Ném Đá

Trong những ngày đó, Têphanô đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cả thể trong dân.

Bấy giờ, có nhóm người kia, thuộc Hội đường, mệnh danh là "của những người Tự Do, người Xirênê và Alexandria", và những người khác từ xứ Cilicia và Á đông, đã nổi dậy.

Họ tranh luận với Têphanô, nhưng họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói.

Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiền răng phản đối ông.

Nhưng Têphanô, đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.

Ông đã nói rằng:

"Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa".

Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông.

Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông.

Và các nhân chứng để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolê.

Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng:

"Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn tôi".

Thế rồi ông quì gối xuống, lớn tiếng kêu lên rằng:

"Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi nầy".

Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa.

Đó là Vị Tử Đạo bị ném đá đầu tiên của Ki-tô Giáo vì truyền bá Tin Mừng và làm nhiều phép lạ mà những người ngụy biện cho là tà thuật cần phải diệt trừ.

Vậy hình phạt dã man này đã có từ khi nào và hiện còn được áp dụng cho các tội phạm không?

Ném đá cũng gọi là thạch hình, hình phạt công khai tư pháp.

Theo luật cổ Torah và Talmud của Hồi giáo trưng dẫn Ném đá là hình phạt cho hành vi phạm tôi. Nhưng kinh Qur’an chỉ nói đến tội thông dâm bị Ném đá.

Riêng kinh Torah qui định một số tôi phạm điển hình như sau bị phạt Ném đá :

-Đụng chạm vào núi Sinai nơi Chúa truyền 10 giới răn cho Mô-sê.

-Phá bỏ ngày Sa-bát.

-Hành nghề phù thủy.

-Dụ dỗ vào đa thần giáo và thờ cúng ngẫu tượng.

-Nguyền rủa Thiên Chúa.

-Kết hôn khi không còn trinh trắng.

-Quan hệ với người nam hay nữ đã đính hôn.

-Quan hệ tình dục với cha mẹ.

-Quan hệ tình dục đồng tính.

Mỗi năm, hàng triệu tín đồ Hồi giáo hành hương về thánh địa Mecca

Nơi sinh của tiên tri Mohammed để tham dự nghi lễ truyền thống Hajj và sau đó tụ tập tại thung lũng Mina, mỗi tín độ ném 21 cục đá vào một chiếc cột tượng trưng cho quỉ Sa-tan.

Trong xã hội Do Thái cô gái chỉ mới đính hôn, bị bắt về tội thông dâm với người đàn ông khác không phải hôn phu tương lại thì cả hai đều bị xử tội ném đá.(Vì hành vi không kêu cứu được cho là thái độ ưng thuận)

Tại Somalia, một phụ nữ 20 tuổi bỏ chồng, phạm tội ngoại tình bị chôn sống nửa người và bị đám đông khoảng 200 người ném đá tới khi chết

Nhiều quốc gia coi hình vi ngoại tình là phản đạo đức chỉ cảnh cáo, bắt bồi thường hay giam tù…

Gần đây một số quốc gia Hồi giáo thuộc Tiểu Vương Quốc A-Rập còn duy trì tục lệ Ném đá. Điển hình như Brunei, môt nước Hồi giáo, Đông Nam Á, dân số chưa tời nửa triệu, phạm tội ngoại tình bị ném đá chết. Năm 2013 vua Hassanal Bolkiah ban hành luật hình sự Sharia duy trì hình phạt này.

Trong Phúc m nói đến trường hợp bị hình phạt Ném đá đầu tiên là Thánh Têphanô như đã nói trên và người phụ nữ ngoại tình.

Một ngày kia, các kinh sư và Pharisiêu đưa đến một phụ nữ ngoại tình theo luật Mô-sê sẽ bị ném đá, có ý thử xem Chúa sẽ xử ra sao. Khi đám đông vây quanh cầm trên tay cục đá chuẩn bị ném tội nhân, nhưng Chúa cúi xuống viết gì trên đất, rồi Ngài ngẩng đầu lên nói với họ : “ Ai thấy mình sạch tội hãy ném đá người này trước đi ! Nghe Chúa hỏi mọi người sợ hãi vì thấy mình cũng có tội, đầu tiên là người nhiều tuổi

và tiếp tục tất cả buông đá rồi rút lui. Bây giờ Chúa quay lại hỏi người phụ nữ : “ Không ai kết tội con sao? Người phụ nữ trả lời : Thưa Thày không có ai cả ! “ Khi ấy Chúa cuối xuống nói với bà : “Ta cũng không phạt con, hãy về và đừng phạm tội nữa.”

Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần bị những người chống đối âm mưu ném đá, nhưng Ngài đã tránh đi nơi khác vì chưa đến giờ Ngài chịu chết để cứu loài người.

Hình ảnh về người phụ nữ ngoại tình đã gợi cảm cho một số họa sĩ tạo nên những tác phẩm xúc động và nhạc sĩ Song Ngọc đã sáng tác ca khúc ‘Chuyện người đàn bà 2000 năm trước’.

Nhiều tổ chức nhân quyền đã lên án tục lệ dã man này và kêu gọi các nước còn duy trì phải bãi bỏ ngay.

Nhưng ngày nay, hành vi ‘Ném đá’ đã biến dạng thành hàng động tinh vi hơn là ‘Ném đá giấu tay’ với nhiều hình thức từ ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự…

-Đại dịch vi-rút Vũ Hán do Tàu cộng tung ra nhằm tiêu diệt các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ vì muốn làm bá chủ hoàn cầu, bị lên án vẫn ngụy biện và đổ tôi cho nước khác là Mỹ hay Ý. Đúng là ném đá giấu tay !

Tại nhiều nước mỗi kỳ bầu cử các vị trí quan trọng như Tổng thống, Thủ Tướng, Thống đốc, Nghị sĩ, Dân biểu… người ta dùng nhiều thủ đoạn không chân chính để triệt hạ đối phương như tung hỏa mù nói xấu, mua chuộc, gian lận phiếu bầu…làm ngơ sự phản đối trong dư luận quần chúng. Đó cũng là hành vi ném đá giấu tay !

Còn Việt Nam, mỗi lần gần Đại hội Đảng Cộng sản tràn ngập làn sóng tuyên truyền mạo danh, thư nặc danh, phao tin xấu…để hạ đối thủ tranh giành địa vị then chốt quyền lực hay chức vụ béo bở.

Câu truyện mới đây tại Việt Nam, nhà báo Joel Drinkley đã bị ném đá tập thể trên mạng vì những lời ông đăng trên tờ Chicago Tribune bị cho là phỉ báng dân tộc và yêu cầu Đại học Stanford sa thải.Ta hãy đọc những dòng sau xem nhận xét của ông đúng hay sai và có đáng bị ném đá tập thể không : ‘Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn có thể thấy một điều bất thường, vì bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây, chuột chui rúc trong đống rác, chó chạy ngoài đường. Sự thật là bạn không thấy con nào dù là thú hoang hay thú nuôi. Chúng đi đâu hết? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng : Người ta đã ăn thịt chúng ! ‘

Trên không gian mạng còn kinh hoàng hơn, người ta tha hồ phê bình, bôi nhọ đối phương dù không quen biết, dưới những tên bí danh, nặc danh và ‘Fake News’ đã trở thành hình thức ‘Ném đá giấu tay’.

-Tục lệ ném đá tội nhân, Thật là man rợ ta cần bỏ đi, Phát sinh hành động tinh vi, Giấu tay ném đá suy thì độc hơn !

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG