Chứng kiến thảm cảnh trên quê hương và nhìn qua nước láng riềng Myanmar! Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) kêu gọi yểm trợ để cứu đói người dân Myanmar
Thanh Quảng sdb
Chúng ta người Việt đang chứng kiến nhiều thảm cảnh do đại dịch gây ra cho người dân Việt Nam nói chung và ở thành phố diễm lệ Sàigòn trong những ngày qua… Nhưng may mắn thay người dân Việt Nam chúng ta vốn sẵn sàng mở lòng ra chia sẻ của ăn thức uống… đặc biệt Giáo Hội Công Giáo tại quê nhà, tuy các thánh đường bị đóng cửa cài then, không nghi lễ… Nhưng các vị chủ chăn đã kêu gọi từng gia đình, từng khu xóm và từng giáo xứ mở lòng cứu giúp những anh chị em nghèo túng. Các sân nhà thờ, các viện tu được mở cửa, linh mục tu sĩ và rất đông anh chị em giáo dân đã biến các con hẻm thành bàn tiệc Thánh thể nuôi sống anh chị em đồng loại, đã rao giảng Lời yêu thương không bằng sách Phúc âm nhưng bằng chính những lời mời “ông bà, anh chị một bữa ăn, một chai nước, trao tặng chút nhu yếu phẩm…” với tấm lòng tương kính yêu thương cảm thông. Còn hải ngoại, bà con được may mắn hơn vì các hệ thống an sinh và chính phủ chăm sóc cho dân… Tuy không dư giả, nhưng không phải đối diện với đói khát hoặc lo lắng y tế… Trong tình nghĩa huynh các cộng đoàn gây quỹ để gửi về chia sẻ với HĐGM VN trong công cuộc chống đại dịch và cứu khổ này!
Nhìn qua nước láng riềng Myanmar, cuộc đảo chính quân đội vào đầu tháng Hai năm nay đã đẩy đất nước này vào thảm cảnh nội chiến, và thêm vào thảm trạng của đại dịch lây lan, hàng triệu triệu người phải bỏ xóm làng chạy đi lánh nạn gây ra làn sáng tỵ nạn mà hàng triệu người Myanmar đang phải đối diện với nạn đói.
Quỹ Thực Phẩm Quốc tế cho biết họ cần thêm ít là 86 triệu đô để duy trì hoạt động cứu đói cho Myanmar trong thời gian 6 tháng tới.
Nguồn vốn thiếu hụt
Trong một tuyên bố, Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) cho biết họ đang phải đối diện với sự thiếu hụt hơn 70% thực phẩm trong 6 tháng tới. Vào tháng Tư, ước tính số người đói khổ có thể tăng gấp đôi lên 6,2 triệu người trong sáu tháng tới, so với 2,8 triệu người trước tháng Hai. Các cuộc khảo sát do Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) thực hiện cho thấy kể từ tháng 2, ngày càng nhiều gia đình bị đẩy vào đường cùng, thiếu thốn ngay cả những thức ăn cơ bản nhất hàng ngày...
Ông Stephen Anderson, Giám đốc Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) Myanmar, cho hay: “Chúng tôi đã chứng kiến nạn đói ngày càng lan rộng ở Myanmar, gần 90% các gia đình sống trong các khu định cư ổ chuột quanh Yangon nói rằng họ phải vay mượn tiền để mua thực phẩm; thu nhập là một vấn nạn lớn đối với nhiều người. "
Chương trình Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) hôm thứ Sáu (6/8/2021) cảnh báo rằng họ không có đủ tiền để tiếp tục nâng đỡ các đợt cứu đói những người di tản nữa…
Tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới đã phát động một chiến dịch cung cấp thực phẩm cho hai đô thị lớn, khoảng 2 triệu người ở Yangon và Mandalay, hai thành phố lớn nhất của Myanmar. Phần lớn những người được hỗ trợ là các bà mẹ, trẻ em, người khuyết tật và người cao niên. Đến nay, có 650.000 người đã được trợ giúp tại các khu vực thành thị trên.
Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của quân đội lật đổ chính phủ do dân bầu của bà Aung San Suu Kyi, đã dấy nên các cuộc biểu tình trên toàn quốc và phong trào bất tuân dân sự đang gây ra những hậu quả phong tỏa về kinh tế-xã hội, nhân quyền và nhân đạo đối với khoảng 54 triệu người tại quốc gia này.
