Maximilian Kolbe: vị tử đạo can cường đã thế mạng cho một người bạn tù.
Một trong những điểm chúng tôi đã đến hành hương cầu nguyện là trại Đức Quốc xã Auschwitz ở Ba Lan, nơi cách đây 80 năm, một vị linh mục người Ba Lan đã bị Đức quốc xã kết liễu cuộc đời cha bằng một mũi tiêm vào ngày 14 tháng 8 năm 1941. Giáo Hội Công Giáo đã tuyên dương cha Kolbe lên bậc Chân phước vào năm 1971 và hiển thánh vào năm 1982.
Giáo Hội Công Giáo dành ngày 14/8 hằng năm để tưởng nhớ tới cha thánh Maximilian Kolbe, tử đạo người Ba Lan. Vị linh mục 47 tuổi thuộc Dòng Phanxicô đã tình nguyện chết thay cho một người bạn tù không quen biết vào ngày 14/8/1941, tại trại tập trung tử thần của Đức Quốc xã Auschwitz ở Ba Lan.
Thánh Kolbe, người sáng lập “Phong trào Truyền bá Phúc âm hóa Toàn thế giới” (Militia Immaculatae), và là nhà truyền giáo ở Nhật Bản vào những năm 1930, đã trung thành đi theo con đường hy sinh của Chúa Kitô và những lời của Ngài trong Tin Mừng Gioan: “Không ai có tình yêu lớn hơn người đã hiến mạng sống vì bạn hữu mình”.
Cha Kolbe bị bắt vào tháng 2 năm 1941 với tội danh trợ giúp người Do Thái và lực lượng ngầm Ba Lan, bị giam ở Warsaw và được gán cho tù nhân số 16670. Cha bị buộc phải làm những công việc nhục nhã nhất, chẳng hạn như mang xác chết đến lò hỏa táng. Tuy nhiên, cha vẫn âm thầm làm việc bác ái và thừa hành chức vụ linh mục của mình một cách âm thầm.
Một cuộc sống hiến dâng
Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào cuối tháng 7 năm 1941, khi một tù nhân trốn thoát khỏi trại Auschwitz. Để trả thù, phó chỉ huy trại đã chỉ 10 người đàn ông khác phải chết thay trong một phòng dưới lòng đất để làm gương cho những ai muốn trốn thoát! Khi một trong những người được chọn, là Franciszek Gajowniczek, kêu lên: "Vợ tôi! Các con tôi!", cha Kolbe đã tình nguyện giơ tay xin chết thay, vì ngài là một linh mục Công Giáo và lớn tuổi hơn Gajowniczek. Tên phó chỉ huy trại đã chấp nhận lời đề nghị.
Thánh Giáo hoàng Paul VI, người đã mô tả Kolbe là một "vị tử đạo của tình yêu", cho biết vị linh mục đã hiến mạng sống mình chết thay cho mạng sống của một người chồng và người cha của 2 đứa con, người mà sau này đã kể lại những khoảnh khắc đầy ấn tượng này. Người bạn tù may mắn này là ông Gajowniczek nói: “Cha Kolbe rời khỏi hàng ngũ, dù có nguy cơ bị giết ngay tại chỗ, để yêu cầu lãnh đạo trại chết thay cho tôi”.
"Căn hầm bỏ đói"
Cha Kolbe và 9 người tù khác bị nhốt trong "căn hầm bỏ đói", không có thức ăn và nước uống. Theo lời kể của một nhân chứng, lúc đó Kolbe đã dẫn đầu các tù nhân cùng nhau cầu nguyện. Các cai ngục thấy cha và các tù nhân khác đứng hoặc quỳ trong phòng và cầu nguyện... Dần dần từng người gục chết, sau hai tuần nhịn đói khát, chỉ còn mình cha Kolbe sống sót...
Những người coi tù muốn dọn sạch căn hầm tử thần này vào ngày 14 tháng 8 năm 1941, nên đã tiêm axit carbolic cho cha Kolbe, cha đã giơ cánh tay trái lên và bình tĩnh chờ tiêm. Trước khi chết, cha thầm thĩ kêu “Ave Maria”, phó dâng linh hồn cho Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thi hài của cha được hỏa táng vào ngày 15 tháng 8, ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Vị Thánh tử đạo
Trong bài giảng Thánh lễ phong thánh cho cha Kolbe ngày 10 tháng 10 năm 1982, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Cái chết thảm thiết vì tình yêu, chết thay cho một người bạn tù là một hành động anh hùng của vị Thánh mới, chúng ta tôn vinh Chúa.”
Trong buổi tiếp kiến chung ngày 13 tháng 8 năm 2008, Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã nhắc lại những lời của cha Kolbe khi đối diện với sự giận dữ và căm thù của các cai tù Đức Quốc xã: "Sự thù hận không có sức mạnh sáng tạo: chỉ có tình yêu". Đức Giáo Hoàng giải thích tình yêu chính là đặc điểm riêng biệt, là di sản không thể quên lãng của vị thánh mà Giáo hội tưởng nhớ ngày 14 tháng 8 hàng năm, trước lễ trọng kính Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Trong chuyến tông du Ba Lan năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 29 tháng 7 đã đến thăm “căn phòng tử địa này”, nơi mà cha Kolbe trút hơi thở cuối cùng tại trại Auschwitz. Sau một lúc im lặng và trầm ngâm, ĐTC lặng lẽ bước ra và ký vào cuốn sách của khách hành hương với lời cầu nguyện ngắn gọn: “Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin Chúa tha thứ cho chúng con vì những sự tàn ác này”.
