Nguyễn Trung Tây
Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống
Văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Bởi thế, gạo là lương thực chính của người Việt. Người Việt Nam căn bản ăn cơm ngày ba bữa, sáng, trưa, chiều. Trong tâm thức của người Việt, một bữa ăn không phải là một bữa ăn nếu họ không được ăn ít nhất một chén cơm trắng. Một ổ bánh mì, trong tâm thức của người Việt, không thể lấp đầy cái bụng trống rỗng. Nói một cách đơn giản, khi người Việt đói, họ sẽ tìm kiếm một chén cơm trắng. Cơm không chỉ có ý nghĩa đối với người sống mà còn cả với người chết. Trong một đám tang, người ta có thể nhìn thấy trên nắp áo quan một chén cơm trắng được đặt trước di ảnh của người quá cố. Thức ăn chính của người Việt Nam bao gồm: cơm, rau và cá. Tuy nhiên, một bữa ăn thanh đạm có thể chỉ bao gồm cơm trắng và một chén nước mắm nhỏ. Bởi thế, gạo rất quan trọng đến nỗi sự vắng mặt của cơm trắng trong bữa ăn hằng ngày có thể được hiểu đây là một dấu hiệu của một nạn đói.
Bánh mì là lương thực chính của người Do Thái; bánh mì là linh hồn trong mọi bữa ăn của người Do Thái. Bánh mì được nướng và phục vụ trong mỗi bữa ăn của người Do Thái. Các món ăn khác có thể được bỏ qua trên bàn ăn, nhưng bánh mì phải luôn luôn có mặt. Bánh mì có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu gặp hoàn cảnh bất ngờ, một bữa ăn của người Do Thái có thể được phục vụ chỉ với bánh mì. Đó là lý do tại sao độc giả Kinh Thánh nhận ra bánh mì xuất hiện trong bữa ăn của Tin Mừng Gioan 6. Trên tất cả, bánh mì là thứ mà người Do Thái tiêu thụ để sinh tồn. Bởi thế, sự vắng mặt của một ổ bánh mì trên bàn ăn có thể được coi là một dấu hiệu của nạn đói. Đức Giêsu sử dụng hình ảnh bánh mì trong bài diễn văn Bánh Mì Hằng Sống trong Tin Mừng Gioan 6 vì bánh mì là một thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống của người Do Thái. Khi Ngài nói, "Ta là bánh mì hằng sống," Đức Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chúa Giêsu: Ngài là bánh mì nuôi dưỡng sự sống đời đời. Nếu không có Đức Giêsu, bánh mì ban sự sống, không ai có thể sống sót.
Luận bàn về phương cách truyền giáo qua phương cách đối thoại văn hóa, Louis Luzbetak lập luận, “Tin Mừng phải được rao giảng tới con người [trong bối cảnh của] con người và nơi họ sinh sống tại thời khắc và địa điểm đặc biệt này.” Tương tự như vậy, Paul Hiebert khẳng định, “có một khoảng cách giữa các nền văn hóa đương đại và bối cảnh xã hội mà Kinh thánh dựa trên.” Do đó, Edgar Javier đề nghị, “khoảng cách này nên được thu hẹp để mọi người có thể đón nhận Tin Mừng nơi đây và bây giờ — đó là nơi mọi người đang sinh sống.” Truyền giáo bằng cách đối thoại văn hóa là một quá trình giới thiệu Tin Mừng tới một nền văn hóa đặc thù. Vì vậy, Antonio Pernia tin rằng nếu Ngôi Lời dựng lều giữa chúng ta (Gioan 1:14), đức tin Kitô Giáo cũng nên tìm ra một ngôi nhà giữa những ngôi nhà của những người thuộc nền văn hóa đó. Stephen Bevans xác định: “ở một thế giới bị ràng buộc bởi lịch sử và văn hóa và một ngôn ngữ đặc thù, Thiên Chúa đang cất tiếng nói.”
Trong thế giới của người Việt Nam, bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp lúa nước, và sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, tác giả qua luận án triển khai Khuyếch Đại Truyền Giáo của Tin Mừng Gioan 6 trong văn hóa Việt Nam. Khuyếch Đại Truyền Giáo này bao gồm hai khía cạnh.
Thứ nhất, bữa ăn “Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6” hoặc “Bữa Ăn Thánh Thể [của Bánh Mì]” cũng có thể được nhìn dưới lăng kiếng truyền giáo là "Bữa Ăn Thánh Thể của Cơm" hay “Bữa Cơm Thánh Thể;”
Thứ hai, Đức Giêsu trong Gioan 6 có thể được hiểu là "Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống" trong văn hóa Việt Nam.
Ý nghĩa thần học của Khuyếch Đại Truyền Giáo là bất cứ ai tham dự vào "Bữa Cơm Thánh Thể " và ăn "Cơm Hằng Sống" sẽ không bao giờ đói nữa. Và trên tất cả, họ sẽ nhận được sự sống đời đời.
(Trích Michae Q. Nguyen, "Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều Gioan 6" [Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2021], 15-18)
nguyentrungtay@yahoo.com
nsachducbahoabinh@gmail.com
0938.037.175 - (028)38.250.745
Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống
Văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Bởi thế, gạo là lương thực chính của người Việt. Người Việt Nam căn bản ăn cơm ngày ba bữa, sáng, trưa, chiều. Trong tâm thức của người Việt, một bữa ăn không phải là một bữa ăn nếu họ không được ăn ít nhất một chén cơm trắng. Một ổ bánh mì, trong tâm thức của người Việt, không thể lấp đầy cái bụng trống rỗng. Nói một cách đơn giản, khi người Việt đói, họ sẽ tìm kiếm một chén cơm trắng. Cơm không chỉ có ý nghĩa đối với người sống mà còn cả với người chết. Trong một đám tang, người ta có thể nhìn thấy trên nắp áo quan một chén cơm trắng được đặt trước di ảnh của người quá cố. Thức ăn chính của người Việt Nam bao gồm: cơm, rau và cá. Tuy nhiên, một bữa ăn thanh đạm có thể chỉ bao gồm cơm trắng và một chén nước mắm nhỏ. Bởi thế, gạo rất quan trọng đến nỗi sự vắng mặt của cơm trắng trong bữa ăn hằng ngày có thể được hiểu đây là một dấu hiệu của một nạn đói.
Bánh mì là lương thực chính của người Do Thái; bánh mì là linh hồn trong mọi bữa ăn của người Do Thái. Bánh mì được nướng và phục vụ trong mỗi bữa ăn của người Do Thái. Các món ăn khác có thể được bỏ qua trên bàn ăn, nhưng bánh mì phải luôn luôn có mặt. Bánh mì có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu gặp hoàn cảnh bất ngờ, một bữa ăn của người Do Thái có thể được phục vụ chỉ với bánh mì. Đó là lý do tại sao độc giả Kinh Thánh nhận ra bánh mì xuất hiện trong bữa ăn của Tin Mừng Gioan 6. Trên tất cả, bánh mì là thứ mà người Do Thái tiêu thụ để sinh tồn. Bởi thế, sự vắng mặt của một ổ bánh mì trên bàn ăn có thể được coi là một dấu hiệu của nạn đói. Đức Giêsu sử dụng hình ảnh bánh mì trong bài diễn văn Bánh Mì Hằng Sống trong Tin Mừng Gioan 6 vì bánh mì là một thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống của người Do Thái. Khi Ngài nói, "Ta là bánh mì hằng sống," Đức Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chúa Giêsu: Ngài là bánh mì nuôi dưỡng sự sống đời đời. Nếu không có Đức Giêsu, bánh mì ban sự sống, không ai có thể sống sót.
Luận bàn về phương cách truyền giáo qua phương cách đối thoại văn hóa, Louis Luzbetak lập luận, “Tin Mừng phải được rao giảng tới con người [trong bối cảnh của] con người và nơi họ sinh sống tại thời khắc và địa điểm đặc biệt này.” Tương tự như vậy, Paul Hiebert khẳng định, “có một khoảng cách giữa các nền văn hóa đương đại và bối cảnh xã hội mà Kinh thánh dựa trên.” Do đó, Edgar Javier đề nghị, “khoảng cách này nên được thu hẹp để mọi người có thể đón nhận Tin Mừng nơi đây và bây giờ — đó là nơi mọi người đang sinh sống.” Truyền giáo bằng cách đối thoại văn hóa là một quá trình giới thiệu Tin Mừng tới một nền văn hóa đặc thù. Vì vậy, Antonio Pernia tin rằng nếu Ngôi Lời dựng lều giữa chúng ta (Gioan 1:14), đức tin Kitô Giáo cũng nên tìm ra một ngôi nhà giữa những ngôi nhà của những người thuộc nền văn hóa đó. Stephen Bevans xác định: “ở một thế giới bị ràng buộc bởi lịch sử và văn hóa và một ngôn ngữ đặc thù, Thiên Chúa đang cất tiếng nói.”
Trong thế giới của người Việt Nam, bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp lúa nước, và sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, tác giả qua luận án triển khai Khuyếch Đại Truyền Giáo của Tin Mừng Gioan 6 trong văn hóa Việt Nam. Khuyếch Đại Truyền Giáo này bao gồm hai khía cạnh.
Thứ nhất, bữa ăn “Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6” hoặc “Bữa Ăn Thánh Thể [của Bánh Mì]” cũng có thể được nhìn dưới lăng kiếng truyền giáo là "Bữa Ăn Thánh Thể của Cơm" hay “Bữa Cơm Thánh Thể;”
Thứ hai, Đức Giêsu trong Gioan 6 có thể được hiểu là "Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống" trong văn hóa Việt Nam.
Ý nghĩa thần học của Khuyếch Đại Truyền Giáo là bất cứ ai tham dự vào "Bữa Cơm Thánh Thể " và ăn "Cơm Hằng Sống" sẽ không bao giờ đói nữa. Và trên tất cả, họ sẽ nhận được sự sống đời đời.
(Trích Michae Q. Nguyen, "Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều Gioan 6" [Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2021], 15-18)
nguyentrungtay@yahoo.com
nsachducbahoabinh@gmail.com
0938.037.175 - (028)38.250.745