Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại quan tâm và dành ưu tiên cho chuyến tông du đến Indonesia
Tông du đến một quốc gia mà đa số dân chúng theo Hồi giáo và một nước có con số Hồi giáo đông nhất thế giới này sẽ tạo ra những động lực lớn lao cho nỗ lực xây dựng tình huynh đệ con người.
(UCA - Siktus Harson, Jakarta 03/08/2021)
Đức Thánh Cha Phanxicô chính ra đã viếng thăm Indonesia, Timor-Leste và Papua New Guinea vào cuối năm ngoái, nhưng các chuyến tông du này đã bị hủy bỏ vì đại dịch Covid-19.
Vị Đại Giáo trưởng Yahya Cholil Staquf của Nahdlatul Ulama, là một tổ chức Hồi giáo lớn nhất ở Indonesia, cho hay anh chị em Hồi giáo háo hức chờ đợi được chào đón Đức Thánh Cha, sau chuyến ông gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào đầu năm 2019 nhằm chia sẻ cách giải quyết các cuộc xung đột liên tôn.
Chính Đại giáo trưởng đã thúc đẩy Tổng thống Joko Widodo gửi lời mời chính thức tới Đức Thánh Cha Phanxicô, mời ngài thăm viếng Indonesia vào tháng Giêng năm ngoái.
Nhưng tất cả hy vọng tan thành mây khói do đại dịch, tuy thế sự háo hức chờ mong vị Giáo hoàng 84 tuổi này vẫn còn ắp đầy trong tâm lòng người dân…
Những lời tuyên bố mới đây của đại diện nước Đông Timor, Đức ông Marco Sprizzi, vào tháng trước tại Vatican cho hay Đức Thánh Cha sẽ đến thăm một quốc gia mà đa số dân chúng là Công Giáo vào năm tới, nên việc ĐTC sẽ đến thăm Indonesia, quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới là điều khả thi xảy ra...
Chưa có thời gian chính xác cho chuyến tông du này, nhưng Đức ông Sprizzi nói với các phóng viên rằng Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng sẽ đến thăm quốc gia nhỏ bé của ông vào năm tới, nếu tình hình Covid-19 được cải thiện và mọi người được chủng ngừa.
Gần một phần ba trong số 1,3 triệu người của Timor-Leste đã được tiêm chủng, trong khi Indonesia, tính đến ngày 1 tháng 8 đã chích ngừa cho 67 triệu người hoặc 24,5 phần trăm dân số. Chính phủ hy vọng sẽ tiêm chích cho 181 triệu người trong số 270 triệu người, hầu có thể ngăn chặn được cơn dịch...
Tuy thế nên tạm gác đại dịch sang một bên, có nhiều lý do quan trọng khiến Đức Thánh Cha Phanxicô cần đến tông du nước Indonesia.
Indonesia không chỉ quan trọng vì là quốc gia có đa số dân chúng theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với 87,2% dân số theo đạo Hồi, mà là một quốc gia có quan hệ lâu dài với Vatican, được thiết lập sau độc lập năm 1947 và các cộng đồng Công Giáo năng động.
Trong nhiều dịp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tình huynh đệ với người Hồi giáo. Trong chuyến tông du đến Trung Đông vào đầu năm 2019, Đức Thánh Cha và Đại hoàng đế Sheikh Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar, đã ký một Văn kiện về Tình huynh đệ và Sống chung con người vo71o con người tại Abu Dhabi, trong khối Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tài liệu là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa Công Giáo và Hồi giáo. Nó nói lên những tương quan cố gắng của văn hóa đối thoại, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Trên hết, nó nối kết tình đoàn kết giữa những người theo đạo Thiên Chúa và người Hồi giáo trong sứ mệnh khám phá lại và thúc đẩy các giá trị của hòa bình, công lý, chân thiện, mỹ, tình huynh đệ và sự chung sống của con người vốn đã bị bạo lực và khủng bố gạt sang một bên.
Nó nhanh chóng được đón nhận bởi các cộng đồng Công Giáo và Hồi giáo trên khắp thế giới, bao gồm cả Indonesia.
Không mất nhiều thời gian để Nhóm Hồi giáo Nahdlatul Ulama thông qua tài liệu. Đại Giáo trưởng Said Aqil Siradj cho biết Giáo hội của ông cam kết hỗ trợ thỏa thuận Vatican-Al Azhar. Ông cho biết bản chất của tài liệu này về cơ bản phù hợp với sứ mệnh riêng của nó là không chỉ thúc đẩy tình anh em Hồi giáo mà còn cả đoàn kết dân tộc và tình huynh đệ nhân loại toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Công Giáo ở Indonesia sau đó đã tổ chức một loạt các cuộc họp về cách úng dụng những lý tưởng có trong tài liệu này vào cuộc sống của dân chúng.
Các giám mục Indonesia đã dành nhiều thời giờ trong kỳ họp thường niên vào tháng 11 năm 2019 để nghiên cứu tài liệu và cách áp dụng tài liệu này.
Do tính chất đặc biệt của tài liệu và sự đóng góp của cả hai nhà lãnh đạo cho nhân loại, Đại học Hồi giáo Sunan Kalijaga ở Yogyakarta đã lên kế hoạch trao bằng tiến sĩ danh dự cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo trưởng Sheikh Ahmed el-Tayeb.
Chính phủ ủng hộ động thái này và có thể thấy cả hai nhà lãnh đạo được mời đến Indonesia để nhận Văn bằng Tiến sĩ Danh dự.
Dù điều này có thể thực hiện được hay không, điều đó cho thấy Đức Thánh Cha được người dân Indonesia rất coi trọng và ĐTC nên nhân cơ hội này đến thăm để tăng cường mối quan hệ giữa người Hồi giáo-Công Giáo không chỉ ở Indonesia mà trên toàn thế giới. Một chuyến tông du sẽ giúp nâng cao vị thế của người Hồi giáo Indonesia trên toàn thế giới.
Indonesia có quan hệ lâu đời với Tòa thánh bắt đầu từ sau khi Indonesia tuyên bố độc lập. Vatican là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận sự độc lập của Indonesia khỏi tay người Hà Lan.
Đổi lại, tổng thống Sukarno khi đó đã cho phép Vatican mở Tòa Khâm Sứ tại Indonesia vào năm 1947. Sukarno thậm chí đã đến thăm Vatican ba lần vào những năm 1956 để gặp Đức Thánh Cha Piô XII, năm 1959 để gặp Đức Thánh Cha Gioan XXIII, và năm 1964 để gặp Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Một tổng thống Indonesia khác đến thăm Vatican là Abdurrahman Wahid hay Gus Dur vào năm 2000.
Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô đến, ngài sẽ là vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm Indonesia sau Thánh Giáo hoàng Phaolô VI vào năm 1970 và Gioan Phaolô II vào năm 1989, Thánh Giáo hoàng này cũng đến thăm Timor-Leste, lúc nước này vẫn nằm dưới sự cai trị của Indonesia.
Các chuyến thăm trước đây của Đức Thánh Cha đã thúc đẩy hòa hợp liên tôn, công bằng xã hội, tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và sự phát triển của đa nguyên tôn giáo và văn hóa ở Indonesia.
Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô lúc này là cần thiết hơn nữa để thúc đẩy niềm tin vào những giá trị trên hầu đẩy lùi làn sóng chủ nghĩa cực đoan và các mối đe dọa khủng bố mà Indonesia và các khu vực khác trên thế giới đang phải đối diện.
Chuyến tông du của ĐTC cũng sẽ nhấn mạnh đến sự đánh giá cao đặc biệt của Giáo hội toàn cầu đối với những nỗ lực của chính phủ Indonesia trong việc ưu tiên dùng đối thoại và sự hòa hợp giữa các tôn giáo mà giải quyết những xung đột trong xã hội gây nên do các vấn đề sắc tộc, chủng tộc và tôn giáo...
Thật là tuyệt vời nếu Đức Thánh Cha tông du đến Indonesia ngay sau khi đại dịch kết thúc. Việc trì hoãn có thể làm mất đi cơ hội tuyệt vời để tận dụng tối đa tài liệu về tình huynh đệ con người của Đại Giáo Trưởng Abu Dhabi và thông điệp “Mọi Người là Anh Chị Em” Fratelli Tutti của ĐTC, vốn có ảnh hưởng mạnh mẽ về tình huynh đệ nhân loại và sự đoàn kết giữa các cộng đồng Công Giáo và Hồi giáo ở Indonesia.
Tông du đến một quốc gia mà đa số dân chúng theo Hồi giáo và một nước có con số Hồi giáo đông nhất thế giới này sẽ tạo ra những động lực lớn lao cho nỗ lực xây dựng tình huynh đệ con người.
(UCA - Siktus Harson, Jakarta 03/08/2021)
Đức Thánh Cha Phanxicô chính ra đã viếng thăm Indonesia, Timor-Leste và Papua New Guinea vào cuối năm ngoái, nhưng các chuyến tông du này đã bị hủy bỏ vì đại dịch Covid-19.
Vị Đại Giáo trưởng Yahya Cholil Staquf của Nahdlatul Ulama, là một tổ chức Hồi giáo lớn nhất ở Indonesia, cho hay anh chị em Hồi giáo háo hức chờ đợi được chào đón Đức Thánh Cha, sau chuyến ông gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào đầu năm 2019 nhằm chia sẻ cách giải quyết các cuộc xung đột liên tôn.
Chính Đại giáo trưởng đã thúc đẩy Tổng thống Joko Widodo gửi lời mời chính thức tới Đức Thánh Cha Phanxicô, mời ngài thăm viếng Indonesia vào tháng Giêng năm ngoái.
Nhưng tất cả hy vọng tan thành mây khói do đại dịch, tuy thế sự háo hức chờ mong vị Giáo hoàng 84 tuổi này vẫn còn ắp đầy trong tâm lòng người dân…
Những lời tuyên bố mới đây của đại diện nước Đông Timor, Đức ông Marco Sprizzi, vào tháng trước tại Vatican cho hay Đức Thánh Cha sẽ đến thăm một quốc gia mà đa số dân chúng là Công Giáo vào năm tới, nên việc ĐTC sẽ đến thăm Indonesia, quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới là điều khả thi xảy ra...
Chưa có thời gian chính xác cho chuyến tông du này, nhưng Đức ông Sprizzi nói với các phóng viên rằng Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng sẽ đến thăm quốc gia nhỏ bé của ông vào năm tới, nếu tình hình Covid-19 được cải thiện và mọi người được chủng ngừa.
Gần một phần ba trong số 1,3 triệu người của Timor-Leste đã được tiêm chủng, trong khi Indonesia, tính đến ngày 1 tháng 8 đã chích ngừa cho 67 triệu người hoặc 24,5 phần trăm dân số. Chính phủ hy vọng sẽ tiêm chích cho 181 triệu người trong số 270 triệu người, hầu có thể ngăn chặn được cơn dịch...
Tuy thế nên tạm gác đại dịch sang một bên, có nhiều lý do quan trọng khiến Đức Thánh Cha Phanxicô cần đến tông du nước Indonesia.
Indonesia không chỉ quan trọng vì là quốc gia có đa số dân chúng theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với 87,2% dân số theo đạo Hồi, mà là một quốc gia có quan hệ lâu dài với Vatican, được thiết lập sau độc lập năm 1947 và các cộng đồng Công Giáo năng động.
Trong nhiều dịp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tình huynh đệ với người Hồi giáo. Trong chuyến tông du đến Trung Đông vào đầu năm 2019, Đức Thánh Cha và Đại hoàng đế Sheikh Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar, đã ký một Văn kiện về Tình huynh đệ và Sống chung con người vo71o con người tại Abu Dhabi, trong khối Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tài liệu là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa Công Giáo và Hồi giáo. Nó nói lên những tương quan cố gắng của văn hóa đối thoại, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Trên hết, nó nối kết tình đoàn kết giữa những người theo đạo Thiên Chúa và người Hồi giáo trong sứ mệnh khám phá lại và thúc đẩy các giá trị của hòa bình, công lý, chân thiện, mỹ, tình huynh đệ và sự chung sống của con người vốn đã bị bạo lực và khủng bố gạt sang một bên.
Nó nhanh chóng được đón nhận bởi các cộng đồng Công Giáo và Hồi giáo trên khắp thế giới, bao gồm cả Indonesia.
