Hình ảnh nghi thức rửa tay
Hằng ngày từ lúc thức dậy cho tới chiều tối trước khi đi ngủ, ai cũng rửa tay thường xuyên cho sạch sẽ, nhất là khi tay bị dơ bẩn.
Rửa tay gắn liền với nhu cầu đời sống!
Từ gần hai năm nay( từ 2020), vì đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe doạ sức khoẻ con người, nên việc rửa tay bằng xà phòng, với dung dịch thuốc sát trùng là qui luật y tế được khuyến khích phải thi hành thường xuyên, nhất là ở các nơi công cộng có đông người ra vào, nơi cửa hàng, nơi công sở, khi đụng chạm vào đồ vật, sau khi đi vệ sinh…
Vì đó là việc thiết yếu nhằm tiêu diệt vi trùng Corona ngăn ngừa không cho lây lan xâm nhập vào cơ thể qua làn da bàn tay. Đây là nhu cầu gìn giữ bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người, và cho cả người khác bên cạnh nữa.
Nhu cầu nghi thức rửa tay có trong đời sống đức tin đạo giáo không?
Ngày xa xưa trên núi Sinai, Tiên tri Mose đã tiếp nhận từ Thiên Chúa những lề luật cương lĩnh cho đời sống chung đang trên đường đi về quê hương Thiên Chúa hứa ban cho dân Do Thái. Trong đó có luật lệ trước khi ăn phải rửa tay cho sạch. Điều này trở thành truyền thống luật truyền từ thời Tiên tri Mose ghi chép lại trong sách Đệ nhị luật ( 4,1) cho đời sống chung trong xã hội. Và cùng là điều cần thiết cho nếp sống chung của con người.
Và người tín hữu Do Thái luôn tôn trọng giữ qui luật truyền thống này rất chặt chẽ. Vì thế khi nhìn thấy môn đệ Chúa Giêsu không rửa tay trước khi ăn, họ lên tiếng tố cáo phàn nàn ngay với Chúa Giêsu. Họ cho đó là vi phạm lỗi luật truyền đã có từ ngàn xưa do tổ phụ cha ông ghi chép truyền lại. ( Mc 7,1-23)
Nhưng Chúa Giêsu hiểu sự thanh sạch theo hình ảnh ý nghĩa khác, mà không theo chữ đen một sang một.
Với Chúa Giêsu tinh thần luật lệ của Thiên Chúa là chính yếu cùng quan trọng hơn nhiều những chữ đen ghi viết lại.
Hình ảnh Chúa Giesu dùng để làm sáng tỏ ý nghĩa luật rửa (tay) cho sạch bao gồm hai yếu tố: từ bên ngoài vào, và từ bên trong tâm hồn ra.
"Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế". ( Mc 7,15).
Trong tâm tình lòng ăn năn thống hối vì tội lỗi đã vấp phạm lỗi luật Chúa, Vua David đã nài xin Chúa rửa sạch cho mình:
„Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. „ ( Tv 50,3-4).
Và Vua David trong Ca vịnh Người vô tội cầu nguyện có tâm tình cử chỉ rửa tay:
„ Lạy Chúa, con rửa tay nói lên lòng vô tội và đi vòng quanh bàn thờ Chúa.“ ( Tv 26,6)
Ngày xưa, lúc xử án Chúa Giêsu Kito, nhận thấy Chúa Giêsu vô tội, muốn tha cho. Nhưng quan tổng trấn Philato bị áp lực của dân chúng đã chiều theo ý họ muốn để mặc họ hành xử đem đi tử hình đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá...
Để phủi tay chạy tội trốn trách nhiệm cho việc lên án giết người vô tội, Ông Philato đã lấy nước rửa tay trước mặt mọi người muốn nói lên mình vô can trong việc kết án Chúa Giêsu: Ta vô can trong việc đổ máu người này! ( Mt 27, 24)
Trong lễ nghi thánh lễ Misa, vị chủ tế cũng thi hành nghi thức rửa tay trong tâm tình thống hối: „Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.“
Việc rửa tay theo truyền thống luật lệ qui tắc vệ sinh giữ gìn sức khoẻ cần thiết cho đời sống con người. Nhưng việc tẩy rửa trái tim tâm hồn cho đời sống thanh sạch có được bình an còn quan trọng cần thiết hơn cho đời sống hôm nay giữa con người với nhau, và ngày mai khi đến trước tòa Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng ngày từ lúc thức dậy cho tới chiều tối trước khi đi ngủ, ai cũng rửa tay thường xuyên cho sạch sẽ, nhất là khi tay bị dơ bẩn.
