Hình ảnh các vị Giuse, những người có lòng nhân hậu
Trong cuộc đời Chúa Giêsu ở trần gian ngày xưa có ba Ông Giuse là những người có liên quan mật thiết với đời sống của ngài.
Ông Giuse, con Tổ phụ Giacóp, vị Thủ tướng nước Aicập thời Vua Pharao. Ông có trước Chúa Giêsu hàng ngàn năm cũng thuộc dòng tộc Chúa Giêsu theo gia phả, như thánh sử Mattheo viết thuật lại ( Mt 1,1-17)
Ông Giuse, người Nazareth, được Thiên Chúa tuyển chọn kêu gọi là cha nuôi Chúa Giêsu.
Và Ông Giuse thành Arimathia, người tin theo Chúa Giêsu âm thầm kín đáo. Và sau cùng là „ người lo huyệt mộ“ Chúa Giêsu.( Nguyễn tầm Thường, Kẻ đi tìm, tr. 204).
Ba vị Giuse được Thiên Chúa sắp đặt cho cuộc đời Chúa Giêsu với những đức tính nhân đức anh hùng vào những giai đoạn khác nhau.
Ông Giuse, vị Thủ tướng
Theo Kinh Thánh Cựu ước nơi sách Sáng Thế thuật lại, vị Giuse này sinh ra vào lúc tuổi gìa xế chiều của cha ông là Tổ phụ Giacóp. Nên Ông được Giacóp yêu thương cưng chiều hơn các anh em khác.
Nhưng cuộc đời của vị Giuse này ngay lúc còn trẻ đã gặp phải sự cố nguy hiểm bị anh em bắt bán sang xứ Aicập cho những người lái buôn làm nô lệ. Thế là ông phải sống cảnh tha hương như mồ côi xa cách cha mẹ, anh em, và còn phải làm việc phục dịch như nô lệ hầu hạ người khác xa lạ, rồi còn phải chịu cảnh tù tội trong lao tù.
Nhưng từ ngõ bí đường cùng Thiên Chúa đã sắp đặt con đường đời sống cho Ông cách khác biệt và còn tuyệt hảo nữa. Thiên Chúa đã ban cho Giuse đời sống trí khôn thông minh khác thường.
Lúc còn ở nhà với cha mẹ, anh em, Ông đã có lần kể cho anh em - gia đình Giacóp có tất cả 12 người con - về một giấc mơ bó lúa của ông đứng ở giữa xung quanh là những bó lúa của các anh em nghiêng sụp lạy. Chỉ vì giấc mơ bó lúa đó mà ông bị anh em ghen tỵ thù ghét toan tính hãm hại giết khi Giuse đi đến thăm họ. Nhưng sau cùng qua sự can thiệp của người anh Giuda nên ông được cứu sống, Và bị bán sang Aicập làm đầy tớ phục dịch làm việc như người nô lệ trong đền vua Pharao.
Đời sống phục vụ và công chính của Giuse đã dẫn đưa ông gặp sự cố lần nữa bị hàm oan giam cầm trong lao tù. Nhưng cũng chính trong lao tù với cung cách sống chính trực cùng với trí thông minh trời ban cho, Giuse đã gây được thiện cảm và rất có uy tín với quan cai tù.
Nhà Vua Pharao có giấc mơ khiến Vua lo nghĩ, mà không ai trong triều đình giải thích cắt nghĩa rõ ràng cho Vua. Nghe biết thế, vị cai tù này đã đề bạt tiến đưa Giuse đến trình diện, để cắt nghĩa giải thích về giấc mơ của Vua.
Nghe Giuse giải thích cắt nghĩa, nhà Vua như tìm được con đường lối đi thoát ra khỏi cảnh lo âu. Nhà Vua tin tưởng Giuse cắt đặt làm Thủ tướng nước Aicập, thay Vua lo việc kinh bang tế thế cho dân.