Không mất nhiều thời gian để Nhóm Hồi giáo Nahdlatul Ulama thông qua tài liệu. Đại Giáo trưởng Said Aqil Siradj cho biết Giáo hội của ông cam kết hỗ trợ thỏa thuận Vatican-Al Azhar. Ông cho biết bản chất của tài liệu này về cơ bản phù hợp với sứ mệnh riêng của nó là không chỉ thúc đẩy tình anh em Hồi giáo mà còn cả đoàn kết dân tộc và tình huynh đệ nhân loại toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Công Giáo ở Indonesia sau đó đã tổ chức một loạt các cuộc họp về cách úng dụng những lý tưởng có trong tài liệu này vào cuộc sống của dân chúng.
Các giám mục Indonesia đã dành nhiều thời giờ trong kỳ họp thường niên vào tháng 11 năm 2019 để nghiên cứu tài liệu và cách áp dụng tài liệu này.
Do tính chất đặc biệt của tài liệu và sự đóng góp của cả hai nhà lãnh đạo cho nhân loại, Đại học Hồi giáo Sunan Kalijaga ở Yogyakarta đã lên kế hoạch trao bằng tiến sĩ danh dự cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo trưởng Sheikh Ahmed el-Tayeb.
Chính phủ ủng hộ động thái này và có thể thấy cả hai nhà lãnh đạo được mời đến Indonesia để nhận Văn bằng Tiến sĩ Danh dự.
Dù điều này có thể thực hiện được hay không, điều đó cho thấy Đức Thánh Cha được người dân Indonesia rất coi trọng và ĐTC nên nhân cơ hội này đến thăm để tăng cường mối quan hệ giữa người Hồi giáo-Công Giáo không chỉ ở Indonesia mà trên toàn thế giới. Một chuyến tông du sẽ giúp nâng cao vị thế của người Hồi giáo Indonesia trên toàn thế giới.
Indonesia có quan hệ lâu đời với Tòa thánh bắt đầu từ sau khi Indonesia tuyên bố độc lập. Vatican là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận sự độc lập của Indonesia khỏi tay người Hà Lan.
Đổi lại, tổng thống Sukarno khi đó đã cho phép Vatican mở Tòa Khâm Sứ tại Indonesia vào năm 1947. Sukarno thậm chí đã đến thăm Vatican ba lần vào những năm 1956 để gặp Đức Thánh Cha Piô XII, năm 1959 để gặp Đức Thánh Cha Gioan XXIII, và năm 1964 để gặp Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Một tổng thống Indonesia khác đến thăm Vatican là Abdurrahman Wahid hay Gus Dur vào năm 2000.
Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô đến, ngài sẽ là vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm Indonesia sau Thánh Giáo hoàng Phaolô VI vào năm 1970 và Gioan Phaolô II vào năm 1989, Thánh Giáo hoàng này cũng đến thăm Timor-Leste, lúc nước này vẫn nằm dưới sự cai trị của Indonesia.
Các chuyến thăm trước đây của Đức Thánh Cha đã thúc đẩy hòa hợp liên tôn, công bằng xã hội, tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và sự phát triển của đa nguyên tôn giáo và văn hóa ở Indonesia.
Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô lúc này là cần thiết hơn nữa để thúc đẩy niềm tin vào những giá trị trên hầu đẩy lùi làn sóng chủ nghĩa cực đoan và các mối đe dọa khủng bố mà Indonesia và các khu vực khác trên thế giới đang phải đối diện.
Chuyến tông du của ĐTC cũng sẽ nhấn mạnh đến sự đánh giá cao đặc biệt của Giáo hội toàn cầu đối với những nỗ lực của chính phủ Indonesia trong việc ưu tiên dùng đối thoại và sự hòa hợp giữa các tôn giáo mà giải quyết những xung đột trong xã hội gây nên do các vấn đề sắc tộc, chủng tộc và tôn giáo...
Thật là tuyệt vời nếu Đức Thánh Cha tông du đến Indonesia ngay sau khi đại dịch kết thúc. Việc trì hoãn có thể làm mất đi cơ hội tuyệt vời để tận dụng tối đa tài liệu về tình huynh đệ con người của Đại Giáo Trưởng Abu Dhabi và thông điệp “Mọi Người là Anh Chị Em” Fratelli Tutti của ĐTC, vốn có ảnh hưởng mạnh mẽ về tình huynh đệ nhân loại và sự đoàn kết giữa các cộng đồng Công Giáo và Hồi giáo ở Indonesia.