Người dân Myanmar sẽ biểu tình ồ ạt đánh dấu cuộc nổi dậy năm xưa 8/8/1988

Một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ quân đội đang được tổ chức vào ngày kỷ niệm 8 tháng 8 năm 1988, một ngày biểu tình vĩ đại ngày xưa phản đối chế độ quân đội ở Myanmar từ năm 1962.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Những người biểu tình chống chính phủ quân đội ở Myanmar sẽ diễn ra vào ngày Chủ nhật đánh dấu kỷ niệm cuộc đàn áp đẫm máu cuộc nổi dậy ủng hộ chính quyền dân chủ năm 1988 chống lại một chính quyền đã đẩy quốc gia này vào cảnh nghèo khó túng bẫn gần 6 thập kỷ qua dưới sự cai trị tàn bạo của quân đội. Cuộc nổi dậy, bắt đầu từ phong trào sinh viên, đã bị quân đội công khai vùi dập bắn vào những người biểu tình và bỏ tù hàng ngàn người. Cuộc biểu tình này được gọi là cuộc nổi dậy 8888 kể từ ngày 8 tháng 8 năm 1988. Những người phản đối quân đội cho có khoảng 3.000 người thiệt mạng trong cuộc đàn áp đó.

Cuộc nổi dậy, 33 năm trước, đã làm nổi bật bà Aung San Suu Kyi, người mà quân đội hiện tại đã phế truất cùng với chính quyền do dân bầu nên vào ngày 1 tháng 2. Cuộc đảo chính đã mở ra một chuỗi dài biểu tình trên toàn quốc và phong trào bất tuân dân sự, bằng một cuộc đàn áp tàn bạo của lực lượng an ninh trên những người biểu tình và bất đồng chính kiến.

Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả tai hại làm 54 triệu dân của đất nước này rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng, thiếu hàng hóa và các dịch vụ cần thiết và phải di tản!...

Trong khi đó, sự gia tăng của Covid-19 đang tàn phá mà dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quân đội không có làm cho tổng số ca tử vong đã lên như diều… Đã có 12,014 ca tử vong và 333,127 ca nhiễm. Các chuyên gia cho rằng các con số này quá thấp so với thực tế...

1988 cuộc nổi dậy đáng ghi nhớ

Để tránh bị bắt, những người biểu tình sẽ tổ chức các cuộc tuần hành chớp nhoáng vào Chủ nhật 8/8 này ở nhiều nơi khác nhau bao gồm hai thành phố lớn là thủ đô Yangon và Mandalay. Theo lời kêu gọi của một cổ động viên thì những người biểu tình sẽ mặc áo đỏ đã giơ cao 8 ngón tay với biểu ngữ: "Hãy trả món nợ máu năm 1988 trong năm 2021 này". TTX Reuters đã ghi nhận có ít nhất 6 cuộc biểu tình riêng biệt được nêu trên Facebook. "Nợ cũ từ năm 88, phải trả trong năm 2021 này", những người biểu tình hô hào ở thị trấn Wundwin vùng Mandalay, được ghi lại trên video Facebook. Một cuộc biểu tình chống biểu tình khác ở thị trấn Myaing với các biểu ngữ:" Hãy cùng nhau đấu tranh hướng tới con số 8888 chưa hoàn thành của cuộc giải phóng nhân dân. "

50 năm áp bức

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã phải chịu đựng một thời gian dài dưới sự cai trị của một chính quyền quân sự áp bức từ năm 1962 đến năm 2011. Trong gần 5 thập kỷ, hầu như tất cả những người bất đồng chính kiến đều bị đàn áp, không chút nhân quyền, khiến quốc tế phải lên án và trừng phạt. Quá trình tự do hóa dần dần bắt đầu vào năm 2010, dẫn đến cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà vào dẫn đầu...

Nhưng cuộc đảo chính quân sự, cách đây 6 tháng, do tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo, đã phát tan những thành quả của một kết quả đã âm ỉ hàng thập kỷ của Myanmar trước một nền dân chủ, nỗi cô đơn và nghèo đói.

Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), một tổ chức phi chính phủ đã thu tập hồ sơ và danh sách những người đã bị chính quyền quân đội giết hại là 960 người chết.

Lời hứa hão huyền

Vào ngày 1 tháng 8 2021, tướng Hlaing đánh dấu 6 tháng cuộc đảo chính tuyên bố mình là thủ tướng của một chính phủ mới được thành lập. Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) do quân đội hậu thuẫn, được thành lập sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, được cải tổ thành một chính phủ biết chăm sóc cho dân. Nhà lãnh đạo quân đội hứa sẽ tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vào 2 năm tới. Liên Hợp Quốc tố cáo đây là một động thái phớt lờ lời kêu gọi quốc tế nhằm khôi phục lại nền dân chủ.

ĐTC Phanxicô

Trong những tháng gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi hòa bình thông qua việc đối thoại và quay trở lại nền dân chủ và chế độ dân sự, tôn trọng ý muốn của người dân. ĐTC cầu nguyện và kêu gọi thế giới cầu nguyện cho đất nước Myanmar đang gặp khó khăn thử thách này…

Khi ĐTC tông du thăm quốc gia Đông Nam Á này vào tháng 11 năm 2015, ngài đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của đất nước để thúc đẩy đất nước tiến tới một xã hội khoan dung, hòa nhập và hòa bình hơn.

Giáo hội Myanmar

Trong khi đó, Đức Hồng Y Charles Bo, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar đã đưa ra nhiều lời kêu gọi hòa bình và kêu gọi chấm dứt đổ máu. Đồng thời, Giáo hội đã cung cấp nhiều cơ sở vật chất và nơi thờ tự của mình để làm nơi trú ẩn cho những người phải di tản và giúp điều trị các nạn nhân Covid-19.

Khoảng 88% dân số 53 triệu người Myanmar theo đạo Phật. Người theo đạo Thiên chúa chiếm 6,2% (bao gồm 750.000 người Công Giáo), và người Hồi giáo chiếm 4,3% và phần còn lại theo đạo Hindu và đa thần…