Đam Mê Của Thánh Augustino
O.Wide đã khẳng định: “Mỗi vị Thánh có một quá khứ, mỗi tội nhân có một tương lai”. Câu nói này được áp dụng triệt để cho cuộc đời của Thánh Augustino, một con người sống với nhiều nỗi đam mê. Có những đam mê đã kéo theo một đời sống lệch lạc và truỵ lạc, cũng có những đam mê giúp ngài sống thật và sống thánh. Tất cả được bộc bạch trong cuốn Tự Thuật, một trước tác của ngài.
Lược qua tác phẩm, chúng ta ghi nhận hai điểm nổi bật nơi đam mê của thánh nhân: danh vọng và sắc dục. Thông thường, chỉ có những đau khổ hay mất mát lớn lao cách nào đó mới khiến con người giảm trừ hay chấm dứt đam mê quá đà hoặc bất chính; thánh nhân cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Nhưng với ơn Chúa, ngài đã “lột xác” trải qua một cuộc biến đổi ngoạn mục mà đó cũng là một phần thao thức ngài muốn trình bày trong tác phẩm Tự thú này.
Trước tiên, chúng ta bàn đến đam mê danh vọng nơi ngài. Đam mê này được chính thánh Augustino nhìn nhận, thích trổi vượt hơn người khác, vì vậy vinh dự của ngài là làm đẹp lòng người khác[i]. Thật ra, nếu ngài có trí khôn và tài giỏi thì việc trổi vượt hơn người hay được người khác khen ngợi, đó là điều chính đáng. Nhưng ngài đã lừa dối giáo sư, giấu giếm cha mẹ vì ham chơi, say mê những vở kịch nhảm nhí, điên cuồng; bắt chước các trình diễn đó rồi sinh ra kiêu hãnh, tìm tiếng khen… Chúng ta nghe chính ngài tự thú: “Về các loại cám dỗ khác, còn có một cách nào đó dò xét được mình, còn về loại này (đam mê danh vọng), thì hầu như không có cách nào cả”[ii]. Nói như thế, ngài tỏ ra bất lực nhưng kỳ thực với ơn Chúa, ngài nỗ lực rất nhiều. Ngài ý thức đam mê này quá quy về bản thân nên ngài hướng ra tha nhân, ngài viết: “Con thấy rõ là các tiếng khen của người ta đã làm cho con chăm chú đến lợi ích của con”[iii]. Điều này được chứng thực qua việc ngài dùng tài hùng biện để thuyết phục người khác tìm đến chân lý.
Quả thật, với vinh dự sinh viên thủ khoa môn này, ngài nhanh chóng trở thành nhà hùng biện. Đam mê này đã khiến ngài tìm đến Cicéron là tác giả cuốn Hortensius. Chính tác phẩm này làm thay đổi nguyện vọng và ước muốn của thánh nhân, muốn quay về sự khôn ngoan bất tử. Bắt đầu ngài tìm đọc Kinh Thánh nhưng cảm giác vô vị. Có thể nói, đây chỉ là một cảm xúc nhất thời vụt tắt. Nhưng dù sao, ngài cũng biểu hiện một cảm thức đam mê đi tìm Chân, Thiện, Mỹ.
Đam mê chân lý là một điều đáng ước ao nhưng chân lý là một thực tại không dễ thủ đắc vì lý trí đã ra tối tăm vì “vết thương tội lỗi”. Một khi lý trí sai lầm, chân lý ấy biến thành một loại nguỵ biện. Do đam mê hiếu tri đi tìm chân lý, thánh Augustino vương phải bè rối mà ngài ví như người có cặp mắt mù tối vướng phải cạm bẫy giăng trên đường. Bè rối ấy âm mưu đẩy khoa học lên đến đỉnh điểm để loại tôn giáo khỏi đời sống con người. Sự thể càng thêm trầm trọng khi một Giám Mục tên là Faustus cũng theo bè rối này. Với tài hùng biện và lối nói dí dỏm đã làm say mê thánh nhân khiến ngài càng xác tín về những “chân lý” sai lầm; dầu là những gì thánh nhân tiếp xúc chỉ là nguỵ biện. Nhưng điều tệ hại là một khi nhổ hết cỏ mọc hoang, mảnh đất tâm hồn trở nên trống rỗng vì không có một giáo lý lành mạnh khác trồng vào cho đến khi ngài gặp được Giám mục Ambrôsiô, từ những bài giảng hùng hồn và không kém phần hùng biện của Đức Cha này, ngài đã nhận ra được chân lý mình phải tin nhận.
