Thánh Giu-Se, Người Cha Trong Bóng Tối
Điểm cuối cùng Đức Thánh Cha Phan-xi-cô miêu tả thánh Giu-se là người cha trong bóng tối. Hay như Jan Dobraczyński, nhà văn Ba-lan mô tả về cuộc đời thánh Giu-se trong tác phẩm của mình với tựa đề “Hình bóng của Chúa Cha”.
Giảng trong thánh lễ vào sáng Thứ Hai 18-12-2017 tại nguyện đường thánh Mác-ta, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói : “Thánh Giu-se chính là người cha mà người ta có thể ví ngài như con chim tu hú bị sa vào lưới. Ngài cảm thấy quá nghi ngờ người vợ của mình, vì bà đã mang thai trong khi ngài chưa hề đụng chạm gì tới bà”.
Thánh Giu-se lúc ấy rất “nghi nan”, “khổ sầu” và “đớn đau”, những người chung quanh chỉ tay vào ngài và vợ ngài, vì cái thai của bà càng ngày càng lớn. Thánh Giu-se “không hiểu” nhưng biết rằng, Đức Ma-ri-a là “một phụ nữ của Thiên Chúa” và bào thai bà cưu mang, đến “từ Chúa Thánh Thần”. Ngài đã tin và tuân phục, đồng thời nhận về cho mình tư cách làm cha, mà tư cách đó không đến từ mình, nhưng là đến “từ Thiên Chúa Cha” với tất cả những gì thuộc về tư cách ấy. Điều này không thể diễn tả bằng lời được. Trong Tin Mừng, người ta không hề nghe được bất cứ một lời nào của thánh Giu-se. Ngài là con người thinh lặng, vâng phục trong thinh lặng. Rõ ràng, ngài trở nên cha Chúa Giê-su trong đêm tối và là hình bóng của Cha trên trời.
Hình bóng của Chúa Cha
Nói thánh Giu-se là người cha trong bóng tối, hình bóng của Chúa Cha, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô viết : “Chúng ta không sinh ra là cha, nhưng trở thành người cha. Một người không trở thành cha đơn giản chỉ vì sinh ra một đứa con, nhưng vì đảm nhận trách nhiệm chăm sóc đứa con ấy. Bất cứ khi nào một người nhận trách nhiệm về cuộc sống của một người khác, thì một cách nào đó, họ trở thành cha của người ấy” (x. Patris Corde, số 7).
Dù thánh Giu-se không sinh ra Chúa Giê-su, nhưng ngài là cha nuôi Con Đức Chúa Trời, hằng lo lắng che chở Đức Chúa Giê-su liên, Chúa Cha đã đặt ngài làm chủ gia đình Chúa. Thiên chức thật cao cả, nhưng thánh Giu-se luôn ý thức mình là tôi tớ. Ngài tìm được danh dự và hạnh phúc không chỉ ở sự hy sinh bản thân mà ở sự tự hiến.
Thánh Giu-se không chỉ là người đứng thứ hai hay chỉ là người hỗ trợ chăm sóc Chúa Giê-su. Chính ngài là nguồn lực tốt nhất giúp cho sự phát triển khởi đầu của Chúa Giê-su, ngài là cha Chúa Giê-su trong những năm tháng đầu đời, bằng tình thương yêu, sự bảo vệ, cùng chơi đùa với con, nói chuyện với con, cùng con làm những việc đơn giản, hỗ trợ dinh dưỡng cho con, chắc chắn giúp con học Kinh Thánh, văn hóa, lao động và đương nhiên học làm người.
Khi thánh Giu-se dậy cho Chúa Giê-su nói tiếng “bố ơi, cha ơi” với Cha của Người, Đấng mà thánh Giu-se biết đó là Thiên Chúa, thì thánh Giu-se cũng đã thực hiện điều đó thông qua cuộc sống và chứng tá của mình; ngài là người bảo vệ, người mang tư cách làm cha, nhưng không nhận về cho bản thân mình bất cứ điều gì. Ngoài việc gắn kết tình cảm cha con, thánh Giu-se còn giúp Chúa Giê-su phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trở thành người trưởng thành về nhân bản cũng như tri thức. Trong cuộc đời của Chúa Giê-su, không thể thiếu bóng lưng âm thầm của người cha Giu-se.
Giáo Hội cần người cha như thánh Giu-se
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô viết tiếp : “Hội Thánh cũng cần có những người cha. Lời thánh Phao-lô nói với các tín hữu Cô-rinh-tô vẫn còn hợp thời : “Dù anh em có vô số người hướng dẫn trong Đức Ki-tô, nhưng anh em không có nhiều người cha đâu” (1Cr 4,15). Mỗi linh mục hay giám mục đều có thể nói thêm, cùng với vị tông đồ rằng : “Tôi đã trở thành cha của anh em trong Chúa Giê-su Ki-tô nhờ Phúc Âm” (1Cr 4,15). Thánh Phao-lô cũng nói tương tự như vậy với các tín hữu Ga-lát : “Hỡi các con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Ki-tô được thành hình nơi anh em” (Gl 4,19).
Làm cha có nghĩa là đưa con cái đến với cuộc sống và với thực tế. Không giữ chúng lại, không sở hữu chúng; mà là giúp cho chúng có khả năng tự quyết định, tận hưởng tự do và khám phá những khả năng mới. Có lẽ vì thế mà ngoài danh hiệu cha, truyền thống còn gọi thánh Giu-se là đấng “cực thanh cực tịnh”. Dù là cha là chồng, nhưng thánh Giu-se không chiếm hữu Chúa Giê-su và Đức Ma-ri--a.
Xã hội cần người cha như thánh Giu-se
Trẻ em ngày nay dường như mồ côi cha, vì con người ích kỷ sống cho cá nhân mình, không quan tâm đến tha nhân, không dám nhận trách nhiệm, và không đón nhận anh em.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói đến nhu cầu của thế giới ngày nay đang cần những người cha như thánh Giu-se, chứ không chấp nhận những bạo chúa, những kẻ hà hiếp người khác như một phương tiện để bù đắp cho nhu cầu của chính họ. Đức Thánh Cha mời gọi tất cả những người cha, dù kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh, cần phải có niềm vui và tình yêu (x. Patris Corde, số 7).
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô khuyên chúng ta nên giống như thánh Giu-se là cái bóng của Cha trên trời, Đấng “làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành, và làm mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Và là cái bóng bước theo Con của Ngài” (x. Patris Corde, số 7). Thì hãy làm cha đừng chiếm hữu, đó là “dấu chỉ” hướng đến một tình phụ tử lớn hơn.
Xin cha thánh Giu-se cầu thay nguyện giúp cho chúng con.
Điểm cuối cùng Đức Thánh Cha Phan-xi-cô miêu tả thánh Giu-se là người cha trong bóng tối. Hay như Jan Dobraczyński, nhà văn Ba-lan mô tả về cuộc đời thánh Giu-se trong tác phẩm của mình với tựa đề “Hình bóng của Chúa Cha”.
Giảng trong thánh lễ vào sáng Thứ Hai 18-12-2017 tại nguyện đường thánh Mác-ta, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói : “Thánh Giu-se chính là người cha mà người ta có thể ví ngài như con chim tu hú bị sa vào lưới. Ngài cảm thấy quá nghi ngờ người vợ của mình, vì bà đã mang thai trong khi ngài chưa hề đụng chạm gì tới bà”.
Thánh Giu-se lúc ấy rất “nghi nan”, “khổ sầu” và “đớn đau”, những người chung quanh chỉ tay vào ngài và vợ ngài, vì cái thai của bà càng ngày càng lớn. Thánh Giu-se “không hiểu” nhưng biết rằng, Đức Ma-ri-a là “một phụ nữ của Thiên Chúa” và bào thai bà cưu mang, đến “từ Chúa Thánh Thần”. Ngài đã tin và tuân phục, đồng thời nhận về cho mình tư cách làm cha, mà tư cách đó không đến từ mình, nhưng là đến “từ Thiên Chúa Cha” với tất cả những gì thuộc về tư cách ấy. Điều này không thể diễn tả bằng lời được. Trong Tin Mừng, người ta không hề nghe được bất cứ một lời nào của thánh Giu-se. Ngài là con người thinh lặng, vâng phục trong thinh lặng. Rõ ràng, ngài trở nên cha Chúa Giê-su trong đêm tối và là hình bóng của Cha trên trời.
Hình bóng của Chúa Cha
Nói thánh Giu-se là người cha trong bóng tối, hình bóng của Chúa Cha, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô viết : “Chúng ta không sinh ra là cha, nhưng trở thành người cha. Một người không trở thành cha đơn giản chỉ vì sinh ra một đứa con, nhưng vì đảm nhận trách nhiệm chăm sóc đứa con ấy. Bất cứ khi nào một người nhận trách nhiệm về cuộc sống của một người khác, thì một cách nào đó, họ trở thành cha của người ấy” (x. Patris Corde, số 7).
Dù thánh Giu-se không sinh ra Chúa Giê-su, nhưng ngài là cha nuôi Con Đức Chúa Trời, hằng lo lắng che chở Đức Chúa Giê-su liên, Chúa Cha đã đặt ngài làm chủ gia đình Chúa. Thiên chức thật cao cả, nhưng thánh Giu-se luôn ý thức mình là tôi tớ. Ngài tìm được danh dự và hạnh phúc không chỉ ở sự hy sinh bản thân mà ở sự tự hiến.
Thánh Giu-se không chỉ là người đứng thứ hai hay chỉ là người hỗ trợ chăm sóc Chúa Giê-su. Chính ngài là nguồn lực tốt nhất giúp cho sự phát triển khởi đầu của Chúa Giê-su, ngài là cha Chúa Giê-su trong những năm tháng đầu đời, bằng tình thương yêu, sự bảo vệ, cùng chơi đùa với con, nói chuyện với con, cùng con làm những việc đơn giản, hỗ trợ dinh dưỡng cho con, chắc chắn giúp con học Kinh Thánh, văn hóa, lao động và đương nhiên học làm người.
Khi thánh Giu-se dậy cho Chúa Giê-su nói tiếng “bố ơi, cha ơi” với Cha của Người, Đấng mà thánh Giu-se biết đó là Thiên Chúa, thì thánh Giu-se cũng đã thực hiện điều đó thông qua cuộc sống và chứng tá của mình; ngài là người bảo vệ, người mang tư cách làm cha, nhưng không nhận về cho bản thân mình bất cứ điều gì. Ngoài việc gắn kết tình cảm cha con, thánh Giu-se còn giúp Chúa Giê-su phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trở thành người trưởng thành về nhân bản cũng như tri thức. Trong cuộc đời của Chúa Giê-su, không thể thiếu bóng lưng âm thầm của người cha Giu-se.
Giáo Hội cần người cha như thánh Giu-se
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô viết tiếp : “Hội Thánh cũng cần có những người cha. Lời thánh Phao-lô nói với các tín hữu Cô-rinh-tô vẫn còn hợp thời : “Dù anh em có vô số người hướng dẫn trong Đức Ki-tô, nhưng anh em không có nhiều người cha đâu” (1Cr 4,15). Mỗi linh mục hay giám mục đều có thể nói thêm, cùng với vị tông đồ rằng : “Tôi đã trở thành cha của anh em trong Chúa Giê-su Ki-tô nhờ Phúc Âm” (1Cr 4,15). Thánh Phao-lô cũng nói tương tự như vậy với các tín hữu Ga-lát : “Hỡi các con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Ki-tô được thành hình nơi anh em” (Gl 4,19).
Làm cha có nghĩa là đưa con cái đến với cuộc sống và với thực tế. Không giữ chúng lại, không sở hữu chúng; mà là giúp cho chúng có khả năng tự quyết định, tận hưởng tự do và khám phá những khả năng mới. Có lẽ vì thế mà ngoài danh hiệu cha, truyền thống còn gọi thánh Giu-se là đấng “cực thanh cực tịnh”. Dù là cha là chồng, nhưng thánh Giu-se không chiếm hữu Chúa Giê-su và Đức Ma-ri--a.
Xã hội cần người cha như thánh Giu-se
Trẻ em ngày nay dường như mồ côi cha, vì con người ích kỷ sống cho cá nhân mình, không quan tâm đến tha nhân, không dám nhận trách nhiệm, và không đón nhận anh em.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói đến nhu cầu của thế giới ngày nay đang cần những người cha như thánh Giu-se, chứ không chấp nhận những bạo chúa, những kẻ hà hiếp người khác như một phương tiện để bù đắp cho nhu cầu của chính họ. Đức Thánh Cha mời gọi tất cả những người cha, dù kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh, cần phải có niềm vui và tình yêu (x. Patris Corde, số 7).
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô khuyên chúng ta nên giống như thánh Giu-se là cái bóng của Cha trên trời, Đấng “làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như người lành, và làm mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Và là cái bóng bước theo Con của Ngài” (x. Patris Corde, số 7). Thì hãy làm cha đừng chiếm hữu, đó là “dấu chỉ” hướng đến một tình phụ tử lớn hơn.
Xin cha thánh Giu-se cầu thay nguyện giúp cho chúng con.