Hình ảnh người phụ nữ trong đời sống
Hằng năm thế giới dành ngày 08. Tháng Ba để vinh danh tưởng nhớ đến các người phụ nữ: Ngày phụ nữ thế giới!
Không biết loài thú vật có biết mẹ mình thuộc phái giống tính phụ nữ không. Nhưng con người khi lớn lên, ai cũng biết mẹ mình, các chị em gái là phụ nữ.
Kính trọng yêu mến, nhưng hầu như không mấy khi có thắc mắc về người phụ nữ. Vì chúng ta yêu mến mẹ mình là đủ rồi.
Nhưng trong dòng văn chương triết học, thần học, khoa học, xã hội, dẫu vậy cũng vẫn có những suy nghĩ bàn luận suy tư về họ.
1. Ðất mẹ
Trong dân gian chúng ta thường nói: quê cha, nhưng đất mẹ. Ðó là tâm tình của con người. Tâm tình này không xa lạ.
Kinh thánh diễn tả về đời sống con người từ lúc bắt đầu tới ngày sau cùng cũng như thế:„Từ bụi đất con đã được tạo thành và sau cùng con sẽ trở về với đất bụi!“(St 3,19 ).
Ðất mẹ là cái nôi sự sống. Duy chỉ người phụ nữ giữ vai trò và có khả năng sinh con. Họ là mẹ của sự sống. Thiên nhiên đã tạo dựng nên như thế ( St 3,20). Và như vậy ăn khớp đúng với suy nghĩ của con người: người phụ nữ được biểu hiệu là đất. Không ai từ xưa nay trồng cây cối, gieo lúa mạ trên sắt thép, gỗ đá xi măng bao giờ. Nhưng nhất thiết phải trên nền đất.
Ðất không do con người chế tạo làm ra. Nhưng do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình sáng tạo ngay từ khởi đầu vào ngày sáng tạo thứ ba. Và Ngài cũng trao cho đất nhiệm vụ truyền sinh cùng nuôi dưỡng sự sống: „ Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là „đất“.... Ðất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống và cây trên mặt đất có trái...“ ( St 1,10-11).
Không dám qủa quyết „cung lòng hay thân thể người phụ nữ“ là một mảnh vườn thửa đất. Nhưng hình ảnh so sánh này nói lên điều gì căn bản, cùng sự thịnh vượng tươi tốt cho sự phát triển trong đời sống.
Trong ý tưởng tâm tình truyền sinh đó, bên Phi châu có câu ngạn ngữ: „ Qua người phụ nữ con người đi vào lòng thế giới. Qua người phụ nữ, con người trở về lòng thế giới bên kia!“.
Theo cung cách phân tích khoa học ngày nay, vai trò người phụ nữ mang bản chất truyền sinh, giữ vai trò trọng yếu trong đời sống xã hội, được diễn tả: „ Vấn đề dân số tăng giảm của một xã hội không hệ tại ở số người đàn ông, nhưng hệ tại ở số người phụ nữ“ ( Frank Schirrmacher, Minimum, München Blessing 2006, tr. 145).
2. Vai trò Phụ nữ trong niềm tin tôn giáo
Người phụ nữ, cũng như bao tạo vật khác, được Thiên Chúa dựng nên trong xã hội loài người trên trần gian. Không phải họ chỉ có chức năng sinh con cùng nuôi dưỡng con cái. Nhưng họ còn được Thiên Chúa phú bẩm ban cho những khả năng sống làm người cao qúi khác hơn nữa.
Không biết qủa quyết nói người phụ nữ có nhiều tâm tình tôn giáo có đúng không.
Nhưng thực tế đời sống trong mỗi gia đình đều nói lên: người mẹ lo lắng rất nhiều việc giáo dục con cái cháu chắt. Trẻ em, bạn trẻ biết đọc cầu kinh cầu nguyện, biết sống thế nào là lễ phép, tập thói quen tốt, học hành chữ nghĩa ABC, thế nào là sống bác ái tình người...hầu như do mẹ, do bà nội hay bà ngoại chỉ bảo dạy cho, ngay từ thuở còn thơ bé cũng như lúc đã khôn lớn.
Trong nhiều niềm tin tôn giáo người phụ nữ được ca ngợi có đặc sủng – Charisma- đặc biệt như nữ tiên tri Mirjam, Debora, Hanna, Ruth.
Người Polynesier tôn thờ người mẹ như thần thánh. Theo họ đất mẹ gần con người hơn trời cao. Ðất mẹ che chở, nuôi dưỡng và chữa lành con cái. Vì thế, trong nhiều nền văn hóa, người ta đặt người bệnh, người qua đời và người sinh con nằm trên đất.
