụ.
Tuy nhiên, hai cụm từ đó dùng để chỉ các Thánh lễ khác nhau, mặc dù chúng có những điểm tương đồng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng tôi xin gửi tới quí vị bài Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh” của tác giả Philip Kosloski được phát hành ngày 27/08/21 trên trang mạng Aleteia của Ý.
Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Theo nghi thức La Mã của Giáo Hội Công Giáo, Thánh lễ bằng tiếng Latinh đã có từ thế kỷ thứ 3. Ban đầu Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ chung của hầu hết các Kitô hữu của các thế kỷ sơ khai của Giáo hội.
Tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ Phụng vụ Thánh lễ cho đến Công đồng Vatican II, khi tiếng bản ngữ (ngôn ngữ của địa phương) được đề nghị thay thế các phần của Thánh lễ.
Mặc dù thế trong thực tế, tiếng bản ngữ thay thế tiếng Latinh, không có nghĩa là nó "xóa bỏ" ngôn ngữ này.
Các linh mục vẫn có thể cử hành những gì thường được gọi là “Novus Ordo”, “Thánh lễ mới” hoặc “Thánh lễ hiện đại” trong ngôn ngữ Latinh.
Đây là một yêu cầu cụ thể từ Công đồng Vatican II, trong đó yêu cầu rằng, “Việc sử dụng ngôn ngữ Latinh phải được bảo tồn trong các nghi thức Latinh” (Sacrosanctum Concilium, 36).
Công đồng Vatican II cũng khuyến khích giáo dân học tiếng Latinh, để họ có thể hiểu rõ hơn những lời của linh mục.
Thánh lễ Latinh
Khi người Công Giáo sử dụng thuật ngữ “Thánh lễ Latinh”, họ thường đề cập đến Thánh lễ vì nó đã được cử hành trước Công đồng Vatican II.
Các tên gọi khác của nó bao gồm “Thánh Lễ theo Công đồng Tridentino” hoặc “Hình thức đặc biệt”. Thánh lễ này được cử hành theo Sách lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn vào năm 1962.
Thánh lễ này có nguồn gốc từ sách lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V phê chuẩn vào năm 1570, kết quả của Công đồng Tridentino (do đó có tên là “Thánh lễ theo CĐ Tridentino”).
Tiếng Latinh là ngôn ngữ duy nhất của Thánh lễ này, và các nghi thức của nó hơi khác với Hình thức Thông thường, mặc dù về bản chất, nó là cùng một cử hành phụng vụ.
Cả hai loại Thánh lễ vẫn có giá trị trong Giáo Hội Công Giáo, mặc dù tài liệu mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép các giám mục địa phương kiểm soát “Thánh lễ Latinh” một cách chặt chẽ hơn.
Aleteia - Philip Kosloski - 27/08/21
Trong những ngày gần đây, sau Văn thư về Thánh Lễ Latinh của Đức Phanxicô trao quyền cho các Giám mục địa phương cho phép hay không cho phép cử hành Thánh lễ Latinh… Có nhiều hiểu lầm giữa “Thánh lễ Latin” và “Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh”; vì thánh lễ trong Nghi thức Rôma luôn có thể được cử hành bằng tiếng Latinh, nhưng khác với "Thánh lễ Latinh."
Kể từ Công đồng Vatican II, người Công Giáo thường nhầm lẫn “Thánh lễ Latinh” với “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”, vì nghĩ rằng chúng cùng là một cử hành phụng vụ.
Tuy nhiên, hai cụm từ đó dùng để chỉ các Thánh lễ khác nhau, mặc dù chúng có những điểm tương đồng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng tôi xin gửi tới quí vị bài Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh” của tác giả Philip Kosloski được phát hành ngày 27/08/21 trên trang mạng Aleteia của Ý.
Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Theo nghi thức La Mã của Giáo Hội Công Giáo, Thánh lễ bằng tiếng Latinh đã có từ thế kỷ thứ 3. Ban đầu Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ chung của hầu hết các Kitô hữu của các thế kỷ sơ khai của Giáo hội.
Tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ Phụng vụ Thánh lễ cho đến Công đồng Vatican II, khi tiếng bản ngữ (ngôn ngữ của địa phương) được đề nghị thay thế các phần của Thánh lễ.
Mặc dù thế trong thực tế, tiếng bản ngữ thay thế tiếng Latinh, không có nghĩa là nó "xóa bỏ" ngôn ngữ này.
Các linh mục vẫn có thể cử hành những gì thường được gọi là “Novus Ordo”, “Thánh lễ mới” hoặc “Thánh lễ hiện đại” trong ngôn ngữ Latinh.
Đây là một yêu cầu cụ thể từ Công đồng Vatican II, trong đó yêu cầu rằng, “Việc sử dụng ngôn ngữ Latinh phải được bảo tồn trong các nghi thức Latinh” (Sacrosanctum Concilium, 36).
Công đồng Vatican II cũng khuyến khích giáo dân học tiếng Latinh, để họ có thể hiểu rõ hơn những lời của linh mục.
Thánh lễ Latinh
Khi người Công Giáo sử dụng thuật ngữ “Thánh lễ Latinh”, họ thường đề cập đến Thánh lễ vì nó đã được cử hành trước Công đồng Vatican II.
Các tên gọi khác của nó bao gồm “Thánh Lễ theo Công đồng Tridentino” hoặc “Hình thức đặc biệt”. Thánh lễ này được cử hành theo Sách lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn vào năm 1962.
Thánh lễ này có nguồn gốc từ sách lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V phê chuẩn vào năm 1570, kết quả của Công đồng Tridentino (do đó có tên là “Thánh lễ theo CĐ Tridentino”).
Tiếng Latinh là ngôn ngữ duy nhất của Thánh lễ này, và các nghi thức của nó hơi khác với Hình thức Thông thường, mặc dù về bản chất, nó là cùng một cử hành phụng vụ.
Cả hai loại Thánh lễ vẫn có giá trị trong Giáo Hội Công Giáo, mặc dù tài liệu mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép các giám mục địa phương kiểm soát “Thánh lễ Latinh” một cách chặt chẽ hơn.