Được tin tưởng trao trọng trách, Giuse người có đời sống công chính và lòng nhân đạo, đã làm việc theo phương châm: „Tích cốc phòng cơ. Tích y phòng hàn!“.
Thời kỳ 7 năm được mùa bội thu liên tiếp, Thủ tướng Giuse truyền cho tích luỹ lúa gạo vào kho dự trữ. Thời kỳ 7 năm sau đó bị mất mùa thất thu. Vị Thủ tướng Giuse đã cho phép lấy lúa gạo trong kho bán phát cho dân ăn giúp thoát khỏi cảnh đói thiếu thực phẩm lúa gạo.
Cảnh thất thu mất mùa dẫn đến đói kém không chỉ ở trong nước Ai Cập lúc đó. Nhưng còn xảy ra cả ở vùng quê nhà của Giuse bên nước Do Thái nữa. Anh em Giuse ngày xưa đã bán ông sang Aicập, trong cảnh mất mùa đói kém đã tìm đường sang Aicập xin mua thóc lúa. Khi gặp lại họ, vị thủ tướng Giuse đã nhận ra anh em ruột thịt của mình ngày xưa đã bán mình đi làm nô lệ.
Nhưng Giuse không nghĩ đến oán hận ngày xưa. Trái lại Ông tìm cách giúp đỡ cứu giúp gia đình anh em mình, mong gặp lại người cha gìa yêu kính Tổ phụ Giacop. Như thế, Giuse đã sống lòng nhân hậu hiếu thảo của một người con, của một người có quyền thế chức trọng không chỉ cứu gia đình khỏi nạn đói, và còn đoàn tụ gia đình gia tộc lại được với nhau. Vị Thủ tướng Giuse đã sống, như Chúa Giêsu sau này đã trong bản hiến chương nước trời Tám mối phúc thật đề ra“ Cho kẻ đói ăn“.( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)
Có lẽ cung cách lối sống lòng nhân hậu thương người của Giuse ngày xưa bên Aicập cho toàn dân lúc bị đói kém đã có ảnh hưởng sâu đậm tới bài gỉang Tám mối thật của Chúa Giêsu, và trong dụ ngôn ngày phán xét chung Chúa Giêsu đã nhấn mạnh nói đến lòng nhân hậu: Mỗi khi anh em cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống là anh em làm cho chính Ta.( Mt 25, 31-46).
Vị Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu
Ông Thánh Giuse người Nazareth được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian là người thuộc dòng tộc gia phả của Tổ phụ Giacóp và Giuse, vị thủ tướng nước Aicập ngày xưa.
Giuse người Nazareth là người có nếp sống của một người chăm chỉ làm việc chân tay để mưu sinh., như Kinh thánh thuật lại.
Được Thiên Chúa qua Thiên Thần hiện đến báo mộng cho biết phải làm trưởng gia đình của Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu, Giuse không thắc mắc và đã âm thầm nghe theo.
Giuse nhận trách nhiệm do thánh ý Chúa muốn, nhưng Giuse cũng vẫn là một con người như bao người khác. Vậy trong gia đình Giuse đã sống xử sự thế nào?
Kinh thánh thuật lại Giuse là người công chính và có lòng nhân hậu, nên Giuse đã có cung cách sống đối xử thấm đậm tình người.
„ Thực vậy, thánh Giuse đã rất tế nhị với Đức Mẹ Maria, với những người khác và với Thiên Chúa của Ngài.
Đối với Đức Mẹ Maria, thánh Giuse đã rất tế nhị một cách khác thường.
Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là quyết tâm bảo vệ danh dự của người mình yêu. Phúc âm kể: “Ông Giuse chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19). Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là đón Đức Maria về nhà mình với lòng tin tưởng và kính trọng đầy yêu thương, sau khi được thiên thần Chúa báo mộng (x. Mt 1,19-24).
Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là đảm đương gánh chịu mọi nhọc nhằn khổ cực, để Đức Maria được an tâm lo cho hài nhi Giêsu trên đường trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13)
Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là tự nguyện lao động vất vả, để đời sống gia đình tại Nagiarét được đầy đủ, đỡ phần nào lo lắng cho Đức Mẹ (x. Mt 2,19-23).
