Hình ảnh nghi thức rửa chân
Từ hơn một năm nay bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm khắp nơi trên hòan cầu đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nên có qui luật y tế phải năng hằng ngày, hằng giờ lúc „rửa tay“ với xà phòng với nước, rửa tay với thuốc sát trùng…giữ vệ sinh tẩy trừ vi trùng bám dính vào tay.
Qui luật y tế rửa tay phòng chống vi trùng bệnh đại dịch ăn sâu vào nếp sống con người từ ngày đó.
Tẩy rửa trong nếp sống Do Thái giáo và Kitô giáo
Thời cựu ước trước Chúa Giêsu Kitô có ghi chép thành luật chi tiết về việc tẩy rửa giữ vệ sinh, như luật với người bị bệnh phong: „ Người được thanh tẩy sẽ cạo hết lông, lấy nước mà tắm rửa và sẽ ra thanh sạch. Sau đó trở về trại, nhưng phải cách ly ở bên ngoài lều của mình trong vòng bảy ngày. Đến ngày thứ bẩy, nó sẽ cạo hết lông, cạo đầu, râu và lông mày, nó sẽ giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể và sẽ ra thanh sạch.“ ( Sách Levi 14,8-9).
Rồi luật còn nghiêm ngặt buộc khi đụng chạm vào xác chết hay người bị bệnh, mắc ô uế cũng phải tẩy rửa cho thành sạch sẽ, phải rửa tay, tắm rửa thân thể, thay giặt quần áo, và sau đó phải sống cách ly, như trong sách lề luật Lêvi viết chi tiết lưu lại.
Đến thời Tiên tri Isaia, Tiên tri Jeremia và các Tiên tri khác chỉ dậy sự tẩy rửa theo hướng nhìn khác: không còn chú trọng đến nghi thức tẩy rửa thân thể quần áo cho sạch sẽ. Nhưng chú trọng nhiều hướng về sự tẩy rửa đời sống tâm hồn đạo đức luân lý:
„Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.Đừng làm điều ác nữa., hãy sống làm điều thiện“ ( Isaia 1,15-17)
Tiên tri Jeremia nhân danh Thiên Chúa quở trách than phiền:
„Ngươi có dùng thuốc mà thanh tẩy ngươi, có cho nhiều xà bông mấy đi nữa thì trước nhan Ta, vết tội của ngươi vẫn sờ sờ ra đó- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng.“ ( Jeremia 2,22)
Vua David đã viết ăn năn thống hối kêu xin Thiên Chúa tẩy rửa tâm hồn tội lỗi của mình rất thống thiết:
„ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.“ (Tv 51,3-5).
Chúa Giêsu Kitô thời tân ước đề ra hướng dẫn cho nếp sống đạo đức làm người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng sinh thành con người, và trong chiều tương quan giữa con người với nhau trên nếp sống sự công bình từ trong tâm hồn. Đó mới là nghi thức tẩy rửa đúng đắn. ( Mt 15,19, Lc 11,38-41): Tẩy rửa bên trong tâm hồn cho nên thanh sạch đẹp lòng Thiên Chúa cùng con người quan trọng cho đời sống hôm nay và ngày mai cần thiết hơn cả.
Nghi thức rửa chân
Hằng năm vào chiều ngày Thứ Năm tuần thánh, trong nếp sống đạo Công Giáo có nghi lễ tưởng nhớ bữa tiệc ly sau cùng của Chúa Giesu ngày xưa đã ăn với các Thánh Tông Đồ. Trong nghi lễ phụng vụ này có nghi thức rửa chân, mà ngày xưa Chúa Giêsu đã làm cho các Tông đồ của mình.
Vậy hình ảnh nghi thức rửa chân có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa sứ điệp gì cho đời sống đức tin vào Chúa?
Qui luật rửa chân thời xưa bên vùng phương Đông là cử chỉ hiếu khách cùng nói lên lòng khiêm hạ kính trọng, như Tổ phụ Abraham đã đối xử khi khách tới thăm:
„ Để tôi cho lấy chút nước, mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây.“ ( Sách Sáng Thế, 18,4).
Nhưng Chúa Giêsu đã mặc cho nghi thức qui luật hiếu khách biểu lộ lòng khiêm hạ này một gía trị nội dung mới thành lề luật yêu thương:
„Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.“ ( Gioan 13,34). Và từ đó trở thành nghi thức phụng vụ trong nếp sống đạo đức.
