LHQ cảnh báo về những tác động 'không thể đảo ngược' của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra
Ủy ban khí hậu của Liên hợp quốc công bố một báo cáo chuyên đề về nguyên nhân và tác động của việc biến đổi khí hậu, đồng thời kết luận rằng các hoạt động của con người “rõ ràng” làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
(Tin Vatican)
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ đã nhóm một buổi họp báo vào thứ Hai (9/8/2021) để trình bày báo cáo mới nhất và toàn diện nhất về cuộc khủng hoảng khí hậu.
Với tiêu đề “Biến đổi khí hậu 2021: Cơ sở Khoa học Vật lý”, báo cáo đã cảnh giác về những hậu quả nghiêm trọng của việc tăng khí hậu toàn cầu và trách nhiệm của con người trong việc gây ra tác hại này.
Theo 200 nhà khoa học đã soạn thảo ra bản báo cáo về khí hậu nhà kính trong khí quyển đã đạt đến mức có thể phá vỡ bầu khí quyển trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ nay.
Con người là nguyên nhân
Đứng đầu phần kết luận của bản báo cáo dài hơn 3.000 trang là lời khẳng định rằng con người đang gây ra sự biến đổi khí hậu.
Ngay từ dòng đầu tiên của bản tóm lược đã viết: “Rõ ràng là ảnh hưởng của con người đã làm bầu khí quyển ấm lên, phá hủy đại dương và trái đất!”
Các nhà khoa học cho biết chỉ một phần nhỏ của sự gia tăng nhiệt độ được ghi nhận từ thế kỷ 19 là do tự nhiên.
Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc nhắc lại quan điểm này, gọi đây là "mã số đỏ" của nhân loại. Ông nói: “Những hồi chuông cảnh báo đã và đang vang lên đến chói tai, và bằng chứng không thể chối cãi về việc khí thải của nhà kính từ việc đốt khí đá và phá rừng đang làm ngộp ngạp hành tinh của chúng ta và khiến hàng tỷ người hứng chịu thảm họa này!
Nhiệt độ gia tăng
Một điểm mấu chốt khác mà báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) là các kết quả có thể đạt được từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon ở các mức độ khác nhau.
Nhiệt độ trung bình có thể tăng lên 2 độ C so với đà công nghiệp vào cuối thế kỷ này trừ khi các chính phủ ngay lập tức đưa ra các biện pháp cắt giảm khí thải.
Tuy nhiên, ngay cả những nỗ lực cao nhất cũng không thể giữ cho độ nóng toàn cầu tăng lên ít là 1,5 độ.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về các sự kiện ít khi xảy ra nhưng có thể xảy ra đó là các tảng băng vùng Bắc hay Nam cực bị tan ra và rừng thì bị hủy hoại...
Thời tiết xấu hơn
Thời tiết khắc nghiệt là một mối lo ngại khác được các tác giả của bản báo cáo cảnh báo. Họ cho rằng các hiện tượng thời tiết từng được coi là hiếm hoặc chưa từng xảy ra, giờ đây trở nên phổ biến hơn và xu hướng này sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay cả khi hiện tượng khí hậu toàn cầu chỉ nóng lên ở mức 1,5 ° C.
Những đợt nắng nóng chết người đang xảy ra vào mỗi thập kỷ, thay vì 50 năm một lần, thì nay xả ra thường xuyên hơn với các trận cuồng phong mạnh hơn và nhiều nơi có lượng mưa hoặc tuyết rơi nhiều hơn mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu tuyên bố những tiến bộ khoa học đã được thực hiện cho phép đưa ra các tuyên bố định hướng về các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Băng tan và mực nước biển dâng
Ngay cả bản bá cáo lạc quan nhất cũng phải cho biết là những tảng băng ở các vùng cực bắc hay nam cực đã tan ra vào mùa hè và rồi sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2050.
Khu vực phía Bắc hiện đang ấm lên với tốc độ gấp đôi mức trung bình của toàn cầu. Đồng thời, mực nước biển sẽ dâng lên mà đáng ra nó chỉ xảy ra trong hàng trăm hoặc hàng nghìn năm!
Ngay cả khí hậu toàn cầu nóng lên được dừng lại ở 1,5 ° C, thì mực nước biển trung bình có thể tăng lên từ 2 đến 3 mét, nếu không muốn nói là cao hơn.