Kính trọng tôn thờ đất mẹ, nên người Indianer từ chối cày bừa đất. Vì họ cho rằng, nếu cày bừa đất mẹ, chẳng khác gì đem dao rạch mổ bụng mẹ!
Người Igbo bên xứ Nigeria đặt Ðất (Ala) lên hàng đầu của các thần thánh. Hình ảnh Ðất là thần thánh không thể thiếu trong đời sống ở mỗi làng mạc.
Nhiều nơi còn cho người Mẹ thần thánh là một người, như bên Ấn Ðộ gọi là nữ thần Kali. Thành phố Kalkutta được đặt tên theo truyền thống tên niềm tin này. ( TRE 11, Berlin, New York 1983, tr. 421, số 30, 3.2).
Thánh Terexa thành Calcutta, đến cư ngụ sống làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa con người qua cách sống hy sinh chan chứa bác áí tình người ở thành phố người mẹ thần thánh Kali cho tới lúc qua đời, được cả thế giới kính trọng tôn vinh là Mẹ.
Trong Kinh Thánh Tân ước, Chúa Giêsu không phân biệt nam hay nữ. Người kêu gọi họ tất cả hãy đến cùng Ngài ( Mt 11,28).
Trong số những người tin theo Ngài làm môn đệ có cả những người phụ nữ như Maria Madalena, Maria mẹ các ông Giacobe, bà Salome. ( Mc 15,40-41)
Giảng giải cắt nghĩa về Nước Thiên Chúa, về khung cảnh đời sống, Chúa Giêsu dùng hình ảnh người phụ nữ làm bếp nấu ăn ( Mt13,33), hình ảnh mười cô phụ nữ cầm đèn đi đón chú rể ( Mt 25, 1-12), người phụ nữ thắp đèn quyét nhà tìm đồng tiền bị mất ( Lc 15,,8), ông quan tòa và người phụ nữ. ( Lc 18,1-8)
Bênh vực ca ngợi lòng đạo đức tốt lành và thành tâm của phụ nữ, qua hình ảnh một người phụ nữ góa bụa nghèo túng bỏ đồng tiền cuối cùng của mình dâng cúng vào đền thờ. ( Mc 12, 41-44)
Không xa lánh, nhưng Chúa Giêsu đến gặp gỡ chữa bệnh cho bà mẹ ông Phero (Mc 1,29). Chữa bệnh cho người phụ nữ bị bệnh băng huyết kinh niên, và cho cô bé gái đã chết được khỏi bệnh sống lại. ( Mc 5, 25-42).
Chúa Giêsu không xa tránh người phụ nữ mang tiếng là người có đời sống tội lỗi hoang đàng, hay bị thất bại dở dang trong chuyện tình yêu gia đình. Trái lại Ngài tiếp xúc nói truyện với họ, tìm cách nâng cao nhân phẩm gía trị người phụ nữ, muốn mời gọi họ trở về với đời sống tốt lành làm người, và qua đó muốn xóa bỏ thái độ thù nghịch của luật lệ thời bấy giờ. (Lc 7,37-50- Ga 4, 7-27).
Nâng cao nhân phẩm và bảo vệ người phụ nữ là sứ điệp quan trọng trong giáo huấn của Chúa Giêsu: „ Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người có nam và có nữ. Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình. Cả hai sẽ thành một xương một thịt....Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly. Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình. Ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình.“ ( Mc 10, 6-12; Mt 19, 1-9).
Chúa Giêsu lập Hội Thánh Công Giáo trên nền tảng 12 Tông đồ, những người đàn ông. Nhưng ngay từ ngày sinh nhật đầu tiên của Hội Thánh Công Giáo, các người phụ nữ cùng với Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, đã có mặt cùng đón nhận ân đức Chúa Thánh Thần. Và trong các buổi tập họp cầu nguyện thuở ban đầu, luôn luôn có mặt những người phụ nữ đạo đức cùng cầu nguyện sống đức tin giữa dòng đời. ( Cv 1, 14; 12,1-17)
Bà Tabitha, một phụ nữ đạo đức sống cuộc đời làm việc bác ái giúp người khác đóng góp đắc lực vào việc truyền giáo. ( Cv 9, 36-43). Bà Poritkila là một trong những giáo lý viên thời Hội Thánh lúc ban đầu. ( Cv 18,26)
Thánh Phaolô đã giới thiệu với giáo đoàn Kenkhore chị Phebe là nữ trợ tá cho Gíao đoàn này trong công việc truyền giáo lòng đạo đức và Diakonia ( trợ giúp bác ái).( Rm 16,1...)
