Hình ảnh trái tim Chúa
Trong kinh cầu trái tim Chúa Giêsu có lời ca ngợi cầu xin: Trái tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi sự yên ủi.
Dân gian có ngạn ngữ „Lòng có tràn đầy mới trào ra bên ngoài!“ nói đến những ý nghĩ tư tưởng phát xuất từ trái tim tâm hồn trước khi nói ra ngoài môi miệng.
Như thế trái tim được hiểu diễn tả là trung tâm của đời sống con người. Trái tim còn nhiều hơn là một cơ quan có cơ bắp sinh động cho dòng máu được bơm lưu chuyển đi khắp cùng nuôi sống các cơ quan thân thể mọi loài sinh vật trong công trình thiên nhiên.
Trái tim là hình ảnh nội tâm thâm sâu của toàn thể một con người nữa. Khi điều gì mang đến sự tốt lành, trái tim cảm nhận được sự ấm áp, niềm vui phấn khởi.
Trái lại, khi phải trải qua điều đau khổ buồn phiền lo âu, trái tim tâm hồn như bị đè nặng làm cho cả thể xác uể oải chán chường như ngã qụy buông xuôi.
Ta cũng thường nói: „Xin chân thành (với cả trái tim tâm hồn) chúc mừng Ông Bà, Anh, Chị, Bạn, Em, Cháu…ngày vui mừng thành công!“
Hay: Xin chân thành (với cả tâm hồn trái tim) chia buồn cùng…..cùng chia sẻ nỗi mất mát đau buồn…!
Như thế nói lên điều ta biết trải qua, trái tim cũng cùng cảm nhận và muốn nói lên bằng ngôn ngữ điều cảm nhận (vui, buồn chia sẻ) từ tận trong trái tim.
Trong đời sống con người trái tim luôn giữ vai trò chính yếu khi còn chung sống với nhau trên trần gian và cả khi đã từ gĩa trần gian bước sang đời sống bên kia thế giới. Vì người đã vĩnh viễn ra đi về đời sau, tuy không còn hiện diện trong gia đình bằng thân xác, nụ cười tiếng nói, nhưng hình ảnh đời sống của họ vẫn hằng sống động hiện diện trong trái tim của người thân gia đình còn đang sống trên trần gian.
Trong Kinh Thánh trái tim luôn được nói đến trong ý nghĩa tương quan toàn thể con người. Có thể nói được bằng hình ảnh như một phương trình: „Con người = trái tim“.
Với cùng qua trái tim con người có thể suy nghĩ, có cảm nhậnvui mừng, buồn thương đau khổ, giận dữ, đắng cay, trở nên cứng nhắc, nhớ nhung tưởng nhớ.
Sách Châm Ngôn có lời khuyên nhủ về trái tim :
„Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ,
vì từ đó mà sự sống phát sinh.“ (Sách Châm ngôn 4,23)
Lời khuyên nhủ này dĩ nhiên không phải theo khía cạnh y khoa, nhưng theo khía cạnh tâm linh tinh thần hãy chú ý đến những gì đánh động thâm tâm trong trái tim tâm hồn liên quan đến đời sống, đến tình yêu. Vì từ trái tim phát xuất ra sự sinh động.
Và cũng có gía trị về niềm tin nữa. Niềm tin không thể thành hình nếu không có trái tim tâm hồn: Con người = trái tim = Tình yêu Thiên Chúa!
„Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em).“ (Sách Đệ nhị luật 6,5)
Dẫu vậy trái tim con người cũng có thể vướng mắc vào lầm lạc đi sai lạc hướng, cùng bị sa chước cám dỗ.
Kinh nghiệm này con người hầu như luôn hằng có. Ngày xưa dân Israel là một dân riêng của Thiên Chúa đã nhiều lần quay lưng lại với Ngài, như Ngôn Sứ Hosea viết thuật lại:
„Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về.
Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi;
chúng dâng hy lễ cho các Ba-an, đốt hương kính ngẫu tượng.
Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó,
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.“ (Ngôn Sứ Hose 11, 1-3).
Nhưng trái tim Thiên Chúa lớn lao hơn, hằng rộng mở và mạnh mẽ hơn. Thiên Chúa không vì thế để cho trái tim của Ngài bị tổn thương hay giận dữ phẫn nộ, cho dù con người có quay lưng không muốn biết đến Ngài. Vì thế Ngài không thể có cung cách sử sự nào khác hơn là biểu lộ tình thương yêu:
„Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!
Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma,
để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được?
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi.“ (Ngôn sứ Hosea 11,8)
Những lời của Ngôn Sứ Hosea như trên rồi cũng bị con người bỏ quên. Chính vì thế Thiên Chúa đã lại rộng mở trái tim ngài ra cho con người.
Trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng là con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trao tặng trái tim của mình cho con người.
Đây chính là trung tâm của lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu. Lễ mừng kính này không phải là một cung cách đạo đức riêng biệt, nhưng diễn tả điều căn bản của đức tin chúng ta.
Trong đức tin chúng ta trao gửi trái tim cho Đấng trước hết và với cả trái tim yêu mến cùng dấn thân hy sinh cho con người chúng ta. Chúa Giêsu Kitô là trái tim của Thiên Chúa cho trần gian, cho con người.
Xuống trần gian làm người Chúa Giêsu trong cung cách sinh hoạt giao tiếp với con người Ngài đã sống bằng trái tim tình yêu thương với những người bé nhỏ yếu kém, với những người bị bỏ rơi khinh miệt, với những người tội lỗi.
Ngài gần gũi họ, nói với họ lời an ủi, tha thứ làm hoà, mang lại cho họ niềm hy vọng vươn lên. Ngài không đưa ngón tay trỏ chỉ điểm cảnh cáo, nhưng với trái tim cùng thông cảm phấn chấn. Lời của Ngài rao giảng gây cảm động đi vào lòng người.
Trên thập giá Ngài tắt hơi thở chết. Nhưng không vì thế là điểm tận cùng chấm dứt. Trái lại sự sống tiếp tục tuôn chảy trào ra, như Thánh Gioan viết thuật lại: Từ trái tim cạnh sườn Người Máu cùng Nước chảy tuôn ra. (Ga 19,34).
Dòng nước sự sống mà chúng ta tiếp nhận trong Bí Tích Rửa tội, và trong Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa, là lương thực mang đến cho trái tim tâm hồn đức tin được tràn đầy sự sống sung mãn.
Hình ảnh trái tim chan chứa tình thương yêu của cha mẹ cho con cháu mình phản chiếu lại hình ảnh trái tim của Chúa, Đấng là nguồn tình yêu thương, nguồn sự an ủi cho con người.
Lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong kinh cầu trái tim Chúa Giêsu có lời ca ngợi cầu xin: Trái tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi sự yên ủi.
Dân gian có ngạn ngữ „Lòng có tràn đầy mới trào ra bên ngoài!“ nói đến những ý nghĩ tư tưởng phát xuất từ trái tim tâm hồn trước khi nói ra ngoài môi miệng.
Như thế trái tim được hiểu diễn tả là trung tâm của đời sống con người. Trái tim còn nhiều hơn là một cơ quan có cơ bắp sinh động cho dòng máu được bơm lưu chuyển đi khắp cùng nuôi sống các cơ quan thân thể mọi loài sinh vật trong công trình thiên nhiên.
Trái tim là hình ảnh nội tâm thâm sâu của toàn thể một con người nữa. Khi điều gì mang đến sự tốt lành, trái tim cảm nhận được sự ấm áp, niềm vui phấn khởi.
Trái lại, khi phải trải qua điều đau khổ buồn phiền lo âu, trái tim tâm hồn như bị đè nặng làm cho cả thể xác uể oải chán chường như ngã qụy buông xuôi.
Ta cũng thường nói: „Xin chân thành (với cả trái tim tâm hồn) chúc mừng Ông Bà, Anh, Chị, Bạn, Em, Cháu…ngày vui mừng thành công!“
Hay: Xin chân thành (với cả tâm hồn trái tim) chia buồn cùng…..cùng chia sẻ nỗi mất mát đau buồn…!
Như thế nói lên điều ta biết trải qua, trái tim cũng cùng cảm nhận và muốn nói lên bằng ngôn ngữ điều cảm nhận (vui, buồn chia sẻ) từ tận trong trái tim.
Trong đời sống con người trái tim luôn giữ vai trò chính yếu khi còn chung sống với nhau trên trần gian và cả khi đã từ gĩa trần gian bước sang đời sống bên kia thế giới. Vì người đã vĩnh viễn ra đi về đời sau, tuy không còn hiện diện trong gia đình bằng thân xác, nụ cười tiếng nói, nhưng hình ảnh đời sống của họ vẫn hằng sống động hiện diện trong trái tim của người thân gia đình còn đang sống trên trần gian.
