Hình ảnh bỏ đi hay ở lại
Trong đời sống con người xưa nay, sự lưỡng lự giữa những chọn lựa luôn là vấn đề to lớn cùng thời sự.
Lúc này từ gần hai năm nay, bệnh dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người sâu rộng cùng kinh hoàng gây ra bệnh tật và tử vong. Vaxin thuốc chủng ngừa đã được tìm ra để ngăn ngừa sự truyền nhiễm lây lan, hầu bảo vệ sức khoẻ cho an toàn trước nguy hiểm này. Nhưng cũng vẫn có sự lưỡng lự do dự có nên tiêm chủng hay không nên tiêm chủng?
Trong chiến tranh loạn lạc cũng xảy ra trường hợp đó, nên bỏ đi tránh khỏi vùng chiến tranh loạn lạc nơi quê hương đất nước mình đang sinh sống để cho có cho an toàn, hay cứ ở lại không rời bỏ quê hương xứ sở?
Khi nghe những lời khuyên răn dạy bảo cần phải hy sinh cố gắng… con người tự nhiên cũng có tâm trạng thái độ có nên ở lại nghe hay bỏ đi khỏi phải nghe?
Với Chúa Giêsu Kitô ngày xưa lúc ngài đi rao giảng nước Thiên Chúa giữa con người đã xảy ra tình trạng như thế nào?
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người cũng đã nếm sống trải qua tình cảnh tương tự. Chính các tông đồ học trò của Chúa Giêsu nói với ngài:” Lời này (Thầy giảng dạy) chói tai qúa! Ai mà nghe nổi!”( Ga 6,60).
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa rao giảng nước Thiên Chúa cho con người, tuy lời ngài giảng có lúc thu hút người nghe, có lúc bị chống đối…nhưng họ vẫn cho Ngài là một con người tốt lành. Vì Ngài sống sát gần gũi, giúp đỡ hiểu hoàn cảnh đời sống con người, lời Ngài rao giảng đi vào lòng người. Và nhất là từ nơi Ngài, Đấng là Con Thiên Chúa, phát chiếu tỏa ra một sức mạnh uy quyền lạ lùng, gây uy tín niềm cảm phục.
Chúa Giêsu Kitô đến trần gian rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cho con người trong xã hội đất nước Do Thái, và Ngài cũng thành lập Hội Thánh ở trần gian.
Sau khi Ngài từ cõi kẻ chết sống lại và trở về trời, Hội Thánh Chúa với tin mừng của Ngài đã rao giảng từ từ phát triển lan rộng bén rễ vào đời sống xã hội con người khắp nơi trên trần gian.
Tin mừng Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh, cho con người không phải là một chương trình của một chính phủ để trị quốc bình thiên hạ, hay kinh bang tế thế lo việc an sinh xã hội. Nhưng là tin mừng bình an cho tâm hồn đời sống con người.
Cụ thể là phương hướng chỉ vạch ra cho đời sống đức tin phần tinh thần linh hồn con người hướng về Thiên Chúa, nguồn đời sống, hướng về con người với nhau trong tình bác ái kiến tạo hòa bình, vì tất cả cùng là đều là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Hội Thánh Chúa ở trần gian có nhiệm vụ tinh thần thiêng liêng do Chúa trao cho, nhưng vẫn là con người, nên cũng có những thời gian nếp sống lâm vướng vào khủng hoảng đi xuống, những hành vi gương xấu tiêu cực gây bất mãn chống đối nơi con người.
Và Hội Thánh không có uy quyền sức mạnh thần thánh như Chúa Giêsu, nên sự hoài nghi về uy tín nơi giữa dòng đời sống xã hội vẫn luôn là số phận đời sống của Hội Thánh.
Cụ thể ở bên những xã hội văn minh phát triển có những trường hợp, phải, có thể nói được có “ làn sóng” đặt ra: có nên ở lại trong Hội Thánh hay nên ra khỏi Hội Thánh?
Chính vì thế, Hội Thánh Chúa ở trần gian luôn phải cần sự nâng đỡ ơn thiêng liêng của Chúa, luôn phải nỗ lực canh tân sửa sai cải thiện lại đi đúng con đường đời sống như Chúa muốn, để cùng đồng hành giúp con người đời sống tinh thần thiêng liêng.
Dân gian có ngạn ngữ “Thuốc đắng chữa tật. Sự thật mất lòng!” phải chăng đó là hình ảnh nói lên sự do dự lưỡng lự nên hay không nên, cùng phản ảnh điều gì là khôn ngoan về sự chân thật đúng đắn cho đời sống thể xác cũng như tinh thần?
Thánh Phero ngày xưa trước câu hỏi của Chúa Giêsu anh em có muốn ở lại hay bỏ đi, đã bộc bạch tâm tình: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa".
(Ga 6,68).
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ngài J. F. Kennedy năm 1961 đã truyền đi sứ điệp hình ảnh về sự lưỡng lự phân vân nên hay không nên qua câu nói huyền thoại thời danh: “Ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country – Xin đừng hỏi quốc gia đất nước có thể làm gì cho bạn. Nhưng hãy hỏi tôi có thể làm gì cho quốc gia đất nước.”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống con người xưa nay, sự lưỡng lự giữa những chọn lựa luôn là vấn đề to lớn cùng thời sự.