3. Ðức tính người phụ nữ
Frank Schirrmacher ( Minimum, München 2006) đã đưa ra một vài nhận xét dựa trên những quan sát khảo nghiệm khoa học xã hội về vai trò người phụ nữ trong đời sống như sau:
- Người phụ nữ chịu đựng thời tiết lạnh, đói khát và có sức dẻo dai rất tốt. Họ có khả năng tạo ra sự tin tưởng và tình con người bạn bè, ngay cả nơi trách nhiệm bổn phận gia đình bị thiếu vắng.
- Người phụ nữ có óc tổ chức mạng lưới xã hội và làm sinh động mối dây ràng buộc xã hội lại, tạo nên sự tin tưởng, và đem lại sự bảo vệ không những cho người thân thuộc mà cả nơi những người xa lạ.
- Trong đời sống gia đình người mẹ là trung tâm. Người Mẹ cảm thấy mình có bổn phận trách nhiệm lo cho gia đình được tiếp tục phát triển tồn tại, nhất là trong hoàn cảnh gặp khủng hoảng.
- Nơi nào xã hội đang xuống dốc, như thiếu sự liên đới xã hội, sự nhậy cảm, sự hợp nhất liên lạc với nhau, sự cố gắng hy sinh, người phụ nữ có những khả năng đó. Và họ có thể giúp đời sống xã hội sinh động trở lại.
- Theo kết qủa của các cuộc thăm dò khảo nghiệm 50 năm vừa qua, người phụ nữ giữ vai trò chìa khóa trọng yếu giữ cho gia đình được đứng vững tồn tại, vào việc xây dựng cũng như làm vững chắc mạng lưới tình bạn bè con người. Ðiều này càng ngày càng trở nên quan trọng trong tương lai, một khi nó thay vào chỗ nếp sống gia đình theo truyền thống.
- Người phụ nữ có năng khiếu về ngôn ngữ. Nhờ năng khiếu năng này họ gần gũi với mọi người. Em bé gái biết nói sớm hơn một tháng trước em bé trai cùng trang lứa. Phụ nữ có trí nhớ về ngôn ngữ khá hơn đàn ông, dù khi họ đã cao niên. Phụ nữ dễ dàng gợi nói chuyện bàn thảo. Khả năng này giúp họ dễ dàng làm quen thân dấn thân vào sự liên đới trong xã hội, và cũng dễ dàng làm dịu bớt những căng thẳng trong đời sống.
- Tóm lại phụ nữ đóng vai trò ở ngay trung tâm của đời sống xã hội: họ sẽ được cần dùng đến khẩn thiết như nguồn lao động tay nghề cao cấp, họ là những người mẹ, người bà trong mọi gia đình nền tảng của xã hội, họ được xã hội mang ơn. Vì khả năng hội nhập xã hội của họ sẽ điền vào chỗ trống trong lao động của xã hội đang trên đà thiếu người và đang dần thu nhỏ hẹp lại. (xx. tr. 132 – tr.141)
Người phụ nữ được Tạo hóa phú bẩm khả năng sinh con làm mẹ. Nên họ nhậy cảm với sự đói khổ thiếu thốn, đời sống sạch sẽ vệ sinh của đời sống rất mạnh.
Họ gần gũi với đời sống. Nên cảm thấy trực tiếp nhanh chóng và sâu xa những gì cần cho đời sống.
Họ yêu mến sự sống và có nhiều cảm gíác nghiêng về đó, mhất là sự đẹp, sự tinh vi.
Họ có khả năng thích ứng tốt, và mềm dẻo rộng rãi. Nên cuộc sống của họ thanh thản có nhiều biến đổi.
Lòng hy sinh của người phụ nữ không thể phân chia tách rời. Nó bền bỉ, và trung thành. Công việc họ làm hướng về con người nhiều hơn quy về sự việc. Tình cảm nơi họ đóng vai trò quan trọng hơn lý trí, trái tim hơn lý luận, sự tốt lành hơn sự thật, thói quen hơn luật lệ, điều cụ thể có thể hiểu xem được hơn điều trừu tượng.
4. Người phụ nữ Maria, mẹ Thiên Chúa
Xưa nay trong Giáo hội ở khắp mọi nơi, lòng sùng kính Đức Mẹ Maria ăn rễ sâu trong đời sống niềm tin Công Giáo. Ðức Mẹ Maria là ngôi sao sáng phản chiếu ánh sáng từ Thiên Chúa, và gương đời sống Đức Mẹ Maria chỉ đường cho tâm hồn con người đi hướng về Ngài, Ðấng là nguồn sự sống, nguồn ánh sáng niềm tin cho con người.