Sự tế nhị của thánh Giuse đối với Đức Mẹ đã tạo nên cho Đức Mẹ một bầu khí tâm linh an bình hạnh phúc, nhất là trong hoàn cảnh phức tạp khó khăn tăm tối. Sự tế nhị đó của thánh Giuse dạy tôi điều này: Sự thánh thiện và sống đức tin hệ tại rất nhiều ở sự biết tế nhị trong tương quan đối với những người thân của mình. Tế nhị cả trong những sự rất nhỏ bé. Tế nhị ít là ở sự cố gắng đừng làm điều gì gây đau lòng cho họ, hơn nữa cố gắng làm điều gì gây được niềm vui cho họ. Tế nhị như thế trong mọi ngày không phải chuyện dễ. Nhưng thiết tưởng đó chính là sự thánh thiện.
Đối với Đức Mẹ Maria, thánh Giuse rất tế nhị như vừa thấy phần nào. Còn đối với những người khác thì sao? Tôi thấy Ngài vẫn là con người tế nhị.
Tế nhị của thánh Giuse đối với xóm làng là hòa mình và chia sẻ. Ngài hòa mình vào đời sống lao động của xóm nghèo. Ngài chia sẻ nếp sống của nền văn hóa địa phương.
Tế nhị của thánh Giuse đối với dòng tộc là trung thành nhận mình thuộc dòng tộc vua Đavít, nên dù nghèo cũng cứ trở về quê gốc là Belem, để khai tên mình và người bạn trăm năm của mình vào sổ sách Nhà nước (Lc 2,1-5).
Tế nhị của thánh Giuse đối với giáo quyền là tuân giữ cặn kẽ mọi luật lệ về cắt bì, về thanh tẩy cho con, về trẩy hội lên đền thờ Giêrusalem (Lc 2,21-45).
Thánh Giuse là một công dân tốt, và là một giáo dân tốt. Tốt ở chỗ không những giữ đúng luật, mà còn giữ luật với một tâm hồn tế nhị. Tế nhị ở chỗ tỏa ra tấm lòng khiêm tốn hiền hòa qua việc giữ luật. Giữ luật mà tạo nên được một bầu khí xây dựng yêu thương, bình an và liên đới, thì thiết tưởng đó là sự thánh thiện.“ ( Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần, Bước chân Thánh Giuse trong tế nhị tương quan, 01.07.2015).
Nếp sống tế nhị chú trọng quan tâm đến người khác là biểu hiệu tâm tình nếp sống của người có lòng nhân hậu.
Nếp sống lòng nhân hậu của Giuse đã ảnh hưởng sâu xa nơi Chúa Giêsu. Ảnh hưởng đó phản chiếu nơi dụ ngôn người Samarita nhân hậu, mà Chúa Giêsu đã nói đến khi đi rao giảng nước Thiên Chúa. ( Phúc âm Thánh Luca 10,29-37), cùng nơi dụ ngôn người cha nhân hậu đón người con đi hoang trở về. (Phúc âm Thánh luca 15, 11-32)
Giuse thành Arimathia, „người lo huyệt mộ!“
Hai vị Giuse có liên quan trực tiếp tới đời Chúa Giêsu khi xưa, nhưng lại có đời sống công chính âm thầm và tràn đầy lòng nhân hậu: Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, được Kinh Thánh phúc âm chỉ nói đến trong quãng đời thơ ấu Chúa Giêsu ( Mt 1, 18-24, 2, 13-23.
Và Ông Giuse người thành Arimathia chỉ được nói đến vào ngày sau cùng đời Chúa Giêsu với nhiệm vụ lo an táng xác Chúa.( Mt 27,57-60).
Theo Kinh thánh thuật lại vị Giuse thành Arimathia: „là người giầu có, là người lương thiện công chính, là thành viên thế gía trong thượng Hội Đồng. Ông mong đợi Triều đại Thiên Chúa tới. Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa. Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa. Là người liệm xác Chúa. Là người cho Chúa mượn mộ của mình. Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do Thái.“ ( Nguyễn Tầm Thường. Kẻ đi tìm, tr. 207).
Không có sử sách nào viết để lại về thân thế lịch sử của Giuse thành Arimathia. Nhưng Kinh thánh viết thuật lại Ông là môn đệ theo Chúa cách kín đáo.( Phúc âm Thánh Gioan 19,38).
Và như thế Ông có thể đã trực tiếp có lần nghe Chúa Giêsu giảng đạo, hay đã được nghe thuật lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì thế tinh thần giáo lý của Chúa đã âm thầm thấm nhập bén rễ sâu vào tâm hồn đời sống của Ông.
Nên khi chứng kiến giờ phút thảm kịch tang thương sau cùng của Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên thập gía, Ông đã can đảm cùng với Ông Nicodemo, với Đức Mẹ Maria xin tháo xác Chúa Giêsu xuống, và mang tẩm liệm an táng trong ngôi mộ còn mới chưa chôn cất ai do chính ông đã sắm dọn sẵn.
Ông đã sống thực hành lời Chúa giảng dậy: „Chôn xác kẻ chết“ ( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)
Ông Giuse người Arimathia đã sống thực hành lời Chúa dạy„ chôn xác kẻ chết“ cho Chúa Giesu. Và qua cung cách lối sống „ nghĩa tử nghĩa tận“ đó, ông đã mang đến an ủi cho Đức Mẹ Maria, cho thân nhân Chúa Giêsu trong cảnh bơ vơ hoang mang lo sợ: „an ủi kẻ âu lo“
Cung cách sống như thế là nếp sống đạo đức của một con người có lòng nhân hậu.
01.05 lễ Thánh Giuse thợ
Năm thánh Thánh Giuse 2020-2021- Trái tim người cha.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong cuộc đời Chúa Giêsu ở trần gian ngày xưa có ba Ông Giuse là những người có liên quan mật thiết với đời sống của ngài.
Ông Giuse, con Tổ phụ Giacóp, vị Thủ tướng nước Aicập thời Vua Pharao. Ông có trước Chúa Giêsu hàng ngàn năm cũng thuộc dòng tộc Chúa Giêsu theo gia phả, như thánh sử Mattheo viết thuật lại ( Mt 1,1-17)
Ông Giuse, người Nazareth, được Thiên Chúa tuyển chọn kêu gọi là cha nuôi Chúa Giêsu.
Và Ông Giuse thành Arimathia, người tin theo Chúa Giêsu âm thầm kín đáo. Và sau cùng là „ người lo huyệt mộ“ Chúa Giêsu.( Nguyễn tầm Thường, Kẻ đi tìm, tr. 204).
Ba vị Giuse được Thiên Chúa sắp đặt cho cuộc đời Chúa Giêsu với những đức tính nhân đức anh hùng vào những giai đoạn khác nhau.
Ông Giuse, vị Thủ tướng
Theo Kinh Thánh Cựu ước nơi sách Sáng Thế thuật lại, vị Giuse này sinh ra vào lúc tuổi gìa xế chiều của cha ông là Tổ phụ Giacóp. Nên Ông được Giacóp yêu thương cưng chiều hơn các anh em khác.
Nhưng cuộc đời của vị Giuse này ngay lúc còn trẻ đã gặp phải sự cố nguy hiểm bị anh em bắt bán sang xứ Aicập cho những người lái buôn làm nô lệ. Thế là ông phải sống cảnh tha hương như mồ côi xa cách cha mẹ, anh em, và còn phải làm việc phục dịch như nô lệ hầu hạ người khác xa lạ, rồi còn phải chịu cảnh tù tội trong lao tù.
