Hình ảnh con đường đời sống vượt qua mệt mỏi
Thánh Tông đồ Phero cùng với Thánh Tông đồ Phaolo là hình ảnh hai cột trụ của Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Hình ảnh hai đại thánh đường Thánh Phero và Thánh Phaolô to lớn nguy nga được xây dựng bên thành Roma từ mấy thế kỷ nay diễn tả ý nghĩa này.
Thánh Tông đồ Phero được Chúa Giêsu kêu gọi trực tiếp rồi cắt cử phong làm Giáo hoàng thứ nhất Hội Thánh Công Giáo Roma lúc Chúa Giêsu còn trên trần gian.
Vâng theo mệnh lệnh Chúa Giêsu truyền, sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời, Thánh Phero đã bôn ba lặn lội từ nước Do Thái sang Roma rao giảng tin mừng nước Chúa thành lập Hội Thánh Công Giáo nơi đây ở khu đồi Vatican.
Thánh Phero sau cùng bị bắt trải qua ngục tù, và bị kết án đóng đinh vào thập gía năm 67 sau Chúa giáng sinh
Thánh Phaolô cũng được Chúa kêu gọi tuyển chọn, nhưng trễ lúc Chúa Giêsu đã trở về trời đang khi Phaolô trên bước đường đi săn lùng bách hại Giáo hội Chúa Giêsu ở thành Damascus. Chúa Giêsu đã hiện ra và hoán cải Ông, rồi sai Phaolô đi truyền giáo rao giảng nước Thiên Chúa cho các dân tộc trong thế giới đế quốc Roma thời bấy giờ.
Thánh Phaolô cũng từ nước Do Thái bôn ba đáp tầu thuyền đến tận các nước Hylạp, đảo Zypre, đảo quốc Malta, nước Thổ nhĩ Kỳ, các nước vùng Balkan, và sau cùng đến thành Roma. Nơi đây cũng như Thánh Phero, Phaolô bị bắt giam cầm cùng bị chết vì đức tin vào Chúa Giêsu Kitô vào khoảng sau năm 60 sau Chúa giáng sinh.
Thánh Phero đã viết hai bức thư để lại cho Giáo Hội cắt nghĩa nhắn nhủ về cung cách nếp sống đức tin vào Chúa.
Thánh Phaolô viết 13 bức thư gửi cho các Giáo đoàn mà ông đã đến thành lập, cho hai môn đệ thân tín Timotheo và Tito. Nội dung diễn giải giáo lý của Chúa Giêsu Kitô, cung cách sống đức tin cùng những lời khuyên răn về nếp sống tinh thần đạo đức lành mạnh, những lời phấn chấn giúp tinh thần ý chí phấn khởi vươn lên, dù phải trải qua đau khổ.
Những lời viết suy tư của Thánh Phaolô diễn tả chiều thâm sâu của một nhà đạo đức thần học, nhưng thực tế theo với đời sống đức tin. Văn phong cùng bố cục diễn tả của Phaolo nói lên chiều trí thức sâu rộng của một học gỉa, đúng hơn của một triết gia thấm nhuần tinh thần phúc âm Chúa Giêsu Kitô, cùng có tầm nhìn xa trông rộng hướng về đời sống mai sau trên trời bên Thiên Chúa.
Trong bức thư thứ hai gửi Giáo đoàn Côrinthô ( 2. Corinthô, 4,13-5,1), có lời viết: Chúng ta không nản lòng thối chí!
Trong đời sống thực tế nơi trần gian xưa nay con người luôn hằng gặp phải những cảnh ngộ từ lo âu hoài nghi đến đau khổ bi thương, hầu như làm tâm trí, ý chí cùng cả thân thể mệt mỏi chán nản chùng xuống.
Đời sống con người có nhiều mệt nhọc hơn niềm vui. Mệt nhọc vì công việc làm ăn sinh sống có nhiều đòi hỏi, khiến thân thể cũng như tinh thần bị gánh nặng chồng chất như đến độ qúa tải sức chịu đựng, có khi phát sinh bệnh nạn tâm trí cũng như cả thể xác nữa!
Mệt nhọc vì có khi phải cố gắng chịu đựng lâu dài với đồng nghiệp, với hàng xóm.