Một trong những điểm chúng tôi đã đến hành hương cầu nguyện là trại Đức Quốc xã Auschwitz ở Ba Lan, nơi cách đây 80 năm, một vị linh mục người Ba Lan đã bị Đức quốc xã kết liễu cuộc đời cha bằng một mũi tiêm vào ngày 14 tháng 8 năm 1941. Giáo Hội Công Giáo đã tuyên dương cha Kolbe lên bậc Chân phước vào năm 1971 và hiển thánh vào năm 1982.
Giáo Hội Công Giáo dành ngày 14/8 hằng năm để tưởng nhớ tới cha thánh Maximilian Kolbe, tử đạo người Ba Lan. Vị linh mục 47 tuổi thuộc Dòng Phanxicô đã tình nguyện chết thay cho một người bạn tù không quen biết vào ngày 14/8/1941, tại trại tập trung tử thần của Đức Quốc xã Auschwitz ở Ba Lan.
Thánh Kolbe, người sáng lập “Phong trào Truyền bá Phúc âm hóa Toàn thế giới” (Militia Immaculatae), và là nhà truyền giáo ở Nhật Bản vào những năm 1930, đã trung thành đi theo con đường hy sinh của Chúa Kitô và những lời của Ngài trong Tin Mừng Gioan: “Không ai có tình yêu lớn hơn người đã hiến mạng sống vì bạn hữu mình”.
Cha Kolbe bị bắt vào tháng 2 năm 1941 với tội danh trợ giúp người Do Thái và lực lượng ngầm Ba Lan, bị giam ở Warsaw và được gán cho tù nhân số 16670. Cha bị buộc phải làm những công việc nhục nhã nhất, chẳng hạn như mang xác chết đến lò hỏa táng. Tuy nhiên, cha vẫn âm thầm làm việc bác ái và thừa hành chức vụ linh mục của mình một cách âm thầm.
Một cuộc sống hiến dâng
Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào cuối tháng 7 năm 1941, khi một tù nhân trốn thoát khỏi trại Auschwitz. Để trả thù, phó chỉ huy trại đã chỉ 10 người đàn ông khác phải chết thay trong một phòng dưới lòng đất để làm gương cho những ai muốn trốn thoát! Khi một trong những người được chọn, là Franciszek Gajowniczek, kêu lên: "Vợ tôi! Các con tôi!", cha Kolbe đã tình nguyện giơ tay xin chết thay, vì ngài là một linh mục Công Giáo và lớn tuổi hơn Gajowniczek. Tên phó chỉ huy trại đã chấp nhận lời đề nghị.
Thánh Giáo hoàng Paul VI, người đã mô tả Kolbe là một "vị tử đạo của tình yêu", cho biết vị linh mục đã hiến mạng sống mình chết thay cho mạng sống của một người chồng và người cha của 2 đứa con, người mà sau này đã kể lại những khoảnh khắc đầy ấn tượng này. Người bạn tù may mắn này là ông Gajowniczek nói: “Cha Kolbe rời khỏi hàng ngũ, dù có nguy cơ bị giết ngay tại chỗ, để yêu cầu lãnh đạo trại chết thay cho tôi”.
"Căn hầm bỏ đói"
Cha Kolbe và 9 người tù khác bị nhốt trong "căn hầm bỏ đói", không có thức ăn và nước uống. Theo lời kể của một nhân chứng, lúc đó Kolbe đã dẫn đầu các tù nhân cùng nhau cầu nguyện. Các cai ngục thấy cha và các tù nhân khác đứng hoặc quỳ trong phòng và cầu nguyện... Dần dần từng người gục chết, sau hai tuần nhịn đói khát, chỉ còn mình cha Kolbe sống sót...
Những người coi tù muốn dọn sạch căn hầm tử thần này vào ngày 14 tháng 8 năm 1941, nên đã tiêm axit carbolic cho cha Kolbe, cha đã giơ cánh tay trái lên và bình tĩnh chờ tiêm. Trước khi chết, cha thầm thĩ kêu “Ave Maria”, phó dâng linh hồn cho Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thi hài của cha được hỏa táng vào ngày 15 tháng 8, ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Vị Thánh tử đạo
Trong bài giảng Thánh lễ phong thánh cho cha Kolbe ngày 10 tháng 10 năm 1982, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Cái chết thảm thiết vì tình yêu, chết thay cho một người bạn tù là một hành động anh hùng của vị Thánh mới, chúng ta tôn vinh Chúa.”
Trong buổi tiếp kiến chung ngày 13 tháng 8 năm 2008, Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI đã nhắc lại những lời của cha Kolbe khi đối diện với sự giận dữ và căm thù của các cai tù Đức Quốc xã: "Sự thù hận không có sức mạnh sáng tạo: chỉ có tình yêu". Đức Giáo Hoàng giải thích tình yêu chính là đặc điểm riêng biệt, là di sản không thể quên lãng của vị thánh mà Giáo hội tưởng nhớ ngày 14 tháng 8 hàng năm, trước lễ trọng kính Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Trong chuyến tông du Ba Lan năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 29 tháng 7 đã đến thăm “căn phòng tử địa này”, nơi mà cha Kolbe trút hơi thở cuối cùng tại trại Auschwitz. Sau một lúc im lặng và trầm ngâm, ĐTC lặng lẽ bước ra và ký vào cuốn sách của khách hành hương với lời cầu nguyện ngắn gọn: “Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin Chúa tha thứ cho chúng con vì những sự tàn ác này”.