Nhưng từ ngõ bí đường cùng Thiên Chúa đã sắp đặt con đường đời sống cho Ông cách khác biệt và còn tuyệt hảo nữa. Thiên Chúa đã ban cho Giuse đời sống trí khôn thông minh khác thường.
Lúc còn ở nhà với cha mẹ, anh em, Ông đã có lần kể cho anh em - gia đình Giacóp có tất cả 12 người con - về một giấc mơ bó lúa của ông đứng ở giữa xung quanh là những bó lúa của các anh em nghiêng sụp lạy. Chỉ vì giấc mơ bó lúa đó mà ông bị anh em ghen tỵ thù ghét toan tính hãm hại giết khi Giuse đi đến thăm họ. Nhưng sau cùng qua sự can thiệp của người anh Giuda nên ông được cứu sống, Và bị bán sang Aicập làm đầy tớ phục dịch làm việc như người nô lệ trong đền vua Pharao.
Đời sống phục vụ và công chính của Giuse đã dẫn đưa ông gặp sự cố lần nữa bị hàm oan giam cầm trong lao tù. Nhưng cũng chính trong lao tù với cung cách sống chính trực cùng với trí thông minh trời ban cho, Giuse đã gây được thiện cảm và rất có uy tín với quan cai tù.
Nhà Vua Pharao có giấc mơ khiến Vua lo nghĩ, mà không ai trong triều đình giải thích cắt nghĩa rõ ràng cho Vua. Nghe biết thế, vị cai tù này đã đề bạt tiến đưa Giuse đến trình diện, để cắt nghĩa giải thích về giấc mơ của Vua.
Nghe Giuse giải thích cắt nghĩa, nhà Vua như tìm được con đường lối đi thoát ra khỏi cảnh lo âu. Nhà Vua tin tưởng Giuse cắt đặt làm Thủ tướng nước Aicập, thay Vua lo việc kinh bang tế thế cho dân.
Được tin tưởng trao trọng trách, Giuse người có đời sống công chính và lòng nhân đạo, đã làm việc theo phương châm: „Tích cốc phòng cơ. Tích y phòng hàn!“.
Thời kỳ 7 năm được mùa bội thu liên tiếp, Thủ tướng Giuse truyền cho tích luỹ lúa gạo vào kho dự trữ. Thời kỳ 7 năm sau đó bị mất mùa thất thu. Vị Thủ tướng Giuse đã cho phép lấy lúa gạo trong kho bán phát cho dân ăn giúp thoát khỏi cảnh đói thiếu thực phẩm lúa gạo.
Cảnh thất thu mất mùa dẫn đến đói kém không chỉ ở trong nước Ai Cập lúc đó. Nhưng còn xảy ra cả ở vùng quê nhà của Giuse bên nước Do Thái nữa. Anh em Giuse ngày xưa đã bán ông sang Aicập, trong cảnh mất mùa đói kém đã tìm đường sang Aicập xin mua thóc lúa. Khi gặp lại họ, vị thủ tướng Giuse đã nhận ra anh em ruột thịt của mình ngày xưa đã bán mình đi làm nô lệ.
Nhưng Giuse không nghĩ đến oán hận ngày xưa. Trái lại Ông tìm cách giúp đỡ cứu giúp gia đình anh em mình, mong gặp lại người cha gìa yêu kính Tổ phụ Giacop. Như thế, Giuse đã sống lòng nhân hậu hiếu thảo của một người con, của một người có quyền thế chức trọng không chỉ cứu gia đình khỏi nạn đói, và còn đoàn tụ gia đình gia tộc lại được với nhau. Vị Thủ tướng Giuse đã sống, như Chúa Giêsu sau này đã trong bản hiến chương nước trời Tám mối phúc thật đề ra“ Cho kẻ đói ăn“.( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)
Có lẽ cung cách lối sống lòng nhân hậu thương người của Giuse ngày xưa bên Aicập cho toàn dân lúc bị đói kém đã có ảnh hưởng sâu đậm tới bài gỉang Tám mối thật của Chúa Giêsu, và trong dụ ngôn ngày phán xét chung Chúa Giêsu đã nhấn mạnh nói đến lòng nhân hậu: Mỗi khi anh em cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống là anh em làm cho chính Ta.( Mt 25, 31-46).