Gia đình riêng là tổ ấm bến bờ hạnh phúc niềm vui cho đời sống. Nhưng cũng đòi hỏi nhiều căng thẳng khủng hoảng, cố gắng chịu đựng, nên cũng đưa đến sự mệt nhọc.
Rồi còn những lo toan, sợ hãi nghi nan về sức khoẻ bệnh tật, về công ăn việc làm gặp bấp bênh bị đe dọa thất nghiệp, trong hòan cảnh chiến tranh bị đe dọa khủng bố, và ngay cả trong lòng đời sống Giáo Hội có những tình trạng khủng hoảng đen tối thoái trào đi xuống… cũng làm cho ra mệt mỏi chán chường.
Nhất là trong hoành cảnh lúc này từ hơn một năm nay nhân loại đang trong cơn khủng hoảng bị vi trùng đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ con người, nên mọi sinh họat đạo đời xã hội bị giới hạn, tê liệt ngưng đình trệ gây sinh ra mệt mỏi.
Sự mệt mỏi nhọc sức dễ đưa đến tình trạng thất vọng, nản lòng thối chí, nếu không có ánh sáng niềm hy vọng từ xa gần dọi chiếu tới.
Và có lẽ chính Thánh Phaolô xưa kia trên bước đường bôn ba đi truyền giáo từ nơi nọ đến nơi kia, từ nước này sang nước khác, từ dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin…cũng đã phải nếm mùi chịu đựng mệt mỏi phải trải qua.
Nhưng tại sao Thánh Phaolô có thể viết : chúng ta đừng thối chí nản lòng“? Phải chăng đó chỉ là lời an ủi như người mẹ dỗ con cho khỏi khóc thôi? Điều gì Phaolô đã sống trải nghiệm qua, để ông có thể nhận ra ý nghĩa tích cực nơi suy tư đó?
Có lẽ câu trả lời trong thư ông viết tiếp: „Trái lại, mặc dầu con người bên ngoài của chúng ta bị tiêu huỷ đi, nhưng con người bên trong của chúng ta ngày càng được canh tân.“
Câu trả lời chất chứa kinh nghiệm sống của dân gian và suy tư của riêng Phaolo phải chăng có thể hiểu là lời khuyên nhủ phấn khích? Phải chăng suy tư khôn ngoan đó hướng về cung cách nếp sống nội tâm? Phải chăng suy tư đó giúp đạt được sự quân bình thăng bằng nội tâm cho đời sống tinh thần cùng cả thể xác nữa?
Có thể nói đây là một kinh nghiệm cảm động, mà Phaolô muốn cùng chia sẻ với mọi người. Kinh nghiệm mà Phaolô cũng như dân gian đã thu lượm trong những giai đoạn thời gian đời sống bị thử thách dập vùi làm cho mệt mỏi nhọc nhằn kiệt quệ nản chí muốn buông xuống.
Nhưng cũng có kinh nghiệm sống trừng trải qua giúp mang lấy lại sức lực bắt đầu mới lại. Cho dù có giai đoạn đời sống tưởng chừng như tận cùng chấm dứt, nhưng bỗng chốc có sức lực giúp khởi sự lại từ điểm khởi đầu.
Kinh nghiệm này con người chúng ta không làm ra được, không thể bắt ép cố gượng tạo nặn ra cho thành. Nhưng con người chỉ có thể để cho được ban tặng sức lực tích cực đó.
Và kinh nghiệm đời sống cho hay cung cách thái độ sống cởi mở cùng sẵn sàng đón nhận điều tốt lành tích cực cần thiết để có niềm an ủi hy vọng cùng sức lực vươn lên.
Đức tin vào Thiên Chúa, nguồn đời sống, nguồn ơn chúc phúc lành là sức mạnh vươn lên cho đời sống tinh thần cùng thể xác, để không bị thối chí nản lòng, cho dù có bị thử thách làm cho ra mệt mỏi.
Con người luôn cần có niềm hy vọng, niềm ủi an giúp canh tân đời sống vượt qua cơn mệt mỏi thối chí nản lòng.
