Cách đây một thế kỷ, năm 1920 Đức Giáo Hoàng Benedictô XV. đã thiết lập trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo lễ mừng kính Gia đình Thánh gia và được mừng kính vào Chúa nhật liền sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh.
Lễ mừng kính nhớ đến gia đình Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và thánh Giuse là gương mẫu cho các gia đình trong nếp sống đạo đức gìn giữ thuần phong mỹ tục văn hóa xã hội.
Sau chiến tranh thứ nhất trên thế giới (1914-1918), đời sống xã hội xảy ra nhiều biến dạng thay đổi đưa đến bất công trong đời sống xã hội. Với đà phát triển đô thị hóa, kỹ nghệ hóa dẫn đưa đến hậu qủa sự mất thăng bằng hay bị xóa bỏ quên lãng căn rễ nguồn gốc đời sống văn hóa xã hội, nhất là về phương diện đạo đức. Vì thế lễ mừng kính này nhấn mạnh nhắc nhở hình ảnh Gia đình thánh gia là gương mẫu cho các gia đình Công Giáo.
Lễ mừng Gia đình Thánh gia nhắc nhớ chỉ vạch hướng đi cho các gia đình Công Giáo như mẫu gương học hỏi để có thể chống lại sự mất mát đổ vỡ gía trị đời sống hôn nhân cùng đời sống gia đình trong bối cảnh đời sống xã hội trên đường tục hóa bị đẩy ra bên lề.
Đó là lý do thiết lập ngày lễ mừng kính Gia đình Thánh gia cách đây một thế kỷ. Nhưng những lý do đó không ngừng đứng lại hay không còn nữa. Trái lại vẫn hằng tiếp tục xảy diễn ra dưới những dạng thức khác nhau. Vì thế ngày lễ mừng kính Gia đình Thánh gia vẫn luôn có giá trị cùng cần thiết nhắc nhở chỉ hướng là gương mẫu về cung cách nếp sống đạo đức, nếp sống văn hóa xã hội con người với nhau trong xã hội, trong gia đình.
Là con người, ai cũng cần một quê hương, cần sự gắn bó là thành phần thuộc về nhau, cần sự tin tưởng cùng tình liên đới. Điều này chỉ có gia đình mới có thể trao ban cho, khi cùng chung sống với nhau và cho nhau. Nói cách khác con người nhận được những điều đó nơi gia đình cùng sống với nhau và cho nhau.
Gia đình luôn là bến bờ mà con người mong ước tìm đến để có, cho dù nhiều khi sự trông mong không đạt được tròn đầy như mong muốn.
Giáo hội đã nhìn nhận gia đình là trường học giúp con người sống phát triển lòng nhân đạo tình người về nhiều khía cạnh.
Con cái của cha mẹ và cha mẹ của con cái luôn gắn bó với nhau suốt cả đời sống, cho dù có ai đã qúa vãng thành người thiên cổ ra đi trước. Họ vẫn hằng gắn bó nhớ nhung nhau, với lòng biết ơn, đến những kỷ niệm không thể quên được đã cùng nhau chung sống trải qua từ lúc thơ ấu còn trẻ cho tới lúc tuổi gìà, lúc khoẻ mạnh cũng như lúc yếu đau bệnh nạn, lúc thành công cũng như khi gặp bước đường thất bại, nụ cười hạnh phúc và dòng nước mắt đau khổ, cùng chung vui hưởng niềm vui hạnh phúc và cùng chung cộng khổ chịu đựng an ủi nâng đỡ nhau.…
Ngày lễ mừng kính Gia đình Thánh gia, ngoài ba Vị thánh, phúc âm còn nói tới hai nhân vật khác nữa: Ông Simeon và nữ tiên tri Hanna.
Hai vị trọng tuổi này, theo như phúc âm thuật lại, đã luôn hằng trông chờ đợi làm sao trong đời được tận mắt nhìn thấy Đấng Cứu Thế, tận tay bồng ẵm vị cứu tinh Israel. Và ngày trông mong chờ đợi đã tới cho họ.
Cha mẹ hài nhi Giêsu đã đem con mình đến đền thờ Jerusalem dâng cho Thiên Chúa, như tập tục chỉ dậy. Ngay nơi cửa đền thờ Thiên Chúa, hai vị cao niên này đã nhận ra hài nhi Giêsu là Đấng cứu thế, là vị Cứu tinh của Israel. Nên họ đã trong vui mừng hân hoan cảm động xin được bồng ẵm hài nhi Cứu Thế Giesu trên tay mình. Và đã cảm động nói lên tâm tình ca ngợi Chúa, đã cho mình được thỏa lòng mong chờ tận mắt nhìn thấy, tận tay bồng ẵm Đấng Thánh là vị cứu tinh Israel. Thật là hạnh phúc cho đời họ không còn gì bằng hơn nữa. (Phúc âm Thánh Luca 2, 22-38).
Hai Vị cao niên này không có tâm tình sống trở ngược về qúa khứ. Nhưng họ sống trông mong chờ đợi hướng về đời sống tương lai.
Cảm nghiệm vui mừng thần thánh này, như hai vị tiên tri Simeon Hanna ngày xưa, các bậc cha mẹ nhất là những vợ chồng đã phải cầu xin khấn nguyện chờ đợi lâu hằng năm trời mới nhận được tin vui mừng có con chào đời, lúc đó cháy bừng lên ngọn lửa niềm vui hạnh phúc khôn tả trong tâm hồn họ, và tuôn chảy trào ra nơi khoé mắt dòng nước mắt thần thánh hạnh phúc hòa lẫn trong tâm tình biết ơn Thiên Chúa, Đấng ban cho họ hoa qủa phúc lộc có con.
Mừng lễ Gia đình thánh gia, một tâm hồn đạo đức đã có suy tư “ Mừng lễ Chúa giáng sinh làm người, Thiên Chúa nói, con người đã trở thành gia đình của Ngài. Vì Ngài đã trở thành người, và như thế tình yêu của Ngài được thể hiện qua bàn tay bàn chân con người. Thiên Chúa rất mong muốn là người cha của con người để lo cho con người.
Thiên Chúa muốn cùng đồng hành với trên con đường đời sống, bất kể đi đến nơi nào. Thiên Chúa hy vọng con người tin tưởng nơi Ngài, và đặt bàn tay họ vào bàn tay của Ngài, để cùng nhau sống làm việc hướng về một tương lai với niềm hy vọng, niềm tin và tình yêu.
Con người là con yêu qúi của Thiên Chúa. Thiên Chúa tin tưởng con người, vì Ngài ban cho con người sự sống. Xin hãy tin tưởng vào Thiên Chúa. Điều đó mang lại niềm vui hạnh phúc cho đời sống!“
Lễ mừng kính gia đình thánh gia
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lễ mừng kính nhớ đến gia đình Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và thánh Giuse là gương mẫu cho các gia đình trong nếp sống đạo đức gìn giữ thuần phong mỹ tục văn hóa xã hội.
Sau chiến tranh thứ nhất trên thế giới (1914-1918), đời sống xã hội xảy ra nhiều biến dạng thay đổi đưa đến bất công trong đời sống xã hội. Với đà phát triển đô thị hóa, kỹ nghệ hóa dẫn đưa đến hậu qủa sự mất thăng bằng hay bị xóa bỏ quên lãng căn rễ nguồn gốc đời sống văn hóa xã hội, nhất là về phương diện đạo đức. Vì thế lễ mừng kính này nhấn mạnh nhắc nhở hình ảnh Gia đình thánh gia là gương mẫu cho các gia đình Công Giáo.
Lễ mừng Gia đình Thánh gia nhắc nhớ chỉ vạch hướng đi cho các gia đình Công Giáo như mẫu gương học hỏi để có thể chống lại sự mất mát đổ vỡ gía trị đời sống hôn nhân cùng đời sống gia đình trong bối cảnh đời sống xã hội trên đường tục hóa bị đẩy ra bên lề.
Đó là lý do thiết lập ngày lễ mừng kính Gia đình Thánh gia cách đây một thế kỷ. Nhưng những lý do đó không ngừng đứng lại hay không còn nữa. Trái lại vẫn hằng tiếp tục xảy diễn ra dưới những dạng thức khác nhau. Vì thế ngày lễ mừng kính Gia đình Thánh gia vẫn luôn có giá trị cùng cần thiết nhắc nhở chỉ hướng là gương mẫu về cung cách nếp sống đạo đức, nếp sống văn hóa xã hội con người với nhau trong xã hội, trong gia đình.
Là con người, ai cũng cần một quê hương, cần sự gắn bó là thành phần thuộc về nhau, cần sự tin tưởng cùng tình liên đới. Điều này chỉ có gia đình mới có thể trao ban cho, khi cùng chung sống với nhau và cho nhau. Nói cách khác con người nhận được những điều đó nơi gia đình cùng sống với nhau và cho nhau.