Vị Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu
Ông Thánh Giuse người Nazareth được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian là người thuộc dòng tộc gia phả của Tổ phụ Giacóp và Giuse, vị thủ tướng nước Aicập ngày xưa.
Giuse người Nazareth là người có nếp sống của một người chăm chỉ làm việc chân tay để mưu sinh., như Kinh thánh thuật lại.
Được Thiên Chúa qua Thiên Thần hiện đến báo mộng cho biết phải làm trưởng gia đình của Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu, Giuse không thắc mắc và đã âm thầm nghe theo.
Giuse nhận trách nhiệm do thánh ý Chúa muốn, nhưng Giuse cũng vẫn là một con người như bao người khác. Vậy trong gia đình Giuse đã sống xử sự thế nào?
Kinh thánh thuật lại Giuse là người công chính và có lòng nhân hậu, nên Giuse đã có cung cách sống đối xử thấm đậm tình người.
„ Thực vậy, thánh Giuse đã rất tế nhị với Đức Mẹ Maria, với những người khác và với Thiên Chúa của Ngài.
Đối với Đức Mẹ Maria, thánh Giuse đã rất tế nhị một cách khác thường.
Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là quyết tâm bảo vệ danh dự của người mình yêu. Phúc âm kể: “Ông Giuse chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19). Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là đón Đức Maria về nhà mình với lòng tin tưởng và kính trọng đầy yêu thương, sau khi được thiên thần Chúa báo mộng (x. Mt 1,19-24).
Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là đảm đương gánh chịu mọi nhọc nhằn khổ cực, để Đức Maria được an tâm lo cho hài nhi Giêsu trên đường trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13)
Tế nhị của Ngài đối với Đức Maria là tự nguyện lao động vất vả, để đời sống gia đình tại Nagiarét được đầy đủ, đỡ phần nào lo lắng cho Đức Mẹ (x. Mt 2,19-23).
Sự tế nhị của thánh Giuse đối với Đức Mẹ đã tạo nên cho Đức Mẹ một bầu khí tâm linh an bình hạnh phúc, nhất là trong hoàn cảnh phức tạp khó khăn tăm tối. Sự tế nhị đó của thánh Giuse dạy tôi điều này: Sự thánh thiện và sống đức tin hệ tại rất nhiều ở sự biết tế nhị trong tương quan đối với những người thân của mình. Tế nhị cả trong những sự rất nhỏ bé. Tế nhị ít là ở sự cố gắng đừng làm điều gì gây đau lòng cho họ, hơn nữa cố gắng làm điều gì gây được niềm vui cho họ. Tế nhị như thế trong mọi ngày không phải chuyện dễ. Nhưng thiết tưởng đó chính là sự thánh thiện.
Đối với Đức Mẹ Maria, thánh Giuse rất tế nhị như vừa thấy phần nào. Còn đối với những người khác thì sao? Tôi thấy Ngài vẫn là con người tế nhị.
Tế nhị của thánh Giuse đối với xóm làng là hòa mình và chia sẻ. Ngài hòa mình vào đời sống lao động của xóm nghèo. Ngài chia sẻ nếp sống của nền văn hóa địa phương.
Tế nhị của thánh Giuse đối với dòng tộc là trung thành nhận mình thuộc dòng tộc vua Đavít, nên dù nghèo cũng cứ trở về quê gốc là Belem, để khai tên mình và người bạn trăm năm của mình vào sổ sách Nhà nước (Lc 2,1-5).
Tế nhị của thánh Giuse đối với giáo quyền là tuân giữ cặn kẽ mọi luật lệ về cắt bì, về thanh tẩy cho con, về trẩy hội lên đền thờ Giêrusalem (Lc 2,21-45).