Lập trường cứng rắn của chính quyền quân sự đã khơi lại các cuộc xung đột cũ với một số tổ chức dân thiểu số vũ trang, trong khi một số nhóm kháng chiến dân sự độc lập đã tự vũ trang để chống lại sự tàn bạo của quân đội. Hơn 220.000 người đã chạy trốn khỏi bạo lực kể từ tháng Hai đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) đã tiếp cận 17,500 người mới được di dời và đang nỗ lực để hỗ trợ nhiều hơn vào tháng Tám. Tổng cộng 1,25 triệu người ở Myanmar đã nhận được trợ giúp về thực phẩm, tiền mặt và hỗ trợ của Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) vào năm 2021 trên các khu vực thành thị và nông thôn.
Quyên góp
Ông Anderson cho hay “người dân Myanmar đang phải đối diện với thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống của họ”. "Điều thiết yếu của chúng tôi lúc này là có thể tiếp cận được những người đang cần được giúp đỡ và nhận được tài trợ để cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho họ."
Ông Anderson nói thêm: “Hơn bao giờ hết, người dân Myanmar cần sự hỗ trợ của chúng tôi. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế - người dân Myanmar sẽ không bao giờ quên tấm lòng quảng đại và tâm tình chia sẻ của các bạn”.
Ông Ramanathan Balakrishnan, Điều phối viên nhân đạo và thường trú của LHQ, cho biết sự gia tăng giá cả các mặt hàng cơ bản do cuộc khủng hoảng chính trị, đã dẫn đến việc “dân chúng không có tiền để mua các thức ăn dinh dưỡng cao, phần đa mọi người phải mua các mặt hàng rẻ và kém chất lượng hơn”.
Một báo cáo của Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 30/7 ước tính có tới 3,4 triệu người đang sống trong sự bấp bênh, thiếu thốn lương thực... Vào đỉnh điểm của Covid-19 giữa năm 2020, số người này ước tính có khoảng 2,8 triệu mà thôi! (Nguồn: WFP, UN)
Thanh Quảng sdb
Chúng ta người Việt đang chứng kiến nhiều thảm cảnh do đại dịch gây ra cho người dân Việt Nam nói chung và ở thành phố diễm lệ Sàigòn trong những ngày qua… Nhưng may mắn thay người dân Việt Nam chúng ta vốn sẵn sàng mở lòng ra chia sẻ của ăn thức uống… đặc biệt Giáo Hội Công Giáo tại quê nhà, tuy các thánh đường bị đóng cửa cài then, không nghi lễ… Nhưng các vị chủ chăn đã kêu gọi từng gia đình, từng khu xóm và từng giáo xứ mở lòng cứu giúp những anh chị em nghèo túng. Các sân nhà thờ, các viện tu được mở cửa, linh mục tu sĩ và rất đông anh chị em giáo dân đã biến các con hẻm thành bàn tiệc Thánh thể nuôi sống anh chị em đồng loại, đã rao giảng Lời yêu thương không bằng sách Phúc âm nhưng bằng chính những lời mời “ông bà, anh chị một bữa ăn, một chai nước, trao tặng chút nhu yếu phẩm…” với tấm lòng tương kính yêu thương cảm thông. Còn hải ngoại, bà con được may mắn hơn vì các hệ thống an sinh và chính phủ chăm sóc cho dân… Tuy không dư giả, nhưng không phải đối diện với đói khát hoặc lo lắng y tế… Trong tình nghĩa huynh các cộng đoàn gây quỹ để gửi về chia sẻ với HĐGM VN trong công cuộc chống đại dịch và cứu khổ này!
Nhìn qua nước láng riềng Myanmar, cuộc đảo chính quân đội vào đầu tháng Hai năm nay đã đẩy đất nước này vào thảm cảnh nội chiến, và thêm vào thảm trạng của đại dịch lây lan, hàng triệu triệu người phải bỏ xóm làng chạy đi lánh nạn gây ra làn sáng tỵ nạn mà hàng triệu người Myanmar đang phải đối diện với nạn đói.
Quỹ Thực Phẩm Quốc tế cho biết họ cần thêm ít là 86 triệu đô để duy trì hoạt động cứu đói cho Myanmar trong thời gian 6 tháng tới.
Nguồn vốn thiếu hụt
Trong một tuyên bố, Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) cho biết họ đang phải đối diện với sự thiếu hụt hơn 70% thực phẩm trong 6 tháng tới. Vào tháng Tư, ước tính số người đói khổ có thể tăng gấp đôi lên 6,2 triệu người trong sáu tháng tới, so với 2,8 triệu người trước tháng Hai. Các cuộc khảo sát do Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) thực hiện cho thấy kể từ tháng 2, ngày càng nhiều gia đình bị đẩy vào đường cùng, thiếu thốn ngay cả những thức ăn cơ bản nhất hàng ngày...
Ông Stephen Anderson, Giám đốc Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) Myanmar, cho hay: “Chúng tôi đã chứng kiến nạn đói ngày càng lan rộng ở Myanmar, gần 90% các gia đình sống trong các khu định cư ổ chuột quanh Yangon nói rằng họ phải vay mượn tiền để mua thực phẩm; thu nhập là một vấn nạn lớn đối với nhiều người. "
Chương trình Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) hôm thứ Sáu (6/8/2021) cảnh báo rằng họ không có đủ tiền để tiếp tục nâng đỡ các đợt cứu đói những người di tản nữa…
Tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới đã phát động một chiến dịch cung cấp thực phẩm cho hai đô thị lớn, khoảng 2 triệu người ở Yangon và Mandalay, hai thành phố lớn nhất của Myanmar. Phần lớn những người được hỗ trợ là các bà mẹ, trẻ em, người khuyết tật và người cao niên. Đến nay, có 650.000 người đã được trợ giúp tại các khu vực thành thị trên.
Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của quân đội lật đổ chính phủ do dân bầu của bà Aung San Suu Kyi, đã dấy nên các cuộc biểu tình trên toàn quốc và phong trào bất tuân dân sự đang gây ra những hậu quả phong tỏa về kinh tế-xã hội, nhân quyền và nhân đạo đối với khoảng 54 triệu người tại quốc gia này.
Lập trường cứng rắn của chính quyền quân sự đã khơi lại các cuộc xung đột cũ với một số tổ chức dân thiểu số vũ trang, trong khi một số nhóm kháng chiến dân sự độc lập đã tự vũ trang để chống lại sự tàn bạo của quân đội. Hơn 220.000 người đã chạy trốn khỏi bạo lực kể từ tháng Hai đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) đã tiếp cận 17,500 người mới được di dời và đang nỗ lực để hỗ trợ nhiều hơn vào tháng Tám. Tổng cộng 1,25 triệu người ở Myanmar đã nhận được trợ giúp về thực phẩm, tiền mặt và hỗ trợ của Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) vào năm 2021 trên các khu vực thành thị và nông thôn.
Quyên góp
Ông Anderson cho hay “người dân Myanmar đang phải đối diện với thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống của họ”. "Điều thiết yếu của chúng tôi lúc này là có thể tiếp cận được những người đang cần được giúp đỡ và nhận được tài trợ để cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho họ."
Ông Anderson nói thêm: “Hơn bao giờ hết, người dân Myanmar cần sự hỗ trợ của chúng tôi. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế - người dân Myanmar sẽ không bao giờ quên tấm lòng quảng đại và tâm tình chia sẻ của các bạn”.
Ông Ramanathan Balakrishnan, Điều phối viên nhân đạo và thường trú của LHQ, cho biết sự gia tăng giá cả các mặt hàng cơ bản do cuộc khủng hoảng chính trị, đã dẫn đến việc “dân chúng không có tiền để mua các thức ăn dinh dưỡng cao, phần đa mọi người phải mua các mặt hàng rẻ và kém chất lượng hơn”.
Một báo cáo của Quỹ thực phẩm Thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 30/7 ước tính có tới 3,4 triệu người đang sống trong sự bấp bênh, thiếu thốn lương thực... Vào đỉnh điểm của Covid-19 giữa năm 2020, số người này ước tính có khoảng 2,8 triệu mà thôi! (Nguồn: WFP, UN)