Biến cố lịch sử Chúa Giêsu giáng sinh làm người đã được Thánh sử Luca viết tường thuật lại có chi tiết: „Maria sinh con, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ. Vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ - et peperit filium suum primogenitum et pannis eum involvit et reclinavit eum in praesepio quia non erat eis locus in diversorio.“ ( Lc 2,7).
Ngay từ thế kỷ thứ 2. và thứ 3., Thánh tử đạo Justin ( +150 sau Chúa giáng sinh) và thánh giáo phụ Origenes ( + ca. 254 sau Chúa giáng sinh) đã thuật lại tương truyền nói về nơi sinh ra của Chúa Giêsu trong một hang động ở vùng Palestina.
Đế quốc Roma khi sang xâm chiếm đô hộ nước Do Thái đã đuổi người Do Thái ra khỏi vùng đất thánh vào thế kỷ 2., và đã biến đổi hang động nơi thờ phượng tôn giáo thành nơi thờ kính thần Tammuz Adonis. Và như thế muốn bài trừ xóa bỏ nơi thờ phượng của người Kitô giáo, vừa chứng nhận đã có từ trước, và cũng vừa nói lên sự đánh gía trị cao qúi nơi thờ phượng tôn kính trong hang động.
Và những nguồn sử liệu bản vẽ địa phương khả tín của Kitô giáo thuật lại cũng nói đến điều này. Như vậy theo truyền tụng địa phương vùng Bethlehem, nơi có thánh đường Chúa Giêsu sinh ra (trong một hang động dưới lòng đất) là điều rất đáng tin cậy. ( Joseph Ratzinger, BENEDIKT XVI., JESUS von Nazareth,Prolog die Kindheitsgeschichten, tr. 77.).
Tượng hình ảnh (Ikonen) về Chúa giáng sinh của Chính Thống giáo Hylạp và Chính Thống giáo Nga vẽ khắc Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động.
Bên Giáo Hội Tây phương Roma trái lại, cho rằng Mẹ Maria đặt hài nhi Giesu in praesepio. ( Peter Stuhlmacher, Die Geburt des Immanuel, die Weihnachtsgeschichten aus dem Lukas- und Matthaeusevangelium, tr. 52). Và xưa nay bên Giáo Hội Công Giáo Roma thường hiểu làm hang đá Chúa Giêsu giáng sinh với máng cỏ là nôi giường hài nhi Giêsu nằm khi mở mắt chào đời, như Đức Thánh Cha Phanxicô có suy tư:
„Cảnh Giáng Sinh được biết đến ở Ý như một presepe, từ chữ praesepium trong tiếng Latinh, có nghĩa là “máng cỏ”.( Đức Thánh Cha Phanxicô, Tông thư Admirabile signum, số 2.).
Nôi giường hài nhi Giêsu là chiếc máng đựng rơm rạ thức ăn cho đàn súc vật ở trong chuồng nuôi chúng. Và chuồng súc vật bên vùng Bethlehem thường ở trong hang động dưới lòng đất.
Hình ảnh hang động nơi Chúa Giêsu sinh ra, diễn tả chiều sâu đời sống con người rất sâu đậm.
Trước hết cung lòng mẹ Maria là hình ảnh dấu chỉ nói về hình ảnh trái tim của lòng đất. Xuống trần gian làm người của Thiên Chúa khởi đầu với sự hạ mình của Chúa Giêsu đi xuống bên dưới lòng đất, đi xuống vùng tối tăm nơi một hang động.
Khi Thiên Chúa sinh ra từ trong lòng đất, toàn thể vũ trụ được biến đổi và sức sống được thể hiện tròn đầy.
Các Thánh giáo phụ có hình ảnh so sánh cung lòng trinh nữ Maria như hang động với vườn địa đàng ngày xưa. Từ nơi đó nẩy sinh cây sự sống. Rồi từ cây sự sống hoa trái thần linh phát triển sinh sản ra. Hoa trái thần linh chúng ta được phép ăn và không như Adong phải chết.
Ikonen giáng sinh bên Giáo hội Đông phương trình bày Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động dưới lòng đất tất nhiên dựa theo thần thoại về những vị Thần thời cổ đại trong dân gian sinh ra trong hang động. Như truyện các Thần Zeus, Dionysius và Mithas sinh ra trong hang động. Người Hylạp cho rằng, hang động là hình ảnh nói lên sự xa vắng Thần Thánh. Chúa Giêsu sinh ra trong hang động mang ánh sáng thần linh chiếu soi vào nơi đó.