Lễ mừng kính hai Thánh tông đồ Phero và Phaolô
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh Tông đồ Phero cùng với Thánh Tông đồ Phaolo là hình ảnh hai cột trụ của Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Hình ảnh hai đại thánh đường Thánh Phero và Thánh Phaolô to lớn nguy nga được xây dựng bên thành Roma từ mấy thế kỷ nay diễn tả ý nghĩa này.
Thánh Tông đồ Phero được Chúa Giêsu kêu gọi trực tiếp rồi cắt cử phong làm Giáo hoàng thứ nhất Hội Thánh Công Giáo Roma lúc Chúa Giêsu còn trên trần gian.
Vâng theo mệnh lệnh Chúa Giêsu truyền, sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời, Thánh Phero đã bôn ba lặn lội từ nước Do Thái sang Roma rao giảng tin mừng nước Chúa thành lập Hội Thánh Công Giáo nơi đây ở khu đồi Vatican.
Thánh Phero sau cùng bị bắt trải qua ngục tù, và bị kết án đóng đinh vào thập gía năm 67 sau Chúa giáng sinh
Thánh Phaolô cũng được Chúa kêu gọi tuyển chọn, nhưng trễ lúc Chúa Giêsu đã trở về trời đang khi Phaolô trên bước đường đi săn lùng bách hại Giáo hội Chúa Giêsu ở thành Damascus. Chúa Giêsu đã hiện ra và hoán cải Ông, rồi sai Phaolô đi truyền giáo rao giảng nước Thiên Chúa cho các dân tộc trong thế giới đế quốc Roma thời bấy giờ.
Thánh Phaolô cũng từ nước Do Thái bôn ba đáp tầu thuyền đến tận các nước Hylạp, đảo Zypre, đảo quốc Malta, nước Thổ nhĩ Kỳ, các nước vùng Balkan, và sau cùng đến thành Roma. Nơi đây cũng như Thánh Phero, Phaolô bị bắt giam cầm cùng bị chết vì đức tin vào Chúa Giêsu Kitô vào khoảng sau năm 60 sau Chúa giáng sinh.
Thánh Phero đã viết hai bức thư để lại cho Giáo Hội cắt nghĩa nhắn nhủ về cung cách nếp sống đức tin vào Chúa.
Thánh Phaolô viết 13 bức thư gửi cho các Giáo đoàn mà ông đã đến thành lập, cho hai môn đệ thân tín Timotheo và Tito. Nội dung diễn giải giáo lý của Chúa Giêsu Kitô, cung cách sống đức tin cùng những lời khuyên răn về nếp sống tinh thần đạo đức lành mạnh, những lời phấn chấn giúp tinh thần ý chí phấn khởi vươn lên, dù phải trải qua đau khổ.
Những lời viết suy tư của Thánh Phaolô diễn tả chiều thâm sâu của một nhà đạo đức thần học, nhưng thực tế theo với đời sống đức tin. Văn phong cùng bố cục diễn tả của Phaolo nói lên chiều trí thức sâu rộng của một học gỉa, đúng hơn của một triết gia thấm nhuần tinh thần phúc âm Chúa Giêsu Kitô, cùng có tầm nhìn xa trông rộng hướng về đời sống mai sau trên trời bên Thiên Chúa.
Trong bức thư thứ hai gửi Giáo đoàn Côrinthô ( 2. Corinthô, 4,13-5,1), có lời viết: Chúng ta không nản lòng thối chí!
Trong đời sống thực tế nơi trần gian xưa nay con người luôn hằng gặp phải những cảnh ngộ từ lo âu hoài nghi đến đau khổ bi thương, hầu như làm tâm trí, ý chí cùng cả thân thể mệt mỏi chán nản chùng xuống.
Đời sống con người có nhiều mệt nhọc hơn niềm vui. Mệt nhọc vì công việc làm ăn sinh sống có nhiều đòi hỏi, khiến thân thể cũng như tinh thần bị gánh nặng chồng chất như đến độ qúa tải sức chịu đựng, có khi phát sinh bệnh nạn tâm trí cũng như cả thể xác nữa!
Mệt nhọc vì có khi phải cố gắng chịu đựng lâu dài với đồng nghiệp, với hàng xóm.
