Đi Tìm Xuất Xứ Câu Nói : “Dù Cho Sông Cạn Núi Mòn”
Khi nói “Dù cho sông cạn đá mòn” hoặc nói “Dù cho sông cạn núi mòn” tất cả mọi người đều hiểu đó chính là lời thề. Vậy tại sao không chỉ trời, chỉ đất mà thề, mà lại chỉ sông, chỉ núi mà thề? Chắc hẳn phải có nguyên nhân xuất xứ của nó.
Ngày xưa, Lưu Bang sau khi dẹp xong nhà Tần, lên ngôi vua, ông đã phong tước cho các công thần: “Phong thệ chi viết: sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh ninh, viên cập miêu duệ” (Khi được phong tước thề rằng: khiến sông Hoàng Hà cạn còn như dây đai áo, núi Thái Sơn mòn còn như viên đá mài, đất nước an định mãi mãi đến con cháu đời sau – sách Sử ký, thiên Hán Cao tổ công thần hầu giả niên biểu).
Về sau người ta đã rút gọn câu nói “Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ” thành “hà như đái, sơn như lệ” ngắn gọn hơn: “sơn hà đái lệ” hoặc “đái lệ hà sơn”, “đái lệ sơn hà” hoặc ngắn gọn hơn nữa: “đái lệ”. Cụm từ “đái lệ sơn hà “ được Đào Duy Anh giải thích: Đái là đai áo, lệ là đá mài= Ngb Ví dầu sông nhỏ như đai, núi nhỏ như đá mài, mà ơn nước cũng không bao giờ mất [1].
Người Trung Quốc nói “đái lệ hà sơn”, còn người Việt Nam thì nói “dù cho sông cạn, núi mòn” thì ý nghĩa cũng như nhau, đều là lời thề.
Bài thơ Thân chinh Thái Nguyên châu của vua Lê Thái Tổ có câu: “Đái lệ bất di thần tử tiết” (Lời thề năm xưa không quên khí tiết của kẻ bề tôi). Dịch giả Bùi Vĩ đã dịch thơ: “Núi mòn, sông cạn không thấy tiết”
Bài thơ Cảm phú của Cao Bá Quát có câu: “Văn thuyết đương niên tam Tấn địa/Phong cương biểu lý cứ sơn hà/ Như hà đái lệ tư hùng hiểm” (Tam Tấn đất nay nghe chuyện cũ/ Cõi bờ phân định vững sơn hà/Đã thề phân đất chia như vậy”(Trương Việt Linh dịch thơ).
Tác phẩm Hà Trì thi tập của cử nhân Trần Đình Tân (1893-1979) quê huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có bài thơ Cảm hoài bài 3 nơi câu 5 và 6: “Đái lệ vĩnh tồn dân chủ quốc/ Chu xa cộng tiến tự do đoàn” (Đái lệ mãi còn Dân chủ quốc/Thuyền xe cùng tới tự do đoàn).
Khi nói “Đái lệ sơn hà” thì phải gắn với “Đan thư thiết khoán”. Nhà vua khi phong tước dùng tay chỉ núi sông mà thề, nhưng “lời nói gió bay” cho nên phải có vật làm tin. Khởi thủy thời Hán Cao tổ khi phong tước cho các công thần có kèm theo một “đan thư” (tờ giấy viết bằng mực son) trong đó có ghi chức tước của người được phong. Về sau không ban “đan thư” mà lại khắc vào tấm kim loại mỏng gọi là “thiết khoán” (Phàm văn tự để làm tin đều gọi là “khoán”). Đan thư thiết khoán có giá trị như kim bài miễn tử.
Bài văn bia lăng Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào ở Đà Lạt, nơi dòng thứ 6 tính từ phải sang có câu: “Thiên tử suy ân tấn tích công tước, đái lệ hà sơn, khoán thư thân ước” (Thiên tử [vua Bảo Đại- T/g] nhớ ơn, ban cho tước công, vững bền sông núi, sổ sách còn ghi)[2]
Trụ biểu thứ nhất (tính từ phải sang) ở lăng Long Mỹ Quận công có vế đối: “Dữ quốc đồng hưu, thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh” (Giúp nước an định, ngàn năm sông núi còn ghi trong thư son khoán sắt.
Tại nhà thờ Khoái Châu Quận công Nguyễn Đức Xuyên ở Kim Long, Huế có cặp câu đối: “Thư khoán truyền gia vinh tích thụ/ Can thành vương quốc mậu kim hoa” (Thư khoán lưu truyền đời đời, làm vẻ vang bậc tổ tiên/Công lao che chở đất nước, khiến rạng danh bậc công thần).
Bài thơ Vịnh Hàn Tín của Cao bá Quát có câu: “Những ngờ rằng khoán sắt thư son/ Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đái”. Tác giả muốn nói Hàn Tín tuy được vua Hán Cao tổ thề khi phong tước và ban cho “đan thư, thiết khoán” nhưng vẫn không thoát cảnh “điểu tận, cung tàng”[3].
Trước đó Đặng Trần Thường có sáng tác bài Hàn vương tôn phú, trong đó có câu: “Nhà thạch thất dẫu nhạt son, mòn sắt, danh tướng quân đành muôn kiếp còn thơm”. Ý tác giả là dẫu cho “đan thư thiết khoán”(thư son khoán sắt) cất trong thạch thất (nhà đá) có “nhạt son mòn sắt” nhưng danh của Hàn Tín “muôn kiếp còn thơm”.
Đan thư thiết khoán được dịch nghĩa là “thư son, khoán sắt” và được rút gọn thành “son sắt” hoặc “sắt son”. Khi nói đến từ “son sắt” hoặc “sắt son” thì người Việt Nam hiểu là bền chặt, thủy chung, trung thành, không sai lời thề.
Khi nói: “Dù cho sông cạn núi mòn - một lòng son sắt” là lấy từ điển tích “Đái lệ sơn hà- đan thư thiết khoán”
Nguyễn Văn Nghệ
Lô STH08C06- Đường số 12- KĐT Lê Hồng Phong II- Nha Trang
ĐT: 0377803505
Chú thích:
[1] - Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển (thượng), Nxb Minh Tân, tr 233
[2] – Bài “Giới thiệu bài văn bia trên lăng mộ Nguyễn Hữu Hào” của tác giả Thích Hoằng Trí
hannom.org.vn/detail.asp?param=1644&Catid=750
[3] – Điểu tận cung tàng: được rút từ câu:“ Giảo thố tử cẩu tẩu phanh; Cao điểu tận lương cung tàng; Địch quốc phá mưu thần vong” (Thỏ bị giết hết thì chó săn sẽ bị mổ thịt; Chim trên cao bị giết hết thì cung tốt đem cất; Nước địch bị tiêu diệt thì mưu thần sẽ bị hãm hại). Câu nói này có sách cho là lời của Ngô Phù Sai, có người bảo là của Hàn Tín.
Trong bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có câu: “Dù cho sông cạn đá mòn/ Còn non còn nước, hãy còn thề xưa”. Trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước cộng sản Việt Nam thường trích dẫn câu nói của ông Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Khi nói “Dù cho sông cạn đá mòn” hoặc nói “Dù cho sông cạn núi mòn” tất cả mọi người đều hiểu đó chính là lời thề. Vậy tại sao không chỉ trời, chỉ đất mà thề, mà lại chỉ sông, chỉ núi mà thề? Chắc hẳn phải có nguyên nhân xuất xứ của nó.
Ngày xưa, Lưu Bang sau khi dẹp xong nhà Tần, lên ngôi vua, ông đã phong tước cho các công thần: “Phong thệ chi viết: sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh ninh, viên cập miêu duệ” (Khi được phong tước thề rằng: khiến sông Hoàng Hà cạn còn như dây đai áo, núi Thái Sơn mòn còn như viên đá mài, đất nước an định mãi mãi đến con cháu đời sau – sách Sử ký, thiên Hán Cao tổ công thần hầu giả niên biểu).
Về sau người ta đã rút gọn câu nói “Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ” thành “hà như đái, sơn như lệ” ngắn gọn hơn: “sơn hà đái lệ” hoặc “đái lệ hà sơn”, “đái lệ sơn hà” hoặc ngắn gọn hơn nữa: “đái lệ”. Cụm từ “đái lệ sơn hà “ được Đào Duy Anh giải thích: Đái là đai áo, lệ là đá mài= Ngb Ví dầu sông nhỏ như đai, núi nhỏ như đá mài, mà ơn nước cũng không bao giờ mất [1].
Người Trung Quốc nói “đái lệ hà sơn”, còn người Việt Nam thì nói “dù cho sông cạn, núi mòn” thì ý nghĩa cũng như nhau, đều là lời thề.
Bài thơ Thân chinh Thái Nguyên châu của vua Lê Thái Tổ có câu: “Đái lệ bất di thần tử tiết” (Lời thề năm xưa không quên khí tiết của kẻ bề tôi). Dịch giả Bùi Vĩ đã dịch thơ: “Núi mòn, sông cạn không thấy tiết”
Trong sắc phong năm Gia Long nguyên niên, ngũ nguyệt, sơ nhất nhật (mồng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất [1802])nơi dòng thứ 9 tính từ phải sang và từ chữ thứ 5 tính từ trên xuống ban cho Khâm sai chưởng Hữu quân Bình Tây tướng quân Nguyễn Huỳnh Đức có câu: “Hà như đái, Sơn như lệ, dữ quốc đồng hưu, vạn thế hữu từ” (Sông Hoàng Hà còn như đai áo, núi Thái Sơn còn như viên đá mài, giúp nước an lành, muôn đời khen ngợi).
Bài thơ Cảm phú của Cao Bá Quát có câu: “Văn thuyết đương niên tam Tấn địa/Phong cương biểu lý cứ sơn hà/ Như hà đái lệ tư hùng hiểm” (Tam Tấn đất nay nghe chuyện cũ/ Cõi bờ phân định vững sơn hà/Đã thề phân đất chia như vậy”(Trương Việt Linh dịch thơ).
Tác phẩm Hà Trì thi tập của cử nhân Trần Đình Tân (1893-1979) quê huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định có bài thơ Cảm hoài bài 3 nơi câu 5 và 6: “Đái lệ vĩnh tồn dân chủ quốc/ Chu xa cộng tiến tự do đoàn” (Đái lệ mãi còn Dân chủ quốc/Thuyền xe cùng tới tự do đoàn).
Khi nói “Đái lệ sơn hà” thì phải gắn với “Đan thư thiết khoán”. Nhà vua khi phong tước dùng tay chỉ núi sông mà thề, nhưng “lời nói gió bay” cho nên phải có vật làm tin. Khởi thủy thời Hán Cao tổ khi phong tước cho các công thần có kèm theo một “đan thư” (tờ giấy viết bằng mực son) trong đó có ghi chức tước của người được phong. Về sau không ban “đan thư” mà lại khắc vào tấm kim loại mỏng gọi là “thiết khoán” (Phàm văn tự để làm tin đều gọi là “khoán”). Đan thư thiết khoán có giá trị như kim bài miễn tử.
Bài văn bia lăng Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào ở Đà Lạt, nơi dòng thứ 6 tính từ phải sang có câu: “Thiên tử suy ân tấn tích công tước, đái lệ hà sơn, khoán thư thân ước” (Thiên tử [vua Bảo Đại- T/g] nhớ ơn, ban cho tước công, vững bền sông núi, sổ sách còn ghi)[2]
Trụ biểu thứ nhất (tính từ phải sang) ở lăng Long Mỹ Quận công có vế đối: “Dữ quốc đồng hưu, thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh” (Giúp nước an định, ngàn năm sông núi còn ghi trong thư son khoán sắt.
Tại nhà thờ Khoái Châu Quận công Nguyễn Đức Xuyên ở Kim Long, Huế có cặp câu đối: “Thư khoán truyền gia vinh tích thụ/ Can thành vương quốc mậu kim hoa” (Thư khoán lưu truyền đời đời, làm vẻ vang bậc tổ tiên/Công lao che chở đất nước, khiến rạng danh bậc công thần).
Bài thơ Vịnh Hàn Tín của Cao bá Quát có câu: “Những ngờ rằng khoán sắt thư son/ Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đái”. Tác giả muốn nói Hàn Tín tuy được vua Hán Cao tổ thề khi phong tước và ban cho “đan thư, thiết khoán” nhưng vẫn không thoát cảnh “điểu tận, cung tàng”[3].
Trước đó Đặng Trần Thường có sáng tác bài Hàn vương tôn phú, trong đó có câu: “Nhà thạch thất dẫu nhạt son, mòn sắt, danh tướng quân đành muôn kiếp còn thơm”. Ý tác giả là dẫu cho “đan thư thiết khoán”(thư son khoán sắt) cất trong thạch thất (nhà đá) có “nhạt son mòn sắt” nhưng danh của Hàn Tín “muôn kiếp còn thơm”.
Đan thư thiết khoán được dịch nghĩa là “thư son, khoán sắt” và được rút gọn thành “son sắt” hoặc “sắt son”. Khi nói đến từ “son sắt” hoặc “sắt son” thì người Việt Nam hiểu là bền chặt, thủy chung, trung thành, không sai lời thề.
Khi nói: “Dù cho sông cạn núi mòn - một lòng son sắt” là lấy từ điển tích “Đái lệ sơn hà- đan thư thiết khoán”
Nguyễn Văn Nghệ
Lô STH08C06- Đường số 12- KĐT Lê Hồng Phong II- Nha Trang
ĐT: 0377803505
Chú thích:
[1] - Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển (thượng), Nxb Minh Tân, tr 233
[2] – Bài “Giới thiệu bài văn bia trên lăng mộ Nguyễn Hữu Hào” của tác giả Thích Hoằng Trí
hannom.org.vn/detail.asp?param=1644&Catid=750
[3] – Điểu tận cung tàng: được rút từ câu:“ Giảo thố tử cẩu tẩu phanh; Cao điểu tận lương cung tàng; Địch quốc phá mưu thần vong” (Thỏ bị giết hết thì chó săn sẽ bị mổ thịt; Chim trên cao bị giết hết thì cung tốt đem cất; Nước địch bị tiêu diệt thì mưu thần sẽ bị hãm hại). Câu nói này có sách cho là lời của Ngô Phù Sai, có người bảo là của Hàn Tín.