Nghi thức hiếu khách rửa chân đã có từ xa xưa, và Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly sau cùng cách đây hơn hai ngàn năm cũng đã rửa chân cho các môn đệ mình trước khi hy sinh chịu chết.
Cung cách xử sự của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ mình với những tín hữu Chúa Kitô thời Hội thánh lúc ban đầu là gương sống động hướng dẫn quan trọng cho nếp sống đạo đức nhắc nhở đến mối tương quan liên hệ với nhau là anh em phục vụ nhau:
„Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. ( Gioan 13,15)
Mãi đến thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh nghi thức phụng vụ rửa chân mới được phổ biến lan truyền ra bên ngoài thành Roma. Và sử sách ghi lại chi tiết thành luật của Đức Giáo Hoàng từ thế kỷ 12. sau Chúa giáng sinh.
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16 đã có suy niện về hình ảnh rửa chân mà Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện xưa kia:
„ Thiên Chúa từ trời cao đi xuống trần gian, và trở thành một người tôi tớ. Ngài rửa chân chúng ta, để chúng ta có thể ngồi chung bàn với Ngài. Điều này nói lên toàn thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô. Điều này cắt nghĩa làm sáng tỏ ơn cứu chuộc.
Bể hay chậu nước trong đó chúng ta được tẩy rửa là tình yêu của ngài, mà ngài đã sẵn sàng chịu đựng dấn thân trong sự tử nạn. Chỉ có tình yêu mới có sức mạnh biến đổi sự không thanh sạch của chúng ta, và nâng cao cho lên tới sự cao cả của Thiên Chúa.
Bể hay chậu nước tẩy rửa chúng ta chính là ngài, Đấng đã hoàn toàn tự mình dấn thân hy sinh sâu thẳm trong đau khổ và trong sự chết.
Luôn luôn ngài thể hiện tình yêu tẩy rửa chúng ta trong các Bí Tích Rửa tội và giải tội,
Ngài luôn luôn qùy gối xuống trước chân chúng ta và thực hiện phần vụ của người tôi tớ, công việc phục vụ. Tình yêu của ngài bao la vô hạn, trải rộng ra tới mức hoàn thành trọn vẹn. (Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., Thứ Năm tuần Thánh 13.04.2006)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ hơn một năm nay bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm khắp nơi trên hòan cầu đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nên có qui luật y tế phải năng hằng ngày, hằng giờ lúc „rửa tay“ với xà phòng với nước, rửa tay với thuốc sát trùng…giữ vệ sinh tẩy trừ vi trùng bám dính vào tay.
Qui luật y tế rửa tay phòng chống vi trùng bệnh đại dịch ăn sâu vào nếp sống con người từ ngày đó.
Tẩy rửa trong nếp sống Do Thái giáo và Kitô giáo
Thời cựu ước trước Chúa Giêsu Kitô có ghi chép thành luật chi tiết về việc tẩy rửa giữ vệ sinh, như luật với người bị bệnh phong: „ Người được thanh tẩy sẽ cạo hết lông, lấy nước mà tắm rửa và sẽ ra thanh sạch. Sau đó trở về trại, nhưng phải cách ly ở bên ngoài lều của mình trong vòng bảy ngày. Đến ngày thứ bẩy, nó sẽ cạo hết lông, cạo đầu, râu và lông mày, nó sẽ giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể và sẽ ra thanh sạch.“ ( Sách Levi 14,8-9).
Rồi luật còn nghiêm ngặt buộc khi đụng chạm vào xác chết hay người bị bệnh, mắc ô uế cũng phải tẩy rửa cho thành sạch sẽ, phải rửa tay, tắm rửa thân thể, thay giặt quần áo, và sau đó phải sống cách ly, như trong sách lề luật Lêvi viết chi tiết lưu lại.
Đến thời Tiên tri Isaia, Tiên tri Jeremia và các Tiên tri khác chỉ dậy sự tẩy rửa theo hướng nhìn khác: không còn chú trọng đến nghi thức tẩy rửa thân thể quần áo cho sạch sẽ. Nhưng chú trọng nhiều hướng về sự tẩy rửa đời sống tâm hồn đạo đức luân lý:
„Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.Đừng làm điều ác nữa., hãy sống làm điều thiện“ ( Isaia 1,15-17)
Tiên tri Jeremia nhân danh Thiên Chúa quở trách than phiền:
„Ngươi có dùng thuốc mà thanh tẩy ngươi, có cho nhiều xà bông mấy đi nữa thì trước nhan Ta, vết tội của ngươi vẫn sờ sờ ra đó- sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng.“ ( Jeremia 2,22)
Vua David đã viết ăn năn thống hối kêu xin Thiên Chúa tẩy rửa tâm hồn tội lỗi của mình rất thống thiết:
„ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.“ (Tv 51,3-5).