Ðức thánh cha Benedicto thứ 16. trong Gott und die Welt, ein Gespräch mit Peter Seewald, Knaur Taschenbuch Verlag. München 2005- suy tư mẫu gương Đức Mẹ Maria nói lên sự gần gũi của Thiên Chúa. Vì Ðức Mẹ Maria là người mẹ của Chúa Giêsu. (tr. 318)
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria trong Giáo hội đánh động tâm hồn con người cách đặc biệt. Ðánh động tâm hồn người phụ nữ. Vì họ cảm thấy được Đức Mẹ hiểu biết và gần gũi với mình. Ðánh động tâm hồn người đàn ông không mất lòng hướng về người mẹ và sự thanh khiết của người phụ nữ...Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria trong Giáo Hội Công Giáo không là gánh nặng. Nhưng là lòng tin tưởng, và sự trợ giúp an ủi cho đời sống hằng ngày. ( tr. 322).
Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng niềm tin: Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu đã làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria.
Chúng ta ai cũng trải qua thời gian thành hình sự sống trong cung lòng mẹ mình chín tháng. Sau khi ra đời những ba năm đầu tuổi thơ ấu lệ thuộc hoàn toàn vào tình thương yêu nuôi dưỡng săn sóc của mẹ. Rồi cả cuộc đời lúc nào tình thương yêu và sự giáo dục nhân bản cũng như niềm tin tôn giáo của mẹ vẫn hằng theo sát đời người con.
Chúa nhật ngày 07.03.2021 Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm thành phố Mossul bên Irak, nơi từ 2014-2017 bị phiến quân Hồi giáo IS chiếm đóng tàn phá, hành hung bắt cóc muốn xóa bỏ ảnh hưởng nền đạo Kitô giáo ở đây. Điều này khiến người dân nhất là những tín hữu Kitô giáo phải trốn bỏ quê hương đi tỵ nạn lẩn trốn.
Nhưng giữa cơn chao đảo thảm họa khốn cùng đó, một người phụ nữ, Sơ Autour đã sống can đảm dấn thân làm chứng cho tình bác ái chúa Kitô giúp con người. Và Đức Thánh Cha dịp này đã có lời tâm tình cám ơn đầy cảm động hướng về Sơ Autour :
„ Sơ Autour qúi mến,
Sơ đã tường thuật kể cho chúng tôi về biến cố những gia đình Kitô giáo bị bắt buộc phải di tản ra khỏi nhà của họ. Thảm họa đau buồn tang thương khủng khiếp phải di tản đi trốn của những người tín hữu Chúa Kitô nơi đây và trong toàn thể cùng Cận Đông không chỉ là một sự mất mát thiệt hại không thể đo lường được, nhưng còn cho cả chính cộng đồng xã hội, mà dấu vết còn để lại sau lưng.
Qủa vậy, khía cạnh văn hóa cùng tôn giáo như cánh chim giúp đời sống về nhiều phương diện vươn lên, cùng làm giầu. Bây giờ qua sự mất mát của mỗi thành phần khiến đời sống bị yếu kém đi, và bị thu nhỏ hẹp lạ.
Như nơi một tấm thảm được đan bện chất chứa tràn đầy nghệ thuật, nhưng nếu một sợi chỉ vải của nó bị rút xé ra, khiến làm cho toàn thể tấm thảm bị thiệt hại loang lổ phá vỡ nét đẹp nghệ thuật.
Sơ đã thuật lại cho chúng tôi kinh nghiệm đau buồn thê lương bị khủng bố bắt cóc dẫn độ. Dẩu vậy vẫn còn hoàn cảnh như có thể giữ vững đức tin vào Thiên Chúa, vào nhân phẩm, sự tôn trọng đồng đểu cho tất cả những trẻ em.
Xin cám ơn Sơ trong qúa khứ mới xảy diễn ra đây thôi, đã đốt thắp lên ngọn lửa chiếu sáng. Ngọn lửa chứng nhân đó chỉ cho chúng tôi, vẫn có thể gây nuôi niềm hy vọng vào sự hòa giải và vào một nếp sống mới. „( Lời chào mừng của Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm thánh phố Mossul, Chúa nhật 07.03., - kath.net 07.03.2021).
Không còn lời nào cảm động cùng chân thành hơn nữa để vinh danh một người phụ nữ với nếp sống can đảm tràn đầy niềm tin vào Thiên Chúa, và quảng đại chan chứa tình yêu thương dấn thân cho con người!