Thánh Giuse là một công dân tốt, và là một giáo dân tốt. Tốt ở chỗ không những giữ đúng luật, mà còn giữ luật với một tâm hồn tế nhị. Tế nhị ở chỗ tỏa ra tấm lòng khiêm tốn hiền hòa qua việc giữ luật. Giữ luật mà tạo nên được một bầu khí xây dựng yêu thương, bình an và liên đới, thì thiết tưởng đó là sự thánh thiện.“ ( Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần, Bước chân Thánh Giuse trong tế nhị tương quan, 01.07.2015).
Nếp sống tế nhị chú trọng quan tâm đến người khác là biểu hiệu tâm tình nếp sống của người có lòng nhân hậu.
Nếp sống lòng nhân hậu của Giuse đã ảnh hưởng sâu xa nơi Chúa Giêsu. Ảnh hưởng đó phản chiếu nơi dụ ngôn người Samarita nhân hậu, mà Chúa Giêsu đã nói đến khi đi rao giảng nước Thiên Chúa. ( Phúc âm Thánh Luca 10,29-37), cùng nơi dụ ngôn người cha nhân hậu đón người con đi hoang trở về. (Phúc âm Thánh luca 15, 11-32)
Giuse thành Arimathia, „người lo huyệt mộ!“
Hai vị Giuse có liên quan trực tiếp tới đời Chúa Giêsu khi xưa, nhưng lại có đời sống công chính âm thầm và tràn đầy lòng nhân hậu: Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, được Kinh Thánh phúc âm chỉ nói đến trong quãng đời thơ ấu Chúa Giêsu ( Mt 1, 18-24, 2, 13-23.
Và Ông Giuse người thành Arimathia chỉ được nói đến vào ngày sau cùng đời Chúa Giêsu với nhiệm vụ lo an táng xác Chúa.( Mt 27,57-60).
Theo Kinh thánh thuật lại vị Giuse thành Arimathia: „là người giầu có, là người lương thiện công chính, là thành viên thế gía trong thượng Hội Đồng. Ông mong đợi Triều đại Thiên Chúa tới. Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa. Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa. Là người liệm xác Chúa. Là người cho Chúa mượn mộ của mình. Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do Thái.“ ( Nguyễn Tầm Thường. Kẻ đi tìm, tr. 207).
Không có sử sách nào viết để lại về thân thế lịch sử của Giuse thành Arimathia. Nhưng Kinh thánh viết thuật lại Ông là môn đệ theo Chúa cách kín đáo.( Phúc âm Thánh Gioan 19,38).
Và như thế Ông có thể đã trực tiếp có lần nghe Chúa Giêsu giảng đạo, hay đã được nghe thuật lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì thế tinh thần giáo lý của Chúa đã âm thầm thấm nhập bén rễ sâu vào tâm hồn đời sống của Ông.
Nên khi chứng kiến giờ phút thảm kịch tang thương sau cùng của Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên thập gía, Ông đã can đảm cùng với Ông Nicodemo, với Đức Mẹ Maria xin tháo xác Chúa Giêsu xuống, và mang tẩm liệm an táng trong ngôi mộ còn mới chưa chôn cất ai do chính ông đã sắm dọn sẵn.
Ông đã sống thực hành lời Chúa giảng dậy: „Chôn xác kẻ chết“ ( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)
Ông Giuse người Arimathia đã sống thực hành lời Chúa dạy„ chôn xác kẻ chết“ cho Chúa Giesu. Và qua cung cách lối sống „ nghĩa tử nghĩa tận“ đó, ông đã mang đến an ủi cho Đức Mẹ Maria, cho thân nhân Chúa Giêsu trong cảnh bơ vơ hoang mang lo sợ: „an ủi kẻ âu lo“
Cung cách sống như thế là nếp sống đạo đức của một con người có lòng nhân hậu.
01.05 lễ Thánh Giuse thợ
Năm thánh Thánh Giuse 2020-2021- Trái tim người cha.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long