Hình ảnh cái dằm đâm vào thịt.( 2 cor 12, 7)
Con người xưa nay ai cũng hằng cầu xin mong muốn có được mạnh khoẻ hồn xác. Nhưng trong đời sống lại có nhiều nghịch cảnh xảy đến khiến thân xác cũng như tinh thần trở nên yếu nhược đau bệnh. Và có khi đưa đến hậu qủa không tốt đẹp, khiến đời sống bị giới hạn. Vì gân cốt chân tay hay cơ quan trong người bị bệnh tật biến chứng kinh niên, hay tùy theo thời gian tuổi tác đời sống…
Có người khi bị vướng mắc vào nghịch cảnh xảy ra như thế, có tầm nhìn suy nghĩ cho đó là một thử thách cho đời sống, nhất là về lòng tin, về ý chí. Và từ đó suy tìm một con đường sống cho thích hợp như một lối thoát tự cứu chữa mình, để mong có niềm vui đời sống.
Nhưng cũng có người chỉ biết kêu than trách móc cho đó là số phận đời sống hẩm hiu, rồi sinh ra mệt mỏi chán chường muốn bỏ cuộc buông xuôi.
Thánh Phaolô diễn tả tình trạng nghịch cảnh đó là „ cái dằm đâm vào thịt“.
Không biết „cái dằm gì đâm vào thân thể“ đời Thánh Phaolô là cái gì. Nhưng Ông chân nhận đã than vãn hao tổn sức lực tranh luận cầu xin với Thiên Chúa:„ Đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. „
Và như thế chính Phaolo cũng đã thắc mắc tự hỏi : Tại sao tôi lại bị thử thách nặng nề như thế?
Tâm tư thắc mắc kêu than của Ông đã được lắng nghe. Và câu trả lời cho số phận đời ông thắm đượm sự an ủi phấn chấn:
„ Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối“
Câu trả lời của Thiên Chúa vang lên cho Phaolô: con đừng lo, dù con có gặp nghịch cảnh trong đời sống, Ta luôn có mặt bên cạnh con. Ta sẽ ban cho con đủ sức mạnh, cho con có ân sủng đặc biệt trong cung cách sống, và lời con rao giảng có sức thuyết phục người khác.
Và Thánh Phaolô đã rút ra bài học hữu ích cho đời sống mình từ những yếu đuối nghịch cảnh:
„ Vậy tôi vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Ðức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.“
Trong nghi nan thắc mắc vì phải chịu đựng nghịch cảnh như bị tê liệt, nhưng Thánh Phaolo cho đó là sự thử thách. Ông xác tín rằng sức mạnh do từ Thiên Chúa ban cho. Thiên Chúa là bến bờ sự an ủi, sự vững chắc giúp tinh thần vượt qua cơn khốn khó khủng hoảng.
Nhưng làm sao Thánh Phaolô lại có thể qủa quyết mạnh mẽ „ Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh“? Hai thái cực qúa đối nghịch nhau!
Sự yếu đuối có thể là một cơ may, khi không cần thiết phải có bề mặt bên ngoài. Nên „ cái dằm đâm vào thân thể“ cũng có thể là một trạng sư bào chữa chống lại tất cả những hào nhoáng bề mặt bên ngoài để biểu hiệu sức mạnh và sự hoàn hảo, chống lại ý tưởng phô diễn làm ra vẻ hoàn mỹ cao sang, và sự khao khát về sự hoàn thiện tuyệt đối.
Trong đời sống con người xưa nay luôn vướng vấp vào nghịch cảnh „ cái dằm“ đâm vào đời sống. Nhưng quan trọng là cung cách sống tiếp cận với nó. Có thái độ cung cách tìm ra con đường, bài học tích cực, để đi ra khỏi vướng trở đó giúp cho có ý chí sức mạnh vươn lên.
Hay thái độ chỉ dừng lại nơi điểm đó, và sau cùng buông xuôi bỏ rơi mặc kệ cho đời sống trôi đi ra sao. Đây là cung cách tiêu cực dậm chân tại chỗ và đi giật lùi.
Từ hơn một năm rưỡi nay thế giới lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng „cái dằm đâm vào thân thể“ vì đại dịch vi trùng Corona truyền nhiễm lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Cơn khủng hoàng đó kéo dài làm tê liệt ngưng trệ các sinh hoạt kinh tế, văn hóa, tôn giáo xã hội con người.
Nhận chân ra hình ảnh cơn khủng hoàng nguy hiểm đen tối đó, con người không dậm chân tại chỗ than trách, hay tìm cách coi nhẹ phớt lờ bỏ qua.
Không tiêu cực như thế. Trái lại con người luôn hằng báo động cảnh giác, và tìm ra những biện pháp phòng ngừa bảo vệ, cũng như tìm chế biến phương thuốc chữa trị.
Như thế là đã nhận chân ra sự yếu đuối bấp bênh nỗ lực đi tìm con đường phương cách vừa sống chung với „cái dằm“ đại dịch gây ra khủng hoảng, cùng vừa tìm phương thuốc tốt chữa trị ngăn ngừa vi trùng bệnh dịch, để sống vượt qua.
Cái dằm gây ra khủng hoảng khốn khó đè bẹp làm cho suy yếu đi. Nhưng lại có lực thúc đẩy tâm trí nẩy sinh sự sáng tạo mới, như Thánh Phaolô nói lên kinh nghiệm tâm linh qúy báu: khi tôi yếu là lúc tôi mạnh!