Chúa Giêsu Kitô thời tân ước đề ra hướng dẫn cho nếp sống đạo đức làm người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng sinh thành con người, và trong chiều tương quan giữa con người với nhau trên nếp sống sự công bình từ trong tâm hồn. Đó mới là nghi thức tẩy rửa đúng đắn. ( Mt 15,19, Lc 11,38-41): Tẩy rửa bên trong tâm hồn cho nên thanh sạch đẹp lòng Thiên Chúa cùng con người quan trọng cho đời sống hôm nay và ngày mai cần thiết hơn cả.
Nghi thức rửa chân
Hằng năm vào chiều ngày Thứ Năm tuần thánh, trong nếp sống đạo Công Giáo có nghi lễ tưởng nhớ bữa tiệc ly sau cùng của Chúa Giesu ngày xưa đã ăn với các Thánh Tông Đồ. Trong nghi lễ phụng vụ này có nghi thức rửa chân, mà ngày xưa Chúa Giêsu đã làm cho các Tông đồ của mình.
Vậy hình ảnh nghi thức rửa chân có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa sứ điệp gì cho đời sống đức tin vào Chúa?
Qui luật rửa chân thời xưa bên vùng phương Đông là cử chỉ hiếu khách cùng nói lên lòng khiêm hạ kính trọng, như Tổ phụ Abraham đã đối xử khi khách tới thăm:
„ Để tôi cho lấy chút nước, mời các ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gốc cây.“ ( Sách Sáng Thế, 18,4).
Nhưng Chúa Giêsu đã mặc cho nghi thức qui luật hiếu khách biểu lộ lòng khiêm hạ này một gía trị nội dung mới thành lề luật yêu thương:
„Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.“ ( Gioan 13,34). Và từ đó trở thành nghi thức phụng vụ trong nếp sống đạo đức.
Nghi thức hiếu khách rửa chân đã có từ xa xưa, và Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly sau cùng cách đây hơn hai ngàn năm cũng đã rửa chân cho các môn đệ mình trước khi hy sinh chịu chết.
Cung cách xử sự của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ mình với những tín hữu Chúa Kitô thời Hội thánh lúc ban đầu là gương sống động hướng dẫn quan trọng cho nếp sống đạo đức nhắc nhở đến mối tương quan liên hệ với nhau là anh em phục vụ nhau:
„Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. ( Gioan 13,15)
Mãi đến thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh nghi thức phụng vụ rửa chân mới được phổ biến lan truyền ra bên ngoài thành Roma. Và sử sách ghi lại chi tiết thành luật của Đức Giáo Hoàng từ thế kỷ 12. sau Chúa giáng sinh.
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16 đã có suy niện về hình ảnh rửa chân mà Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện xưa kia:
„ Thiên Chúa từ trời cao đi xuống trần gian, và trở thành một người tôi tớ. Ngài rửa chân chúng ta, để chúng ta có thể ngồi chung bàn với Ngài. Điều này nói lên toàn thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô. Điều này cắt nghĩa làm sáng tỏ ơn cứu chuộc.
Bể hay chậu nước trong đó chúng ta được tẩy rửa là tình yêu của ngài, mà ngài đã sẵn sàng chịu đựng dấn thân trong sự tử nạn. Chỉ có tình yêu mới có sức mạnh biến đổi sự không thanh sạch của chúng ta, và nâng cao cho lên tới sự cao cả của Thiên Chúa.
Bể hay chậu nước tẩy rửa chúng ta chính là ngài, Đấng đã hoàn toàn tự mình dấn thân hy sinh sâu thẳm trong đau khổ và trong sự chết.
Luôn luôn ngài thể hiện tình yêu tẩy rửa chúng ta trong các Bí Tích Rửa tội và giải tội,
Ngài luôn luôn qùy gối xuống trước chân chúng ta và thực hiện phần vụ của người tôi tớ, công việc phục vụ. Tình yêu của ngài bao la vô hạn, trải rộng ra tới mức hoàn thành trọn vẹn. (Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., Thứ Năm tuần Thánh 13.04.2006)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long