Trong Kinh Thánh trái tim luôn được nói đến trong ý nghĩa tương quan toàn thể con người. Có thể nói được bằng hình ảnh như một phương trình: „Con người = trái tim“.
Với cùng qua trái tim con người có thể suy nghĩ, có cảm nhậnvui mừng, buồn thương đau khổ, giận dữ, đắng cay, trở nên cứng nhắc, nhớ nhung tưởng nhớ.
Sách Châm Ngôn có lời khuyên nhủ về trái tim :
„Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ,
vì từ đó mà sự sống phát sinh.“ (Sách Châm ngôn 4,23)
Lời khuyên nhủ này dĩ nhiên không phải theo khía cạnh y khoa, nhưng theo khía cạnh tâm linh tinh thần hãy chú ý đến những gì đánh động thâm tâm trong trái tim tâm hồn liên quan đến đời sống, đến tình yêu. Vì từ trái tim phát xuất ra sự sinh động.
Và cũng có gía trị về niềm tin nữa. Niềm tin không thể thành hình nếu không có trái tim tâm hồn: Con người = trái tim = Tình yêu Thiên Chúa!
„Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em).“ (Sách Đệ nhị luật 6,5)
Dẫu vậy trái tim con người cũng có thể vướng mắc vào lầm lạc đi sai lạc hướng, cùng bị sa chước cám dỗ.
Kinh nghiệm này con người hầu như luôn hằng có. Ngày xưa dân Israel là một dân riêng của Thiên Chúa đã nhiều lần quay lưng lại với Ngài, như Ngôn Sứ Hosea viết thuật lại:
„Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về.
Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi;
chúng dâng hy lễ cho các Ba-an, đốt hương kính ngẫu tượng.
Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó,
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.“ (Ngôn Sứ Hose 11, 1-3).
Nhưng trái tim Thiên Chúa lớn lao hơn, hằng rộng mở và mạnh mẽ hơn. Thiên Chúa không vì thế để cho trái tim của Ngài bị tổn thương hay giận dữ phẫn nộ, cho dù con người có quay lưng không muốn biết đến Ngài. Vì thế Ngài không thể có cung cách sử sự nào khác hơn là biểu lộ tình thương yêu:
„Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!
Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma,
để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được?
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi.“ (Ngôn sứ Hosea 11,8)
Những lời của Ngôn Sứ Hosea như trên rồi cũng bị con người bỏ quên. Chính vì thế Thiên Chúa đã lại rộng mở trái tim ngài ra cho con người.
Trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng là con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trao tặng trái tim của mình cho con người.
Đây chính là trung tâm của lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu. Lễ mừng kính này không phải là một cung cách đạo đức riêng biệt, nhưng diễn tả điều căn bản của đức tin chúng ta.
Trong đức tin chúng ta trao gửi trái tim cho Đấng trước hết và với cả trái tim yêu mến cùng dấn thân hy sinh cho con người chúng ta. Chúa Giêsu Kitô là trái tim của Thiên Chúa cho trần gian, cho con người.
Xuống trần gian làm người Chúa Giêsu trong cung cách sinh hoạt giao tiếp với con người Ngài đã sống bằng trái tim tình yêu thương với những người bé nhỏ yếu kém, với những người bị bỏ rơi khinh miệt, với những người tội lỗi.
Ngài gần gũi họ, nói với họ lời an ủi, tha thứ làm hoà, mang lại cho họ niềm hy vọng vươn lên. Ngài không đưa ngón tay trỏ chỉ điểm cảnh cáo, nhưng với trái tim cùng thông cảm phấn chấn. Lời của Ngài rao giảng gây cảm động đi vào lòng người.
Trên thập giá Ngài tắt hơi thở chết. Nhưng không vì thế là điểm tận cùng chấm dứt. Trái lại sự sống tiếp tục tuôn chảy trào ra, như Thánh Gioan viết thuật lại: Từ trái tim cạnh sườn Người Máu cùng Nước chảy tuôn ra. (Ga 19,34).
Dòng nước sự sống mà chúng ta tiếp nhận trong Bí Tích Rửa tội, và trong Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa, là lương thực mang đến cho trái tim tâm hồn đức tin được tràn đầy sự sống sung mãn.
Hình ảnh trái tim chan chứa tình thương yêu của cha mẹ cho con cháu mình phản chiếu lại hình ảnh trái tim của Chúa, Đấng là nguồn tình yêu thương, nguồn sự an ủi cho con người.
Lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long