Gia đình riêng là tổ ấm bến bờ hạnh phúc niềm vui cho đời sống. Nhưng cũng đòi hỏi nhiều căng thẳng khủng hoảng, cố gắng chịu đựng, nên cũng đưa đến sự mệt nhọc.
Rồi còn những lo toan, sợ hãi nghi nan về sức khoẻ bệnh tật, về công ăn việc làm gặp bấp bênh bị đe dọa thất nghiệp, trong hòan cảnh chiến tranh bị đe dọa khủng bố, và ngay cả trong lòng đời sống Giáo Hội có những tình trạng khủng hoảng đen tối thoái trào đi xuống… cũng làm cho ra mệt mỏi chán chường.
Nhất là trong hoành cảnh lúc này từ hơn một năm nay nhân loại đang trong cơn khủng hoảng bị vi trùng đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ con người, nên mọi sinh họat đạo đời xã hội bị giới hạn, tê liệt ngưng đình trệ gây sinh ra mệt mỏi.
Sự mệt mỏi nhọc sức dễ đưa đến tình trạng thất vọng, nản lòng thối chí, nếu không có ánh sáng niềm hy vọng từ xa gần dọi chiếu tới.
Và có lẽ chính Thánh Phaolô xưa kia trên bước đường bôn ba đi truyền giáo từ nơi nọ đến nơi kia, từ nước này sang nước khác, từ dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin…cũng đã phải nếm mùi chịu đựng mệt mỏi phải trải qua.
Nhưng tại sao Thánh Phaolô có thể viết : chúng ta đừng thối chí nản lòng“? Phải chăng đó chỉ là lời an ủi như người mẹ dỗ con cho khỏi khóc thôi? Điều gì Phaolô đã sống trải nghiệm qua, để ông có thể nhận ra ý nghĩa tích cực nơi suy tư đó?
Có lẽ câu trả lời trong thư ông viết tiếp: „Trái lại, mặc dầu con người bên ngoài của chúng ta bị tiêu huỷ đi, nhưng con người bên trong của chúng ta ngày càng được canh tân.“
Câu trả lời chất chứa kinh nghiệm sống của dân gian và suy tư của riêng Phaolo phải chăng có thể hiểu là lời khuyên nhủ phấn khích? Phải chăng suy tư khôn ngoan đó hướng về cung cách nếp sống nội tâm? Phải chăng suy tư đó giúp đạt được sự quân bình thăng bằng nội tâm cho đời sống tinh thần cùng cả thể xác nữa?
Có thể nói đây là một kinh nghiệm cảm động, mà Phaolô muốn cùng chia sẻ với mọi người. Kinh nghiệm mà Phaolô cũng như dân gian đã thu lượm trong những giai đoạn thời gian đời sống bị thử thách dập vùi làm cho mệt mỏi nhọc nhằn kiệt quệ nản chí muốn buông xuống.
Nhưng cũng có kinh nghiệm sống trừng trải qua giúp mang lấy lại sức lực bắt đầu mới lại. Cho dù có giai đoạn đời sống tưởng chừng như tận cùng chấm dứt, nhưng bỗng chốc có sức lực giúp khởi sự lại từ điểm khởi đầu.
Kinh nghiệm này con người chúng ta không làm ra được, không thể bắt ép cố gượng tạo nặn ra cho thành. Nhưng con người chỉ có thể để cho được ban tặng sức lực tích cực đó.
Và kinh nghiệm đời sống cho hay cung cách thái độ sống cởi mở cùng sẵn sàng đón nhận điều tốt lành tích cực cần thiết để có niềm an ủi hy vọng cùng sức lực vươn lên.
Đức tin vào Thiên Chúa, nguồn đời sống, nguồn ơn chúc phúc lành là sức mạnh vươn lên cho đời sống tinh thần cùng thể xác, để không bị thối chí nản lòng, cho dù có bị thử thách làm cho ra mệt mỏi.
Con người luôn cần có niềm hy vọng, niềm ủi an giúp canh tân đời sống vượt qua cơn mệt mỏi thối chí nản lòng.
Lễ mừng kính hai Thánh tông đồ Phero và Phaolô
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long