Gia đình luôn là bến bờ mà con người mong ước tìm đến để có, cho dù nhiều khi sự trông mong không đạt được tròn đầy như mong muốn.
Giáo hội đã nhìn nhận gia đình là trường học giúp con người sống phát triển lòng nhân đạo tình người về nhiều khía cạnh.
Con cái của cha mẹ và cha mẹ của con cái luôn gắn bó với nhau suốt cả đời sống, cho dù có ai đã qúa vãng thành người thiên cổ ra đi trước. Họ vẫn hằng gắn bó nhớ nhung nhau, với lòng biết ơn, đến những kỷ niệm không thể quên được đã cùng nhau chung sống trải qua từ lúc thơ ấu còn trẻ cho tới lúc tuổi gìà, lúc khoẻ mạnh cũng như lúc yếu đau bệnh nạn, lúc thành công cũng như khi gặp bước đường thất bại, nụ cười hạnh phúc và dòng nước mắt đau khổ, cùng chung vui hưởng niềm vui hạnh phúc và cùng chung cộng khổ chịu đựng an ủi nâng đỡ nhau.…
Ngày lễ mừng kính Gia đình Thánh gia, ngoài ba Vị thánh, phúc âm còn nói tới hai nhân vật khác nữa: Ông Simeon và nữ tiên tri Hanna.
Hai vị trọng tuổi này, theo như phúc âm thuật lại, đã luôn hằng trông chờ đợi làm sao trong đời được tận mắt nhìn thấy Đấng Cứu Thế, tận tay bồng ẵm vị cứu tinh Israel. Và ngày trông mong chờ đợi đã tới cho họ.
Cha mẹ hài nhi Giêsu đã đem con mình đến đền thờ Jerusalem dâng cho Thiên Chúa, như tập tục chỉ dậy. Ngay nơi cửa đền thờ Thiên Chúa, hai vị cao niên này đã nhận ra hài nhi Giêsu là Đấng cứu thế, là vị Cứu tinh của Israel. Nên họ đã trong vui mừng hân hoan cảm động xin được bồng ẵm hài nhi Cứu Thế Giesu trên tay mình. Và đã cảm động nói lên tâm tình ca ngợi Chúa, đã cho mình được thỏa lòng mong chờ tận mắt nhìn thấy, tận tay bồng ẵm Đấng Thánh là vị cứu tinh Israel. Thật là hạnh phúc cho đời họ không còn gì bằng hơn nữa. (Phúc âm Thánh Luca 2, 22-38).
Hai Vị cao niên này không có tâm tình sống trở ngược về qúa khứ. Nhưng họ sống trông mong chờ đợi hướng về đời sống tương lai.
Cảm nghiệm vui mừng thần thánh này, như hai vị tiên tri Simeon Hanna ngày xưa, các bậc cha mẹ nhất là những vợ chồng đã phải cầu xin khấn nguyện chờ đợi lâu hằng năm trời mới nhận được tin vui mừng có con chào đời, lúc đó cháy bừng lên ngọn lửa niềm vui hạnh phúc khôn tả trong tâm hồn họ, và tuôn chảy trào ra nơi khoé mắt dòng nước mắt thần thánh hạnh phúc hòa lẫn trong tâm tình biết ơn Thiên Chúa, Đấng ban cho họ hoa qủa phúc lộc có con.
Mừng lễ Gia đình thánh gia, một tâm hồn đạo đức đã có suy tư “ Mừng lễ Chúa giáng sinh làm người, Thiên Chúa nói, con người đã trở thành gia đình của Ngài. Vì Ngài đã trở thành người, và như thế tình yêu của Ngài được thể hiện qua bàn tay bàn chân con người. Thiên Chúa rất mong muốn là người cha của con người để lo cho con người.
Thiên Chúa muốn cùng đồng hành với trên con đường đời sống, bất kể đi đến nơi nào. Thiên Chúa hy vọng con người tin tưởng nơi Ngài, và đặt bàn tay họ vào bàn tay của Ngài, để cùng nhau sống làm việc hướng về một tương lai với niềm hy vọng, niềm tin và tình yêu.
Con người là con yêu qúi của Thiên Chúa. Thiên Chúa tin tưởng con người, vì Ngài ban cho con người sự sống. Xin hãy tin tưởng vào Thiên Chúa. Điều đó mang lại niềm vui hạnh phúc cho đời sống!“
Lễ mừng kính gia đình thánh gia
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long