Ngày phụ nữ thế giới 08.03.2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm thế giới dành ngày 08. Tháng Ba để vinh danh tưởng nhớ đến các người phụ nữ: Ngày phụ nữ thế giới!
Không biết loài thú vật có biết mẹ mình thuộc phái giống tính phụ nữ không. Nhưng con người khi lớn lên, ai cũng biết mẹ mình, các chị em gái là phụ nữ.
Kính trọng yêu mến, nhưng hầu như không mấy khi có thắc mắc về người phụ nữ. Vì chúng ta yêu mến mẹ mình là đủ rồi.
Nhưng trong dòng văn chương triết học, thần học, khoa học, xã hội, dẫu vậy cũng vẫn có những suy nghĩ bàn luận suy tư về họ.
1. Ðất mẹ
Trong dân gian chúng ta thường nói: quê cha, nhưng đất mẹ. Ðó là tâm tình của con người. Tâm tình này không xa lạ.
Kinh thánh diễn tả về đời sống con người từ lúc bắt đầu tới ngày sau cùng cũng như thế:„Từ bụi đất con đã được tạo thành và sau cùng con sẽ trở về với đất bụi!“(St 3,19 ).
Ðất mẹ là cái nôi sự sống. Duy chỉ người phụ nữ giữ vai trò và có khả năng sinh con. Họ là mẹ của sự sống. Thiên nhiên đã tạo dựng nên như thế ( St 3,20). Và như vậy ăn khớp đúng với suy nghĩ của con người: người phụ nữ được biểu hiệu là đất. Không ai từ xưa nay trồng cây cối, gieo lúa mạ trên sắt thép, gỗ đá xi măng bao giờ. Nhưng nhất thiết phải trên nền đất.
Ðất không do con người chế tạo làm ra. Nhưng do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình sáng tạo ngay từ khởi đầu vào ngày sáng tạo thứ ba. Và Ngài cũng trao cho đất nhiệm vụ truyền sinh cùng nuôi dưỡng sự sống: „ Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là „đất“.... Ðất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống và cây trên mặt đất có trái...“ ( St 1,10-11).
Không dám qủa quyết „cung lòng hay thân thể người phụ nữ“ là một mảnh vườn thửa đất. Nhưng hình ảnh so sánh này nói lên điều gì căn bản, cùng sự thịnh vượng tươi tốt cho sự phát triển trong đời sống.
Trong ý tưởng tâm tình truyền sinh đó, bên Phi châu có câu ngạn ngữ: „ Qua người phụ nữ con người đi vào lòng thế giới. Qua người phụ nữ, con người trở về lòng thế giới bên kia!“.
Theo cung cách phân tích khoa học ngày nay, vai trò người phụ nữ mang bản chất truyền sinh, giữ vai trò trọng yếu trong đời sống xã hội, được diễn tả: „ Vấn đề dân số tăng giảm của một xã hội không hệ tại ở số người đàn ông, nhưng hệ tại ở số người phụ nữ“ ( Frank Schirrmacher, Minimum, München Blessing 2006, tr. 145).
2. Vai trò Phụ nữ trong niềm tin tôn giáo
Người phụ nữ, cũng như bao tạo vật khác, được Thiên Chúa dựng nên trong xã hội loài người trên trần gian. Không phải họ chỉ có chức năng sinh con cùng nuôi dưỡng con cái. Nhưng họ còn được Thiên Chúa phú bẩm ban cho những khả năng sống làm người cao qúi khác hơn nữa.
Không biết qủa quyết nói người phụ nữ có nhiều tâm tình tôn giáo có đúng không.
Nhưng thực tế đời sống trong mỗi gia đình đều nói lên: người mẹ lo lắng rất nhiều việc giáo dục con cái cháu chắt. Trẻ em, bạn trẻ biết đọc cầu kinh cầu nguyện, biết sống thế nào là lễ phép, tập thói quen tốt, học hành chữ nghĩa ABC, thế nào là sống bác ái tình người...hầu như do mẹ, do bà nội hay bà ngoại chỉ bảo dạy cho, ngay từ thuở còn thơ bé cũng như lúc đã khôn lớn.
Trong nhiều niềm tin tôn giáo người phụ nữ được ca ngợi có đặc sủng – Charisma- đặc biệt như nữ tiên tri Mirjam, Debora, Hanna, Ruth.
Người Polynesier tôn thờ người mẹ như thần thánh. Theo họ đất mẹ gần con người hơn trời cao. Ðất mẹ che chở, nuôi dưỡng và chữa lành con cái. Vì thế, trong nhiều nền văn hóa, người ta đặt người bệnh, người qua đời và người sinh con nằm trên đất.
Kính trọng tôn thờ đất mẹ, nên người Indianer từ chối cày bừa đất. Vì họ cho rằng, nếu cày bừa đất mẹ, chẳng khác gì đem dao rạch mổ bụng mẹ!
Người Igbo bên xứ Nigeria đặt Ðất (Ala) lên hàng đầu của các thần thánh. Hình ảnh Ðất là thần thánh không thể thiếu trong đời sống ở mỗi làng mạc.
Nhiều nơi còn cho người Mẹ thần thánh là một người, như bên Ấn Ðộ gọi là nữ thần Kali. Thành phố Kalkutta được đặt tên theo truyền thống tên niềm tin này. ( TRE 11, Berlin, New York 1983, tr. 421, số 30, 3.2).
Thánh Terexa thành Calcutta, đến cư ngụ sống làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa con người qua cách sống hy sinh chan chứa bác áí tình người ở thành phố người mẹ thần thánh Kali cho tới lúc qua đời, được cả thế giới kính trọng tôn vinh là Mẹ.
Trong Kinh Thánh Tân ước, Chúa Giêsu không phân biệt nam hay nữ. Người kêu gọi họ tất cả hãy đến cùng Ngài ( Mt 11,28).
Trong số những người tin theo Ngài làm môn đệ có cả những người phụ nữ như Maria Madalena, Maria mẹ các ông Giacobe, bà Salome. ( Mc 15,40-41)
Giảng giải cắt nghĩa về Nước Thiên Chúa, về khung cảnh đời sống, Chúa Giêsu dùng hình ảnh người phụ nữ làm bếp nấu ăn ( Mt13,33), hình ảnh mười cô phụ nữ cầm đèn đi đón chú rể ( Mt 25, 1-12), người phụ nữ thắp đèn quyét nhà tìm đồng tiền bị mất ( Lc 15,,8), ông quan tòa và người phụ nữ. ( Lc 18,1-8)
Bênh vực ca ngợi lòng đạo đức tốt lành và thành tâm của phụ nữ, qua hình ảnh một người phụ nữ góa bụa nghèo túng bỏ đồng tiền cuối cùng của mình dâng cúng vào đền thờ. ( Mc 12, 41-44)
Không xa lánh, nhưng Chúa Giêsu đến gặp gỡ chữa bệnh cho bà mẹ ông Phero (Mc 1,29). Chữa bệnh cho người phụ nữ bị bệnh băng huyết kinh niên, và cho cô bé gái đã chết được khỏi bệnh sống lại. ( Mc 5, 25-42).
Chúa Giêsu không xa tránh người phụ nữ mang tiếng là người có đời sống tội lỗi hoang đàng, hay bị thất bại dở dang trong chuyện tình yêu gia đình. Trái lại Ngài tiếp xúc nói truyện với họ, tìm cách nâng cao nhân phẩm gía trị người phụ nữ, muốn mời gọi họ trở về với đời sống tốt lành làm người, và qua đó muốn xóa bỏ thái độ thù nghịch của luật lệ thời bấy giờ. (Lc 7,37-50- Ga 4, 7-27).
Nâng cao nhân phẩm và bảo vệ người phụ nữ là sứ điệp quan trọng trong giáo huấn của Chúa Giêsu: „ Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người có nam và có nữ. Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình. Cả hai sẽ thành một xương một thịt....Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly. Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình. Ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình.“ ( Mc 10, 6-12; Mt 19, 1-9).
Chúa Giêsu lập Hội Thánh Công Giáo trên nền tảng 12 Tông đồ, những người đàn ông. Nhưng ngay từ ngày sinh nhật đầu tiên của Hội Thánh Công Giáo, các người phụ nữ cùng với Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, đã có mặt cùng đón nhận ân đức Chúa Thánh Thần. Và trong các buổi tập họp cầu nguyện thuở ban đầu, luôn luôn có mặt những người phụ nữ đạo đức cùng cầu nguyện sống đức tin giữa dòng đời. ( Cv 1, 14; 12,1-17)
Bà Tabitha, một phụ nữ đạo đức sống cuộc đời làm việc bác ái giúp người khác đóng góp đắc lực vào việc truyền giáo. ( Cv 9, 36-43). Bà Poritkila là một trong những giáo lý viên thời Hội Thánh lúc ban đầu. ( Cv 18,26)
Thánh Phaolô đã giới thiệu với giáo đoàn Kenkhore chị Phebe là nữ trợ tá cho Gíao đoàn này trong công việc truyền giáo lòng đạo đức và Diakonia ( trợ giúp bác ái).( Rm 16,1...)
3. Ðức tính người phụ nữ
Frank Schirrmacher ( Minimum, München 2006) đã đưa ra một vài nhận xét dựa trên những quan sát khảo nghiệm khoa học xã hội về vai trò người phụ nữ trong đời sống như sau:
- Người phụ nữ chịu đựng thời tiết lạnh, đói khát và có sức dẻo dai rất tốt. Họ có khả năng tạo ra sự tin tưởng và tình con người bạn bè, ngay cả nơi trách nhiệm bổn phận gia đình bị thiếu vắng.
- Người phụ nữ có óc tổ chức mạng lưới xã hội và làm sinh động mối dây ràng buộc xã hội lại, tạo nên sự tin tưởng, và đem lại sự bảo vệ không những cho người thân thuộc mà cả nơi những người xa lạ.
- Trong đời sống gia đình người mẹ là trung tâm. Người Mẹ cảm thấy mình có bổn phận trách nhiệm lo cho gia đình được tiếp tục phát triển tồn tại, nhất là trong hoàn cảnh gặp khủng hoảng.
- Nơi nào xã hội đang xuống dốc, như thiếu sự liên đới xã hội, sự nhậy cảm, sự hợp nhất liên lạc với nhau, sự cố gắng hy sinh, người phụ nữ có những khả năng đó. Và họ có thể giúp đời sống xã hội sinh động trở lại.
- Theo kết qủa của các cuộc thăm dò khảo nghiệm 50 năm vừa qua, người phụ nữ giữ vai trò chìa khóa trọng yếu giữ cho gia đình được đứng vững tồn tại, vào việc xây dựng cũng như làm vững chắc mạng lưới tình bạn bè con người. Ðiều này càng ngày càng trở nên quan trọng trong tương lai, một khi nó thay vào chỗ nếp sống gia đình theo truyền thống.
- Người phụ nữ có năng khiếu về ngôn ngữ. Nhờ năng khiếu năng này họ gần gũi với mọi người. Em bé gái biết nói sớm hơn một tháng trước em bé trai cùng trang lứa. Phụ nữ có trí nhớ về ngôn ngữ khá hơn đàn ông, dù khi họ đã cao niên. Phụ nữ dễ dàng gợi nói chuyện bàn thảo. Khả năng này giúp họ dễ dàng làm quen thân dấn thân vào sự liên đới trong xã hội, và cũng dễ dàng làm dịu bớt những căng thẳng trong đời sống.
- Tóm lại phụ nữ đóng vai trò ở ngay trung tâm của đời sống xã hội: họ sẽ được cần dùng đến khẩn thiết như nguồn lao động tay nghề cao cấp, họ là những người mẹ, người bà trong mọi gia đình nền tảng của xã hội, họ được xã hội mang ơn. Vì khả năng hội nhập xã hội của họ sẽ điền vào chỗ trống trong lao động của xã hội đang trên đà thiếu người và đang dần thu nhỏ hẹp lại. (xx. tr. 132 – tr.141)
Người phụ nữ được Tạo hóa phú bẩm khả năng sinh con làm mẹ. Nên họ nhậy cảm với sự đói khổ thiếu thốn, đời sống sạch sẽ vệ sinh của đời sống rất mạnh.
Họ gần gũi với đời sống. Nên cảm thấy trực tiếp nhanh chóng và sâu xa những gì cần cho đời sống.
Họ yêu mến sự sống và có nhiều cảm gíác nghiêng về đó, mhất là sự đẹp, sự tinh vi.
Họ có khả năng thích ứng tốt, và mềm dẻo rộng rãi. Nên cuộc sống của họ thanh thản có nhiều biến đổi.
Lòng hy sinh của người phụ nữ không thể phân chia tách rời. Nó bền bỉ, và trung thành. Công việc họ làm hướng về con người nhiều hơn quy về sự việc. Tình cảm nơi họ đóng vai trò quan trọng hơn lý trí, trái tim hơn lý luận, sự tốt lành hơn sự thật, thói quen hơn luật lệ, điều cụ thể có thể hiểu xem được hơn điều trừu tượng.
4. Người phụ nữ Maria, mẹ Thiên Chúa
Xưa nay trong Giáo hội ở khắp mọi nơi, lòng sùng kính Đức Mẹ Maria ăn rễ sâu trong đời sống niềm tin Công Giáo. Ðức Mẹ Maria là ngôi sao sáng phản chiếu ánh sáng từ Thiên Chúa, và gương đời sống Đức Mẹ Maria chỉ đường cho tâm hồn con người đi hướng về Ngài, Ðấng là nguồn sự sống, nguồn ánh sáng niềm tin cho con người.