Rửa tay gắn liền với nhu cầu đời sống!
Từ gần hai năm nay( từ 2020), vì đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe doạ sức khoẻ con người, nên việc rửa tay bằng xà phòng, với dung dịch thuốc sát trùng là qui luật y tế được khuyến khích phải thi hành thường xuyên, nhất là ở các nơi công cộng có đông người ra vào, nơi cửa hàng, nơi công sở, khi đụng chạm vào đồ vật, sau khi đi vệ sinh…
Vì đó là việc thiết yếu nhằm tiêu diệt vi trùng Corona ngăn ngừa không cho lây lan xâm nhập vào cơ thể qua làn da bàn tay. Đây là nhu cầu gìn giữ bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người, và cho cả người khác bên cạnh nữa.
Nhu cầu nghi thức rửa tay có trong đời sống đức tin đạo giáo không?
Ngày xa xưa trên núi Sinai, Tiên tri Mose đã tiếp nhận từ Thiên Chúa những lề luật cương lĩnh cho đời sống chung đang trên đường đi về quê hương Thiên Chúa hứa ban cho dân Do Thái. Trong đó có luật lệ trước khi ăn phải rửa tay cho sạch. Điều này trở thành truyền thống luật truyền từ thời Tiên tri Mose ghi chép lại trong sách Đệ nhị luật ( 4,1) cho đời sống chung trong xã hội. Và cùng là điều cần thiết cho nếp sống chung của con người.
Và người tín hữu Do Thái luôn tôn trọng giữ qui luật truyền thống này rất chặt chẽ. Vì thế khi nhìn thấy môn đệ Chúa Giêsu không rửa tay trước khi ăn, họ lên tiếng tố cáo phàn nàn ngay với Chúa Giêsu. Họ cho đó là vi phạm lỗi luật truyền đã có từ ngàn xưa do tổ phụ cha ông ghi chép truyền lại. ( Mc 7,1-23)
Nhưng Chúa Giêsu hiểu sự thanh sạch theo hình ảnh ý nghĩa khác, mà không theo chữ đen một sang một.
Với Chúa Giêsu tinh thần luật lệ của Thiên Chúa là chính yếu cùng quan trọng hơn nhiều những chữ đen ghi viết lại.
Hình ảnh Chúa Giesu dùng để làm sáng tỏ ý nghĩa luật rửa (tay) cho sạch bao gồm hai yếu tố: từ bên ngoài vào, và từ bên trong tâm hồn ra.
"Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế". ( Mc 7,15).
Trong tâm tình lòng ăn năn thống hối vì tội lỗi đã vấp phạm lỗi luật Chúa, Vua David đã nài xin Chúa rửa sạch cho mình:
„Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. „ ( Tv 50,3-4).
Và Vua David trong Ca vịnh Người vô tội cầu nguyện có tâm tình cử chỉ rửa tay:
„ Lạy Chúa, con rửa tay nói lên lòng vô tội và đi vòng quanh bàn thờ Chúa.“ ( Tv 26,6)
Ngày xưa, lúc xử án Chúa Giêsu Kito, nhận thấy Chúa Giêsu vô tội, muốn tha cho. Nhưng quan tổng trấn Philato bị áp lực của dân chúng đã chiều theo ý họ muốn để mặc họ hành xử đem đi tử hình đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá...
Để phủi tay chạy tội trốn trách nhiệm cho việc lên án giết người vô tội, Ông Philato đã lấy nước rửa tay trước mặt mọi người muốn nói lên mình vô can trong việc kết án Chúa Giêsu: Ta vô can trong việc đổ máu người này! ( Mt 27, 24)
Trong lễ nghi thánh lễ Misa, vị chủ tế cũng thi hành nghi thức rửa tay trong tâm tình thống hối: „Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.“
Việc rửa tay theo truyền thống luật lệ qui tắc vệ sinh giữ gìn sức khoẻ cần thiết cho đời sống con người. Nhưng việc tẩy rửa trái tim tâm hồn cho đời sống thanh sạch có được bình an còn quan trọng cần thiết hơn cho đời sống hôm nay giữa con người với nhau, và ngày mai khi đến trước tòa Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long