Nhưng cuộc trở về của ngài không phải một sớm một chiều. Chúng ta nghe ngài tâm sự: “Sự xấu kinh niên có sức mạnh trên con hơn là sự lành mới mẻ đối với con. Cái giây phút mà con sẽ được thay đổi càng gần tới, thì làm cho con càng sợ hãi; nó không làm cho con lùi bước, cũng chẳng đổi chiều, nhưng là lưỡng lự”. Đây là một cuộc chiến giằng co nội tâm nhưng “giờ Chúa đã đến”. Ngài tỏ ý muốn bằng chính dấu chỉ bên ngoài. Ngài viết: “Việc dạy học quá vất vả đã làm cho phổi con yếu đi, con khó thở và sự đau ngực chứng tỏ có vết thương” [iv]. Nỗi đau này đồng nghĩa với việc từ bỏ nỗi đam mê hùng biện là mối cản trở lớn khiến ngài không thể hợp nhất với Giáo Hội. Thêm một dấu lạ khác nữa, “Chúa hành hạ con với cái bệnh đau răng nguy kịch đến nỗi làm cho con không nói được nữa. Trong lòng con nảy ra ý nghĩ là kêu gọi các bạn có mặt tại nhà, cầu xin Chúa cho con… Nhưng chúng con vừa quỳ gối để khẩn khoản cầu xin thì cơn đau biến mất…Và tự đáy lòng, con cảm thấy một sự khuyến cáo của Chúa và vui vẻ trong đức tin”[v].
Từ những lời tự thuật trên, chúng ta có thể xác tín rằng đức tin là hồng ân Chúa ban và “giờ Chúa đến” thì không ai có thể ngăn cản được! Vì ý muốn của Chúa là ý muốn quyền năng, nghĩa là muốn gì thì được vậy !
Hành trình đi đến đức tin của thánh nhân còn nếm trải một nỗi đam mê chết người là đam mê sắc dục. Có thể nói, nó chi phối toàn bộ cuộc sống của ngài. Augustino đã tự thú: “Con không biết phân biệt sự sáng sủa của tình yêu và sự tối tăm của nhục dục. Cả hai tình yêu đều bốc cháy lẫn lộn trong con, lôi kéo tuổi xuân khờ dại của con qua những ghềnh dốc đam mê và dìm con xuống vực thẳm các nết xấu… Sự dâm đãng đã làm con dao động và xiêu té, phung phí và tiêu tan sức lực” [vi]. Ngài và các bạn của ngài ganh đua nhau không phải tập tành nhân đức hay nghiên cứu tri thức mà lại so kè xem ai làm chuyện xấu xa đồi bại hơn. Có lúc, vì muốn hơn chúng bạn, ngài phải nói dối, ngài tâm sự: “Con sợ bị khinh thị vì vô tội, bị coi hèn hạ hơn vì trong sạch”[vii].
Ngài mô tả đam mê nhục dục: “Chúng xuất hiện lờ mờ trước mặt khi con tỉnh thức, nhưng trong giấc ngủ, chúng gợi lên không những cảm giác thú vui, mà còn sự ưng thuận và như có cả hành động nữa”[viii]. Ở đây, có sự can dự của tiềm thức; những hình ảnh đập vào mắt, chúng ám ảnh toàn diện con người nên dịp tội và ưng thuận là khoảng cách mong manh. Đến nỗi, khi nghĩ về những điều này, ngài thốt lên: “Trước thánh nhan Chúa, con là một bí mật cho con và đó chính là sự yếu đuối của con” [ix]. Quả thật, đam mê nào cũng đi kèm với khoái lạc, mà đam mê nhục dục chi phối toàn bộ sinh hoạt con người nên khi muốn từ bỏ ngay đối tượng đam mê, khoái lạc lại khuấy động, cảm xúc trào dâng, giác quan dễ tìm lại cảm giác cũ. Với những nguy hiểm rình chờ, ngài chỉ còn cách kêu cầu Chúa: “Con đã nói cho Chúa nhân lành biết hiện trạng yếu đuối của con: con vui mừng mà run sợ về những ơn Chúa đã ban, con khóc lóc về những thiếu sót trong con, con hy vọng Chúa sẽ hoàn tất nơi con lòng thương xót của Chúa, cho tới sự bình an trọn vẹn, mà mọi quan năng bề trong bề ngoài của con được hưởng nơi Chúa”[x].
Chúng ta vừa lược qua những đam mê của thánh Augustino, xem ra rất con người xác thịt nhưng nhờ ơn Chúa, ngài đã chuyển hướng biến nó thành phương tiện mang ơn cứu độ. Chắc hẳn, đây sẽ là sứ điệp về niềm hy vọng cho mỗi chúng ta, rằng: chúng ta vẫn sống hoài nỗi đam mê mà không làm nguôi ngoai khát vọng nên thánh. Một hành trình đến đức tin, một hành trình dài nên thánh đòi buộc ngài phải xét mình luôn, ngài tâm sự: “Con thường xuyên kiểm điểm về cái yếu đuối tội lỗi của con dưới những hình thức đam mê”[xi]. Và xác tín như thánh Phao lô: chính lúc tôi yếu là lúc tôi mạnh.
Phải chăng chính khi ngài trải qua những đêm tối lầm lạc, đam mê nhiều phen mà Giáo hội đã có một hướng nhìn đúng đắn và cởi mở từ học thuyết đam mê của ngài?
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)
[i] X.Thánh Augustino, Tự Thuật, QI, XIX, 30.
[ii] Sđd, QX, XXXVII, 60.
[iii] Sđd, Q X, XXXVII, 62.
[iv] Sđd, Q IX, II, 4.
[v] Sđd, Q IX, IV, 12.
[vi] Sđd, Q II,II.
[vii] Sđd, Q II, III,7.
[viii] Sđd, Q X, XXX, 4.
[ix] Sđd, Q X, XXXIV, 50.
[x] Sđd, Q X, XXX, 42.
[xi] Sđd, Q X, XLI, 66.
O.Wide đã khẳng định: “Mỗi vị Thánh có một quá khứ, mỗi tội nhân có một tương lai”. Câu nói này được áp dụng triệt để cho cuộc đời của Thánh Augustino, một con người sống với nhiều nỗi đam mê. Có những đam mê đã kéo theo một đời sống lệch lạc và truỵ lạc, cũng có những đam mê giúp ngài sống thật và sống thánh. Tất cả được bộc bạch trong cuốn Tự Thuật, một trước tác của ngài.
Lược qua tác phẩm, chúng ta ghi nhận hai điểm nổi bật nơi đam mê của thánh nhân: danh vọng và sắc dục. Thông thường, chỉ có những đau khổ hay mất mát lớn lao cách nào đó mới khiến con người giảm trừ hay chấm dứt đam mê quá đà hoặc bất chính; thánh nhân cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Nhưng với ơn Chúa, ngài đã “lột xác” trải qua một cuộc biến đổi ngoạn mục mà đó cũng là một phần thao thức ngài muốn trình bày trong tác phẩm Tự thú này.
Trước tiên, chúng ta bàn đến đam mê danh vọng nơi ngài. Đam mê này được chính thánh Augustino nhìn nhận, thích trổi vượt hơn người khác, vì vậy vinh dự của ngài là làm đẹp lòng người khác[i]. Thật ra, nếu ngài có trí khôn và tài giỏi thì việc trổi vượt hơn người hay được người khác khen ngợi, đó là điều chính đáng. Nhưng ngài đã lừa dối giáo sư, giấu giếm cha mẹ vì ham chơi, say mê những vở kịch nhảm nhí, điên cuồng; bắt chước các trình diễn đó rồi sinh ra kiêu hãnh, tìm tiếng khen… Chúng ta nghe chính ngài tự thú: “Về các loại cám dỗ khác, còn có một cách nào đó dò xét được mình, còn về loại này (đam mê danh vọng), thì hầu như không có cách nào cả”[ii]. Nói như thế, ngài tỏ ra bất lực nhưng kỳ thực với ơn Chúa, ngài nỗ lực rất nhiều. Ngài ý thức đam mê này quá quy về bản thân nên ngài hướng ra tha nhân, ngài viết: “Con thấy rõ là các tiếng khen của người ta đã làm cho con chăm chú đến lợi ích của con”[iii]. Điều này được chứng thực qua việc ngài dùng tài hùng biện để thuyết phục người khác tìm đến chân lý.
Quả thật, với vinh dự sinh viên thủ khoa môn này, ngài nhanh chóng trở thành nhà hùng biện. Đam mê này đã khiến ngài tìm đến Cicéron là tác giả cuốn Hortensius. Chính tác phẩm này làm thay đổi nguyện vọng và ước muốn của thánh nhân, muốn quay về sự khôn ngoan bất tử. Bắt đầu ngài tìm đọc Kinh Thánh nhưng cảm giác vô vị. Có thể nói, đây chỉ là một cảm xúc nhất thời vụt tắt. Nhưng dù sao, ngài cũng biểu hiện một cảm thức đam mê đi tìm Chân, Thiện, Mỹ.
Đam mê chân lý là một điều đáng ước ao nhưng chân lý là một thực tại không dễ thủ đắc vì lý trí đã ra tối tăm vì “vết thương tội lỗi”. Một khi lý trí sai lầm, chân lý ấy biến thành một loại nguỵ biện. Do đam mê hiếu tri đi tìm chân lý, thánh Augustino vương phải bè rối mà ngài ví như người có cặp mắt mù tối vướng phải cạm bẫy giăng trên đường. Bè rối ấy âm mưu đẩy khoa học lên đến đỉnh điểm để loại tôn giáo khỏi đời sống con người. Sự thể càng thêm trầm trọng khi một Giám Mục tên là Faustus cũng theo bè rối này. Với tài hùng biện và lối nói dí dỏm đã làm say mê thánh nhân khiến ngài càng xác tín về những “chân lý” sai lầm; dầu là những gì thánh nhân tiếp xúc chỉ là nguỵ biện. Nhưng điều tệ hại là một khi nhổ hết cỏ mọc hoang, mảnh đất tâm hồn trở nên trống rỗng vì không có một giáo lý lành mạnh khác trồng vào cho đến khi ngài gặp được Giám mục Ambrôsiô, từ những bài giảng hùng hồn và không kém phần hùng biện của Đức Cha này, ngài đã nhận ra được chân lý mình phải tin nhận.
Nhưng cuộc trở về của ngài không phải một sớm một chiều. Chúng ta nghe ngài tâm sự: “Sự xấu kinh niên có sức mạnh trên con hơn là sự lành mới mẻ đối với con. Cái giây phút mà con sẽ được thay đổi càng gần tới, thì làm cho con càng sợ hãi; nó không làm cho con lùi bước, cũng chẳng đổi chiều, nhưng là lưỡng lự”. Đây là một cuộc chiến giằng co nội tâm nhưng “giờ Chúa đã đến”. Ngài tỏ ý muốn bằng chính dấu chỉ bên ngoài. Ngài viết: “Việc dạy học quá vất vả đã làm cho phổi con yếu đi, con khó thở và sự đau ngực chứng tỏ có vết thương” [iv]. Nỗi đau này đồng nghĩa với việc từ bỏ nỗi đam mê hùng biện là mối cản trở lớn khiến ngài không thể hợp nhất với Giáo Hội. Thêm một dấu lạ khác nữa, “Chúa hành hạ con với cái bệnh đau răng nguy kịch đến nỗi làm cho con không nói được nữa. Trong lòng con nảy ra ý nghĩ là kêu gọi các bạn có mặt tại nhà, cầu xin Chúa cho con… Nhưng chúng con vừa quỳ gối để khẩn khoản cầu xin thì cơn đau biến mất…Và tự đáy lòng, con cảm thấy một sự khuyến cáo của Chúa và vui vẻ trong đức tin”[v].
Từ những lời tự thuật trên, chúng ta có thể xác tín rằng đức tin là hồng ân Chúa ban và “giờ Chúa đến” thì không ai có thể ngăn cản được! Vì ý muốn của Chúa là ý muốn quyền năng, nghĩa là muốn gì thì được vậy !
Hành trình đi đến đức tin của thánh nhân còn nếm trải một nỗi đam mê chết người là đam mê sắc dục. Có thể nói, nó chi phối toàn bộ cuộc sống của ngài. Augustino đã tự thú: “Con không biết phân biệt sự sáng sủa của tình yêu và sự tối tăm của nhục dục. Cả hai tình yêu đều bốc cháy lẫn lộn trong con, lôi kéo tuổi xuân khờ dại của con qua những ghềnh dốc đam mê và dìm con xuống vực thẳm các nết xấu… Sự dâm đãng đã làm con dao động và xiêu té, phung phí và tiêu tan sức lực” [vi]. Ngài và các bạn của ngài ganh đua nhau không phải tập tành nhân đức hay nghiên cứu tri thức mà lại so kè xem ai làm chuyện xấu xa đồi bại hơn. Có lúc, vì muốn hơn chúng bạn, ngài phải nói dối, ngài tâm sự: “Con sợ bị khinh thị vì vô tội, bị coi hèn hạ hơn vì trong sạch”[vii].
Ngài mô tả đam mê nhục dục: “Chúng xuất hiện lờ mờ trước mặt khi con tỉnh thức, nhưng trong giấc ngủ, chúng gợi lên không những cảm giác thú vui, mà còn sự ưng thuận và như có cả hành động nữa”[viii]. Ở đây, có sự can dự của tiềm thức; những hình ảnh đập vào mắt, chúng ám ảnh toàn diện con người nên dịp tội và ưng thuận là khoảng cách mong manh. Đến nỗi, khi nghĩ về những điều này, ngài thốt lên: “Trước thánh nhan Chúa, con là một bí mật cho con và đó chính là sự yếu đuối của con” [ix]. Quả thật, đam mê nào cũng đi kèm với khoái lạc, mà đam mê nhục dục chi phối toàn bộ sinh hoạt con người nên khi muốn từ bỏ ngay đối tượng đam mê, khoái lạc lại khuấy động, cảm xúc trào dâng, giác quan dễ tìm lại cảm giác cũ. Với những nguy hiểm rình chờ, ngài chỉ còn cách kêu cầu Chúa: “Con đã nói cho Chúa nhân lành biết hiện trạng yếu đuối của con: con vui mừng mà run sợ về những ơn Chúa đã ban, con khóc lóc về những thiếu sót trong con, con hy vọng Chúa sẽ hoàn tất nơi con lòng thương xót của Chúa, cho tới sự bình an trọn vẹn, mà mọi quan năng bề trong bề ngoài của con được hưởng nơi Chúa”[x].
Chúng ta vừa lược qua những đam mê của thánh Augustino, xem ra rất con người xác thịt nhưng nhờ ơn Chúa, ngài đã chuyển hướng biến nó thành phương tiện mang ơn cứu độ. Chắc hẳn, đây sẽ là sứ điệp về niềm hy vọng cho mỗi chúng ta, rằng: chúng ta vẫn sống hoài nỗi đam mê mà không làm nguôi ngoai khát vọng nên thánh. Một hành trình đến đức tin, một hành trình dài nên thánh đòi buộc ngài phải xét mình luôn, ngài tâm sự: “Con thường xuyên kiểm điểm về cái yếu đuối tội lỗi của con dưới những hình thức đam mê”[xi]. Và xác tín như thánh Phao lô: chính lúc tôi yếu là lúc tôi mạnh.
Phải chăng chính khi ngài trải qua những đêm tối lầm lạc, đam mê nhiều phen mà Giáo hội đã có một hướng nhìn đúng đắn và cởi mở từ học thuyết đam mê của ngài?
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)
[i] X.Thánh Augustino, Tự Thuật, QI, XIX, 30.
[ii] Sđd, QX, XXXVII, 60.
[iii] Sđd, Q X, XXXVII, 62.
[iv] Sđd, Q IX, II, 4.
[v] Sđd, Q IX, IV, 12.
[vi] Sđd, Q II,II.
[vii] Sđd, Q II, III,7.
[viii] Sđd, Q X, XXX, 4.
[ix] Sđd, Q X, XXXIV, 50.
[x] Sđd, Q X, XXX, 42.
[xi] Sđd, Q X, XLI, 66.