Ðức thánh cha Benedicto thứ 16. trong Gott und die Welt, ein Gespräch mit Peter Seewald, Knaur Taschenbuch Verlag. München 2005- suy tư mẫu gương Đức Mẹ Maria nói lên sự gần gũi của Thiên Chúa. Vì Ðức Mẹ Maria là người mẹ của Chúa Giêsu. (tr. 318)
Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria trong Giáo hội đánh động tâm hồn con người cách đặc biệt. Ðánh động tâm hồn người phụ nữ. Vì họ cảm thấy được Đức Mẹ hiểu biết và gần gũi với mình. Ðánh động tâm hồn người đàn ông không mất lòng hướng về người mẹ và sự thanh khiết của người phụ nữ...Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria trong Giáo Hội Công Giáo không là gánh nặng. Nhưng là lòng tin tưởng, và sự trợ giúp an ủi cho đời sống hằng ngày. ( tr. 322).
Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng niềm tin: Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu đã làm người trong cung lòng Đức Mẹ Maria.
Chúng ta ai cũng trải qua thời gian thành hình sự sống trong cung lòng mẹ mình chín tháng. Sau khi ra đời những ba năm đầu tuổi thơ ấu lệ thuộc hoàn toàn vào tình thương yêu nuôi dưỡng săn sóc của mẹ. Rồi cả cuộc đời lúc nào tình thương yêu và sự giáo dục nhân bản cũng như niềm tin tôn giáo của mẹ vẫn hằng theo sát đời người con.
Chúa nhật ngày 07.03.2021 Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm thành phố Mossul bên Irak, nơi từ 2014-2017 bị phiến quân Hồi giáo IS chiếm đóng tàn phá, hành hung bắt cóc muốn xóa bỏ ảnh hưởng nền đạo Kitô giáo ở đây. Điều này khiến người dân nhất là những tín hữu Kitô giáo phải trốn bỏ quê hương đi tỵ nạn lẩn trốn.
Nhưng giữa cơn chao đảo thảm họa khốn cùng đó, một người phụ nữ, Sơ Autour đã sống can đảm dấn thân làm chứng cho tình bác ái chúa Kitô giúp con người. Và Đức Thánh Cha dịp này đã có lời tâm tình cám ơn đầy cảm động hướng về Sơ Autour :
„ Sơ Autour qúi mến,
Sơ đã tường thuật kể cho chúng tôi về biến cố những gia đình Kitô giáo bị bắt buộc phải di tản ra khỏi nhà của họ. Thảm họa đau buồn tang thương khủng khiếp phải di tản đi trốn của những người tín hữu Chúa Kitô nơi đây và trong toàn thể cùng Cận Đông không chỉ là một sự mất mát thiệt hại không thể đo lường được, nhưng còn cho cả chính cộng đồng xã hội, mà dấu vết còn để lại sau lưng.
Qủa vậy, khía cạnh văn hóa cùng tôn giáo như cánh chim giúp đời sống về nhiều phương diện vươn lên, cùng làm giầu. Bây giờ qua sự mất mát của mỗi thành phần khiến đời sống bị yếu kém đi, và bị thu nhỏ hẹp lạ.
Như nơi một tấm thảm được đan bện chất chứa tràn đầy nghệ thuật, nhưng nếu một sợi chỉ vải của nó bị rút xé ra, khiến làm cho toàn thể tấm thảm bị thiệt hại loang lổ phá vỡ nét đẹp nghệ thuật.
Sơ đã thuật lại cho chúng tôi kinh nghiệm đau buồn thê lương bị khủng bố bắt cóc dẫn độ. Dẩu vậy vẫn còn hoàn cảnh như có thể giữ vững đức tin vào Thiên Chúa, vào nhân phẩm, sự tôn trọng đồng đểu cho tất cả những trẻ em.
Xin cám ơn Sơ trong qúa khứ mới xảy diễn ra đây thôi, đã đốt thắp lên ngọn lửa chiếu sáng. Ngọn lửa chứng nhân đó chỉ cho chúng tôi, vẫn có thể gây nuôi niềm hy vọng vào sự hòa giải và vào một nếp sống mới. „( Lời chào mừng của Đức Thánh Cha Phanxico đến thăm thánh phố Mossul, Chúa nhật 07.03., - kath.net 07.03.2021).
Không còn lời nào cảm động cùng chân thành hơn nữa để vinh danh một người phụ nữ với nếp sống can đảm tràn đầy niềm tin vào Thiên Chúa, và quảng đại chan chứa tình yêu thương dấn thân cho con người!
Ngày phụ nữ thế giới 08.03.2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long