Hang động là nơi chốn nguy hiểm, nơi ma qủi thần dữ trú ngụ. Khi Chúa Giêsu,, Đấng là ánh sáng, đi vào trong hang động, biến đổi nơi đó có nguồn ơn chữa lành được phát sinh, không còn tối tăm nguy hiểm bao trùm như sự mường tượng của người Hylạp đã nói trước đó.
Hình ảnh Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động dưới lòng đất cũng nói lên chính nơi mỗi người cũng là một hang động, một cung lòng mẹ, nơi đó Chúa Giêsu Kitô muốn được sinh ra. Trong thâm tâm mỗi người là một không gian căn phòng ngôi nhà, nơi đó Thiên Chúa bí ẩn nhiệm mầu ngự trị. Trong hang động trái tim tâm hồn mỗi người là quê hương của họ, vì có chính Chúa Giêsu Kitô ngự trị.
Theo thần thoại chỉ vạch ra, trong hang động có thể là nơi chốn của ma qủi thần dữ, rắn độc, sư tử, thần chết…Khi Chúa Giêsu Kitô sinh ra trong hang động trái tim tâm hồn con người, ngài xua đuổi chúng ra khỏi hang động tâm hồn con người. Để sự sống, sự tốt lành thánh thiện bừng phát lên.
Những điạ điểm hành hương thường hay được xây dựng trong một hang động, như bên Lourdes nước Pháp, bên Banneux nước Bỉ…Khách hành hương thường kín múc nước chảy vọt ra từ nơi hang động suối nước đó. Vì ngày xưa khi hiện ra với Thánh nữ Bernadette 1854, với cô bé Becco 1933, Đức Mẹ Maria đã nói với họ: Đây là dòng suối nước chẩy vọt ra từ lòng đất có sức nhiệm mầu mang lại ơn chữa lành cho con người!
Hình ảnh đó nói lên đất là quê hương ngôi nhà của con người. Vì đất nuôi dưỡng con người. Và từ lòng đất trào vọt lên nguồn nước thánh đức có sức nhiệm mầu thánh tẩy rửa sạch và mang lại sức sống.
Chúa Giêsu Kitô, mà ngày xưa Đức Mẹ Maria đã hạ sinh trong hang động dưới lòng đất, để toàn thể vũ trụ được chúc phúc lành, trái đất có sức sống thần linh trở nên phong phú sinh hoa kết trái, và là quê hương ơn cứu rỗi cho con người.
Mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngay từ thế kỷ thứ 2. và thứ 3., Thánh tử đạo Justin ( +150 sau Chúa giáng sinh) và thánh giáo phụ Origenes ( + ca. 254 sau Chúa giáng sinh) đã thuật lại tương truyền nói về nơi sinh ra của Chúa Giêsu trong một hang động ở vùng Palestina.
Đế quốc Roma khi sang xâm chiếm đô hộ nước Do Thái đã đuổi người Do Thái ra khỏi vùng đất thánh vào thế kỷ 2., và đã biến đổi hang động nơi thờ phượng tôn giáo thành nơi thờ kính thần Tammuz Adonis. Và như thế muốn bài trừ xóa bỏ nơi thờ phượng của người Kitô giáo, vừa chứng nhận đã có từ trước, và cũng vừa nói lên sự đánh gía trị cao qúi nơi thờ phượng tôn kính trong hang động.
Và những nguồn sử liệu bản vẽ địa phương khả tín của Kitô giáo thuật lại cũng nói đến điều này. Như vậy theo truyền tụng địa phương vùng Bethlehem, nơi có thánh đường Chúa Giêsu sinh ra (trong một hang động dưới lòng đất) là điều rất đáng tin cậy. ( Joseph Ratzinger, BENEDIKT XVI., JESUS von Nazareth,Prolog die Kindheitsgeschichten, tr. 77.).
Tượng hình ảnh (Ikonen) về Chúa giáng sinh của Chính Thống giáo Hylạp và Chính Thống giáo Nga vẽ khắc Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động.
Bên Giáo Hội Tây phương Roma trái lại, cho rằng Mẹ Maria đặt hài nhi Giesu in praesepio. ( Peter Stuhlmacher, Die Geburt des Immanuel, die Weihnachtsgeschichten aus dem Lukas- und Matthaeusevangelium, tr. 52). Và xưa nay bên Giáo Hội Công Giáo Roma thường hiểu làm hang đá Chúa Giêsu giáng sinh với máng cỏ là nôi giường hài nhi Giêsu nằm khi mở mắt chào đời, như Đức Thánh Cha Phanxicô có suy tư:
„Cảnh Giáng Sinh được biết đến ở Ý như một presepe, từ chữ praesepium trong tiếng Latinh, có nghĩa là “máng cỏ”.( