Hình ảnh Đức Mẹ núi Carmelo
Hằng năm Hội Thánh Công Giáo cử hành lễ mừng kính Đức Mẹ núi Carmelo vào ngày 16.07.
Lần đầu tiên năm 1386 các nhà Dòng Carmelo bên Anh quốc mừng lễ kính Đức Mẹ Maria là quan thầy của Dòng Carmelo.
Từ thế kỷ 15. lễ mừng kính này được ấn định vào ngày 16. Tháng Bảy hằng năm.
Và trong dòng thời gian lễ này dần lan rộng trong Hội Thánh Công Giáo hoàn cầu từ 1726 dưới thời Đức Thánh Cha Benedict XIII.
Từ năm 1960 ngày lễ mừng kính chỉ còn là ngày lễ nhớ.
Vậy đâu là nguồn gốc lý do khiến Carmelo trở thành nơi thánh ở trong nước Do Thái cũng như có tiếng tăm đạo đức với lòng sùng kính Đức Mẹ trong toàn thể Hội Thánh?
Địa danh Carmelo là một chuỗi dẫy núi đá vôi trải dài từ vùng Samaria đến bờ biến Địa Trung Hải bên nước Do Thái thuộc địa hạt thành phố Haifa.
Trong Thánh Cựu ước nói đến Carmelo là một hình ảnh khô chồi
„Từ Xi-on, ĐỨC CHÚA gầm lên,
và từ Giê-ru-sa-lem, Người lên tiếng;
đồng cỏ của mục tử nhuốm màu tang tóc,
đỉnh núi Các-men nay đã héo tàn.“ (Sách Tiên Tri Amos 1,2)9
Và cũng có hình ảnh đồng cỏ xanh tươi:
„Ta sẽ dẫn Ít-ra-en về đồng cỏ của nó,
để nó được ăn cỏ ở Các-men và Ba-san,
trên núi Ép-ra-im và Ga-la-át, nó sẽ được thoả thuê.“ (Tiên tri Gieremia 50,19).
Vùng núi Carmelo nổi danh có nhiều hang động, nên ngày xưa có nhiều vị ẩn sĩ đã tìm đến những hang động nơi đây sống đời ẩn dật. Tiên tri Elia và học trò của ông là Elise đã sống lui vào ẩn dật hang động nơi vùng Carmelo. Và vì thế vùng này trở thành nổi tiếng.
Lịch sử Carmelo gắn liền với khuôn mặt đại tiên tri Elia.Vị thánh tiên tri này sống vào thế kỷ 9. trước Chúa giáng sinh.
Sách Các Vua (1 Các Vua 18,19-40) tường thuật chi tiết Tiên tri Elia đã thách thức các Thầy cả ngoại giáo Baal - 450 vị - trong một cuộc thi diễn xem Thiên Chúa của ai linh thiêng thật sự qua lời cầu nguyện khiến cho lửa từ trời xuống thiêu đốt những tế lễ con vật chất trên đống củi.
Những lời cầu nguyện lễ nghi của 450 Thầy cả Thần Baal đã không khiến được lửa rừ trời xuống châm thiếu đốt những con vật dùng làm lễ tế chất trên đống củi
Trái lại Thiên Chúa Giave đã nhận lời cầu nguyện của tiên tri Elia cho lửa từ trời cao xống đốt chết những con vật trên củi. Thế là chiến thắng đã về phía Tiên tri Elia. Cùng chứng tỏ cho con người thấy Thiên Chúa Giave của Tiên tri Elia là Thiên Chúa linh thiêng có quyền năng thật trên tất cả.
Ngày nay còn di tích hang động nơi Tiên tri Elia ngày xưa sinh sống trong đó. Và trong thánh đường kính Đức Mẹ Carmelo bên dưới tầng hầm có bàn thờ, nơi ngày xưa Tiên tri Elia đã thách thức các thầy cả Baal, và Thiên Chúa Giave đã cho lửa từ trời xuống thiêu đốt những lễ vật qua lời cầu nguyện của Elia.
Vị đại tiên tri Elia là con người, nhưng ông không trải qua sự chết như những con người khác. Trái lại Ông được Thiên Chúa cho đưa rước về trời lúc còn sinh sống trước mặt học trò mình:
„Ông Ê-li-a đáp: "Anh xin một điều khó đấy! Nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi, rời xa anh, thì sẽ được như thế; bằng không, thì không được."11 Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Ê-li-a lên trời trong cơn gió lốc.12 Thấy thế, ông Ê-li-sa kêu lên: "Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của Ít-ra-en! " Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh.13 Ông lượm lấy áo choàng của ông Ê-li-a rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan.“ (2 Các Vua 2, 10-12).
Ngay thời Hội Thánh lúc ban đầu, sau khi Chúa Giesu trở về trời cũng đã có nhiều vị ẩn sĩ tìm đến những hang động vùng Carmelo sống đời ẩn tu xa tránh thế gian trông chờ ngày Chúa đến. Rồi nhiều Dòng tu bên Âu Châu cũng tìm đến nơi này vùng đất thánh thành lập Dòng sống đời chiêm niệm.
Thánh Simon, vị tu sĩ Dòng ẩn tu Carmelo, là người có lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ Maria nữ vương trời đất, vào thế kỷ 13. được cử sang đất Thánh Do Thái vùng Carmelo làm Bề Trên. Bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, vì những nghi hoặc giữa các Dòng Tu đang nở rộ phát triển nơi vùng đất Thánh, nên vị tu sĩ Bề Trên Simon đã trong dòng nước mắt cầu khấn xin Đức Mẹ phù hộ gìn giữ che chở Dòng Carmelo của mình.
Và ngày 16.07.1251 Đức Mẹ Maria đã hiện ra với ông với hào quang ánh sáng trao cho ông hai mảnh vải nhỏ có dây nối liền để quàng đeo vào cổ trước ngực và sau lưng và nói:
„Con hãy tiếp nhận hai tấm vải có dây nối để đeo này như dấu hiệu Dòng của con. Đó là dấu hiệu ân đức đặc hiệt cho con và các người con của Carmelo. Người nào mang đeo áo ân đức này trong khi hấp hối qua đời, họ sẽ được cứu thoát khỏi lửa hoả ngục đời đời. Đây là dấu chỉ sự cứu rỗi chữa lành, là chiếc áo gìn giữ bảo vệ trước các nguy khốn đe dọa, là vật cầm giữ hoàn chuyển cho bình an và bảo vệ đặc biệt.“
Và từ đấy chiếc Áo Đức Bà Carmelo thành hình trong nếp sống đạo đức người Công Giáo.
Và tập tục đạo đức tốt lành mang đeo Áo Đức Bà Carmelo được phổ biến sống động rộng rãi trong Hội Thánh Công Giáo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Hội Thánh Công Giáo cử hành lễ mừng kính Đức Mẹ núi Carmelo vào ngày 16.07.
Lần đầu tiên năm 1386 các nhà Dòng Carmelo bên Anh quốc mừng lễ kính Đức Mẹ Maria là quan thầy của Dòng Carmelo.
Từ thế kỷ 15. lễ mừng kính này được ấn định vào ngày 16. Tháng Bảy hằng năm.
Và trong dòng thời gian lễ này dần lan rộng trong Hội Thánh Công Giáo hoàn cầu từ 1726 dưới thời Đức Thánh Cha Benedict XIII.
Từ năm 1960 ngày lễ mừng kính chỉ còn là ngày lễ nhớ.
Vậy đâu là nguồn gốc lý do khiến Carmelo trở thành nơi thánh ở trong nước Do Thái cũng như có tiếng tăm đạo đức với lòng sùng kính Đức Mẹ trong toàn thể Hội Thánh?
Địa danh Carmelo là một chuỗi dẫy núi đá vôi trải dài từ vùng Samaria đến bờ biến Địa Trung Hải bên nước Do Thái thuộc địa hạt thành phố Haifa.
Trong Thánh Cựu ước nói đến Carmelo là một hình ảnh khô chồi
„Từ Xi-on, ĐỨC CHÚA gầm lên,
và từ Giê-ru-sa-lem, Người lên tiếng;
đồng cỏ của mục tử nhuốm màu tang tóc,
đỉnh núi Các-men nay đã héo tàn.“ (Sách Tiên Tri Amos 1,2)9
Và cũng có hình ảnh đồng cỏ xanh tươi:
„Ta sẽ dẫn Ít-ra-en về đồng cỏ của nó,
để nó được ăn cỏ ở Các-men và Ba-san,
trên núi Ép-ra-im và Ga-la-át, nó sẽ được thoả thuê.“ (Tiên tri Gieremia 50,19).
Vùng núi Carmelo nổi danh có nhiều hang động, nên ngày xưa có nhiều vị ẩn sĩ đã tìm đến những hang động nơi đây sống đời ẩn dật. Tiên tri Elia và học trò của ông là Elise đã sống lui vào ẩn dật hang động nơi vùng Carmelo. Và vì thế vùng này trở thành nổi tiếng.
Lịch sử Carmelo gắn liền với khuôn mặt đại tiên tri Elia.Vị thánh tiên tri này sống vào thế kỷ 9. trước Chúa giáng sinh.
Sách Các Vua (1 Các Vua 18,19-40) tường thuật chi tiết Tiên tri Elia đã thách thức các Thầy cả ngoại giáo Baal - 450 vị - trong một cuộc thi diễn xem Thiên Chúa của ai linh thiêng thật sự qua lời cầu nguyện khiến cho lửa từ trời xuống thiêu đốt những tế lễ con vật chất trên đống củi.
Những lời cầu nguyện lễ nghi của 450 Thầy cả Thần Baal đã không khiến được lửa rừ trời xuống châm thiếu đốt những con vật dùng làm lễ tế chất trên đống củi
Trái lại Thiên Chúa Giave đã nhận lời cầu nguyện của tiên tri Elia cho lửa từ trời cao xống đốt chết những con vật trên củi. Thế là chiến thắng đã về phía Tiên tri Elia. Cùng chứng tỏ cho con người thấy Thiên Chúa Giave của Tiên tri Elia là Thiên Chúa linh thiêng có quyền năng thật trên tất cả.
Ngày nay còn di tích hang động nơi Tiên tri Elia ngày xưa sinh sống trong đó. Và trong thánh đường kính Đức Mẹ Carmelo bên dưới tầng hầm có bàn thờ, nơi ngày xưa Tiên tri Elia đã thách thức các thầy cả Baal, và Thiên Chúa Giave đã cho lửa từ trời xuống thiêu đốt những lễ vật qua lời cầu nguyện của Elia.
Vị đại tiên tri Elia là con người, nhưng ông không trải qua sự chết như những con người khác. Trái lại Ông được Thiên Chúa cho đưa rước về trời lúc còn sinh sống trước mặt học trò mình:
„Ông Ê-li-a đáp: "Anh xin một điều khó đấy! Nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi, rời xa anh, thì sẽ được như thế; bằng không, thì không được."11 Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Ê-li-a lên trời trong cơn gió lốc.12 Thấy thế, ông Ê-li-sa kêu lên: "Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của Ít-ra-en! " Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh.13 Ông lượm lấy áo choàng của ông Ê-li-a rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan.“ (2 Các Vua 2, 10-12).
Ngay thời Hội Thánh lúc ban đầu, sau khi Chúa Giesu trở về trời cũng đã có nhiều vị ẩn sĩ tìm đến những hang động vùng Carmelo sống đời ẩn tu xa tránh thế gian trông chờ ngày Chúa đến. Rồi nhiều Dòng tu bên Âu Châu cũng tìm đến nơi này vùng đất thánh thành lập Dòng sống đời chiêm niệm.
Thánh Simon, vị tu sĩ Dòng ẩn tu Carmelo, là người có lòng yêu mến sùng kính Đức Mẹ Maria nữ vương trời đất, vào thế kỷ 13. được cử sang đất Thánh Do Thái vùng Carmelo làm Bề Trên. Bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, vì những nghi hoặc giữa các Dòng Tu đang nở rộ phát triển nơi vùng đất Thánh, nên vị tu sĩ Bề Trên Simon đã trong dòng nước mắt cầu khấn xin Đức Mẹ phù hộ gìn giữ che chở Dòng Carmelo của mình.
Và ngày 16.07.1251 Đức Mẹ Maria đã hiện ra với ông với hào quang ánh sáng trao cho ông hai mảnh vải nhỏ có dây nối liền để quàng đeo vào cổ trước ngực và sau lưng và nói:
„Con hãy tiếp nhận hai tấm vải có dây nối để đeo này như dấu hiệu Dòng của con. Đó là dấu hiệu ân đức đặc hiệt cho con và các người con của Carmelo. Người nào mang đeo áo ân đức này trong khi hấp hối qua đời, họ sẽ được cứu thoát khỏi lửa hoả ngục đời đời. Đây là dấu chỉ sự cứu rỗi chữa lành, là chiếc áo gìn giữ bảo vệ trước các nguy khốn đe dọa, là vật cầm giữ hoàn chuyển cho bình an và bảo vệ đặc biệt.“
Và từ đấy chiếc Áo Đức Bà Carmelo thành hình trong nếp sống đạo đức người Công Giáo.
Và tập tục đạo đức tốt lành mang đeo Áo Đức Bà Carmelo được phổ biến sống động rộng rãi trong Hội Thánh Công Giáo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long