Tòa thánh quan ngại về tình hình ở Afghanistan
Đại diện Tòa thánh trong Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva nhấn mạnh: Tôn trọng phẩm giá con người và đối thoại xây dựng là hai mối quan tâm chính được đề ra trước "tình trạng nghiêm trọng về nhân quyền và tình hình ở Afghanistan."
(Tin Vatican)
Tòa thánh tiếp tục theo dõi những diễn biến ở Afghanistan "với một sự chú ý và quan tâm sâu sắc", và ngày 15 tháng 8 Tòa Thánh đã trưng dẫn lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi mọi người hãy cầu xin "Thiên Chúa của hòa bình giúp ngừng chém giết và tìm tới một giải pháp hòa bình qua việc đối thoại."
ĐTC nói: “Chỉ bằng cách này, dân chúng đang sơ tán - đàn ông, phụ nữ, già trẻ - mới có thể trở về nhà, sống hài hòa và bình an, trong sự tôn kính lẫn nhau."
Thông điệp này đã được Đức Ông John Putzer, đặc phái viên của Phái đoàn Thường trực Tòa Thánh tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác phát biểu tại Geneva. Phát biểu tại Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền, đại diện Vatican kêu gọi tất cả các bên hãy “công nhận và đề cao sự tôn trọng nhân phẩm và các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại và quyền hội họp một cách an toàn.”
Đức ông nói: "Vào thời điểm quan trọng này, điều quan trọng là hãy hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo trong nước, trên tinh thần đoàn kết quốc tế, để không làm mất đi những tiến bộ đã đạt được, đặc biệt trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.” Đức ông bày tỏ hy vọng về một "giải pháp hòa bình, nhanh chóng giải quyết những căng thẳng đang diễn ra" và tin tưởng rằng "đối thoại" là "công cụ mạnh mẽ nhất" để đạt được mục tiêu hòa bình.
Cuối cùng, tuyên bố kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hãy biến "lời nói thành hành động" bằng cách chào đón người tị nạn "trong tình huynh đệ nhân loại."
Theo UNHCR, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, có 2,5 triệu người tị nạn từ Afghanistan, đây là con số tị nạn lớn nhất ở châu Á và con số tị nạn lớn thứ hai trên thế giới. Trong những tuần gần đây, hàng nghìn người đã cố gắng chạy trốn khỏi đất nước, đặc biệt tại sân bay Kabul, mong ước được lên máy bay cùng với những người nước ngoài. Các quốc gia lân cận đang lo lắng về một cuộc vượt biên ồ ạt trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.
Đại diện Tòa thánh trong Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva nhấn mạnh: Tôn trọng phẩm giá con người và đối thoại xây dựng là hai mối quan tâm chính được đề ra trước "tình trạng nghiêm trọng về nhân quyền và tình hình ở Afghanistan."
(Tin Vatican)
Tòa thánh tiếp tục theo dõi những diễn biến ở Afghanistan "với một sự chú ý và quan tâm sâu sắc", và ngày 15 tháng 8 Tòa Thánh đã trưng dẫn lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi mọi người hãy cầu xin "Thiên Chúa của hòa bình giúp ngừng chém giết và tìm tới một giải pháp hòa bình qua việc đối thoại."
ĐTC nói: “Chỉ bằng cách này, dân chúng đang sơ tán - đàn ông, phụ nữ, già trẻ - mới có thể trở về nhà, sống hài hòa và bình an, trong sự tôn kính lẫn nhau."
Thông điệp này đã được Đức Ông John Putzer, đặc phái viên của Phái đoàn Thường trực Tòa Thánh tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác phát biểu tại Geneva. Phát biểu tại Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền, đại diện Vatican kêu gọi tất cả các bên hãy “công nhận và đề cao sự tôn trọng nhân phẩm và các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại và quyền hội họp một cách an toàn.”
Đức ông nói: "Vào thời điểm quan trọng này, điều quan trọng là hãy hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo trong nước, trên tinh thần đoàn kết quốc tế, để không làm mất đi những tiến bộ đã đạt được, đặc biệt trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.” Đức ông bày tỏ hy vọng về một "giải pháp hòa bình, nhanh chóng giải quyết những căng thẳng đang diễn ra" và tin tưởng rằng "đối thoại" là "công cụ mạnh mẽ nhất" để đạt được mục tiêu hòa bình.
Cuối cùng, tuyên bố kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hãy biến "lời nói thành hành động" bằng cách chào đón người tị nạn "trong tình huynh đệ nhân loại."
Theo UNHCR, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, có 2,5 triệu người tị nạn từ Afghanistan, đây là con số tị nạn lớn nhất ở châu Á và con số tị nạn lớn thứ hai trên thế giới. Trong những tuần gần đây, hàng nghìn người đã cố gắng chạy trốn khỏi đất nước, đặc biệt tại sân bay Kabul, mong ước được lên máy bay cùng với những người nước ngoài. Các quốc gia lân cận đang lo lắng về một cuộc vượt biên ồ ạt trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.