Dẫn đến Đại Hội Biến đổi Khí Hậu lần thứ 26 (COP26)
Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được đưa ra chỉ ba tháng trước hội nghị khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland. Trong Đại hội này chắc chắn sẽ kêu gọi chính phủ các quốc gia đẩy mạnh các hành động chống biến đổi khí hậu…
Ủy ban khí hậu của Liên hợp quốc công bố một báo cáo chuyên đề về nguyên nhân và tác động của việc biến đổi khí hậu, đồng thời kết luận rằng các hoạt động của con người “rõ ràng” làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
(Tin Vatican)
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ đã nhóm một buổi họp báo vào thứ Hai (9/8/2021) để trình bày báo cáo mới nhất và toàn diện nhất về cuộc khủng hoảng khí hậu.
Với tiêu đề “Biến đổi khí hậu 2021: Cơ sở Khoa học Vật lý”, báo cáo đã cảnh giác về những hậu quả nghiêm trọng của việc tăng khí hậu toàn cầu và trách nhiệm của con người trong việc gây ra tác hại này.
Theo 200 nhà khoa học đã soạn thảo ra bản báo cáo về khí hậu nhà kính trong khí quyển đã đạt đến mức có thể phá vỡ bầu khí quyển trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ nay.
Con người là nguyên nhân
Đứng đầu phần kết luận của bản báo cáo dài hơn 3.000 trang là lời khẳng định rằng con người đang gây ra sự biến đổi khí hậu.
Ngay từ dòng đầu tiên của bản tóm lược đã viết: “Rõ ràng là ảnh hưởng của con người đã làm bầu khí quyển ấm lên, phá hủy đại dương và trái đất!”
Các nhà khoa học cho biết chỉ một phần nhỏ của sự gia tăng nhiệt độ được ghi nhận từ thế kỷ 19 là do tự nhiên.
Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc nhắc lại quan điểm này, gọi đây là "mã số đỏ" của nhân loại. Ông nói: “Những hồi chuông cảnh báo đã và đang vang lên đến chói tai, và bằng chứng không thể chối cãi về việc khí thải của nhà kính từ việc đốt khí đá và phá rừng đang làm ngộp ngạp hành tinh của chúng ta và khiến hàng tỷ người hứng chịu thảm họa này!
Nhiệt độ gia tăng
Một điểm mấu chốt khác mà báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) là các kết quả có thể đạt được từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon ở các mức độ khác nhau.
Nhiệt độ trung bình có thể tăng lên 2 độ C so với đà công nghiệp vào cuối thế kỷ này trừ khi các chính phủ ngay lập tức đưa ra các biện pháp cắt giảm khí thải.
Tuy nhiên, ngay cả những nỗ lực cao nhất cũng không thể giữ cho độ nóng toàn cầu tăng lên ít là 1,5 độ.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo về các sự kiện ít khi xảy ra nhưng có thể xảy ra đó là các tảng băng vùng Bắc hay Nam cực bị tan ra và rừng thì bị hủy hoại...
Thời tiết xấu hơn
Thời tiết khắc nghiệt là một mối lo ngại khác được các tác giả của bản báo cáo cảnh báo. Họ cho rằng các hiện tượng thời tiết từng được coi là hiếm hoặc chưa từng xảy ra, giờ đây trở nên phổ biến hơn và xu hướng này sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay cả khi hiện tượng khí hậu toàn cầu chỉ nóng lên ở mức 1,5 ° C.
Những đợt nắng nóng chết người đang xảy ra vào mỗi thập kỷ, thay vì 50 năm một lần, thì nay xả ra thường xuyên hơn với các trận cuồng phong mạnh hơn và nhiều nơi có lượng mưa hoặc tuyết rơi nhiều hơn mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu tuyên bố những tiến bộ khoa học đã được thực hiện cho phép đưa ra các tuyên bố định hướng về các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Băng tan và mực nước biển dâng
Ngay cả bản bá cáo lạc quan nhất cũng phải cho biết là những tảng băng ở các vùng cực bắc hay nam cực đã tan ra vào mùa hè và rồi sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2050.
Khu vực phía Bắc hiện đang ấm lên với tốc độ gấp đôi mức trung bình của toàn cầu. Đồng thời, mực nước biển sẽ dâng lên mà đáng ra nó chỉ xảy ra trong hàng trăm hoặc hàng nghìn năm!
Ngay cả khí hậu toàn cầu nóng lên được dừng lại ở 1,5 ° C, thì mực nước biển trung bình có thể tăng lên từ 2 đến 3 mét, nếu không muốn nói là cao hơn.
Dẫn đến Đại Hội Biến đổi Khí Hậu lần thứ 26 (COP26)
Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được đưa ra chỉ ba tháng trước hội nghị khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland. Trong Đại hội này chắc chắn sẽ kêu gọi chính phủ các quốc gia đẩy mạnh các hành động chống biến đổi khí hậu…