Lúc này từ gần hai năm nay, bệnh dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người sâu rộng cùng kinh hoàng gây ra bệnh tật và tử vong. Vaxin thuốc chủng ngừa đã được tìm ra để ngăn ngừa sự truyền nhiễm lây lan, hầu bảo vệ sức khoẻ cho an toàn trước nguy hiểm này. Nhưng cũng vẫn có sự lưỡng lự do dự có nên tiêm chủng hay không nên tiêm chủng?
Trong chiến tranh loạn lạc cũng xảy ra trường hợp đó, nên bỏ đi tránh khỏi vùng chiến tranh loạn lạc nơi quê hương đất nước mình đang sinh sống để cho có cho an toàn, hay cứ ở lại không rời bỏ quê hương xứ sở?
Khi nghe những lời khuyên răn dạy bảo cần phải hy sinh cố gắng… con người tự nhiên cũng có tâm trạng thái độ có nên ở lại nghe hay bỏ đi khỏi phải nghe?
Với Chúa Giêsu Kitô ngày xưa lúc ngài đi rao giảng nước Thiên Chúa giữa con người đã xảy ra tình trạng như thế nào?
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người cũng đã nếm sống trải qua tình cảnh tương tự. Chính các tông đồ học trò của Chúa Giêsu nói với ngài:” Lời này (Thầy giảng dạy) chói tai qúa! Ai mà nghe nổi!”( Ga 6,60).
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa rao giảng nước Thiên Chúa cho con người, tuy lời ngài giảng có lúc thu hút người nghe, có lúc bị chống đối…nhưng họ vẫn cho Ngài là một con người tốt lành. Vì Ngài sống sát gần gũi, giúp đỡ hiểu hoàn cảnh đời sống con người, lời Ngài rao giảng đi vào lòng người. Và nhất là từ nơi Ngài, Đấng là Con Thiên Chúa, phát chiếu tỏa ra một sức mạnh uy quyền lạ lùng, gây uy tín niềm cảm phục.
Chúa Giêsu Kitô đến trần gian rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cho con người trong xã hội đất nước Do Thái, và Ngài cũng thành lập Hội Thánh ở trần gian.
Sau khi Ngài từ cõi kẻ chết sống lại và trở về trời, Hội Thánh Chúa với tin mừng của Ngài đã rao giảng từ từ phát triển lan rộng bén rễ vào đời sống xã hội con người khắp nơi trên trần gian.
Tin mừng Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh, cho con người không phải là một chương trình của một chính phủ để trị quốc bình thiên hạ, hay kinh bang tế thế lo việc an sinh xã hội. Nhưng là tin mừng bình an cho tâm hồn đời sống con người.
Cụ thể là phương hướng chỉ vạch ra cho đời sống đức tin phần tinh thần linh hồn con người hướng về Thiên Chúa, nguồn đời sống, hướng về con người với nhau trong tình bác ái kiến tạo hòa bình, vì tất cả cùng là đều là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Hội Thánh Chúa ở trần gian có nhiệm vụ tinh thần thiêng liêng do Chúa trao cho, nhưng vẫn là con người, nên cũng có những thời gian nếp sống lâm vướng vào khủng hoảng đi xuống, những hành vi gương xấu tiêu cực gây bất mãn chống đối nơi con người.
Và Hội Thánh không có uy quyền sức mạnh thần thánh như Chúa Giêsu, nên sự hoài nghi về uy tín nơi giữa dòng đời sống xã hội vẫn luôn là số phận đời sống của Hội Thánh.
Cụ thể ở bên những xã hội văn minh phát triển có những trường hợp, phải, có thể nói được có “ làn sóng” đặt ra: có nên ở lại trong Hội Thánh hay nên ra khỏi Hội Thánh?
Chính vì thế, Hội Thánh Chúa ở trần gian luôn phải cần sự nâng đỡ ơn thiêng liêng của Chúa, luôn phải nỗ lực canh tân sửa sai cải thiện lại đi đúng con đường đời sống như Chúa muốn, để cùng đồng hành giúp con người đời sống tinh thần thiêng liêng.
Dân gian có ngạn ngữ “Thuốc đắng chữa tật. Sự thật mất lòng!” phải chăng đó là hình ảnh nói lên sự do dự lưỡng lự nên hay không nên, cùng phản ảnh điều gì là khôn ngoan về sự chân thật đúng đắn cho đời sống thể xác cũng như tinh thần?
Thánh Phero ngày xưa trước câu hỏi của Chúa Giêsu anh em có muốn ở lại hay bỏ đi, đã bộc bạch tâm tình: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa".
(Ga 6,68).
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ngài J. F. Kennedy năm 1961 đã truyền đi sứ điệp hình ảnh về sự lưỡng lự phân vân nên hay không nên qua câu nói huyền thoại thời danh: “Ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country – Xin đừng hỏi quốc gia đất nước có thể làm gì cho bạn. Nhưng hãy hỏi tôi có thể làm gì cho quốc gia đất nước.”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long