Người có lòng tin tưởng luôn hằng hướng tâm hồn lên trời cao xin ơn trợ giúp che chở của Thiên Chúa ban sức mạnh bằng an cho hồn xác.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Con người xưa nay ai cũng hằng cầu xin mong muốn có được mạnh khoẻ hồn xác. Nhưng trong đời sống lại có nhiều nghịch cảnh xảy đến khiến thân xác cũng như tinh thần trở nên yếu nhược đau bệnh. Và có khi đưa đến hậu qủa không tốt đẹp, khiến đời sống bị giới hạn. Vì gân cốt chân tay hay cơ quan trong người bị bệnh tật biến chứng kinh niên, hay tùy theo thời gian tuổi tác đời sống…
Có người khi bị vướng mắc vào nghịch cảnh xảy ra như thế, có tầm nhìn suy nghĩ cho đó là một thử thách cho đời sống, nhất là về lòng tin, về ý chí. Và từ đó suy tìm một con đường sống cho thích hợp như một lối thoát tự cứu chữa mình, để mong có niềm vui đời sống.
Nhưng cũng có người chỉ biết kêu than trách móc cho đó là số phận đời sống hẩm hiu, rồi sinh ra mệt mỏi chán chường muốn bỏ cuộc buông xuôi.
Thánh Phaolô diễn tả tình trạng nghịch cảnh đó là „ cái dằm đâm vào thịt“.
Không biết „cái dằm gì đâm vào thân thể“ đời Thánh Phaolô là cái gì. Nhưng Ông chân nhận đã than vãn hao tổn sức lực tranh luận cầu xin với Thiên Chúa:„ Đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. „
Và như thế chính Phaolo cũng đã thắc mắc tự hỏi : Tại sao tôi lại bị thử thách nặng nề như thế?
Tâm tư thắc mắc kêu than của Ông đã được lắng nghe. Và câu trả lời cho số phận đời ông thắm đượm sự an ủi phấn chấn:
„ Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối“
Câu trả lời của Thiên Chúa vang lên cho Phaolô: con đừng lo, dù con có gặp nghịch cảnh trong đời sống, Ta luôn có mặt bên cạnh con. Ta sẽ ban cho con đủ sức mạnh, cho con có ân sủng đặc biệt trong cung cách sống, và lời con rao giảng có sức thuyết phục người khác.
Và Thánh Phaolô đã rút ra bài học hữu ích cho đời sống mình từ những yếu đuối nghịch cảnh:
„ Vậy tôi vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Ðức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.“
Trong nghi nan thắc mắc vì phải chịu đựng nghịch cảnh như bị tê liệt, nhưng Thánh Phaolo cho đó là sự thử thách. Ông xác tín rằng sức mạnh do từ Thiên Chúa ban cho. Thiên Chúa là bến bờ sự an ủi, sự vững chắc giúp tinh thần vượt qua cơn khốn khó khủng hoảng.
Nhưng làm sao Thánh Phaolô lại có thể qủa quyết mạnh mẽ „ Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh“? Hai thái cực qúa đối nghịch nhau!
Sự yếu đuối có thể là một cơ may, khi không cần thiết phải có bề mặt bên ngoài. Nên „ cái dằm đâm vào thân thể“ cũng có thể là một trạng sư bào chữa chống lại tất cả những hào nhoáng bề mặt bên ngoài để biểu hiệu sức mạnh và sự hoàn hảo, chống lại ý tưởng phô diễn làm ra vẻ hoàn mỹ cao sang, và sự khao khát về sự hoàn thiện tuyệt đối.
Trong đời sống con người xưa nay luôn vướng vấp vào nghịch cảnh „ cái dằm“ đâm vào đời sống. Nhưng quan trọng là cung cách sống tiếp cận với nó. Có thái độ cung cách tìm ra con đường, bài học tích cực, để đi ra khỏi vướng trở đó giúp cho có ý chí sức mạnh vươn lên.
Hay thái độ chỉ dừng lại nơi điểm đó, và sau cùng buông xuôi bỏ rơi mặc kệ cho đời sống trôi đi ra sao. Đây là cung cách tiêu cực dậm chân tại chỗ và đi giật lùi.
Từ hơn một năm rưỡi nay thế giới lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng „cái dằm đâm vào thân thể“ vì đại dịch vi trùng Corona truyền nhiễm lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Cơn khủng hoàng đó kéo dài làm tê liệt ngưng trệ các sinh hoạt kinh tế, văn hóa, tôn giáo xã hội con người.
Nhận chân ra hình ảnh cơn khủng hoàng nguy hiểm đen tối đó, con người không dậm chân tại chỗ than trách, hay tìm cách coi nhẹ phớt lờ bỏ qua.
Không tiêu cực như thế. Trái lại con người luôn hằng báo động cảnh giác, và tìm ra những biện pháp phòng ngừa bảo vệ, cũng như tìm chế biến phương thuốc chữa trị.
Như thế là đã nhận chân ra sự yếu đuối bấp bênh nỗ lực đi tìm con đường phương cách vừa sống chung với „cái dằm“ đại dịch gây ra khủng hoảng, cùng vừa tìm phương thuốc tốt chữa trị ngăn ngừa vi trùng bệnh dịch, để sống vượt qua.
Cái dằm gây ra khủng hoảng khốn khó đè bẹp làm cho suy yếu đi. Nhưng lại có lực thúc đẩy tâm trí nẩy sinh sự sáng tạo mới, như Thánh Phaolô nói lên kinh nghiệm tâm linh qúy báu: khi tôi yếu là lúc tôi mạnh!
Người có lòng tin tưởng luôn hằng hướng tâm hồn lên trời cao xin ơn trợ giúp che chở của Thiên Chúa ban sức mạnh bằng an cho hồn xác.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long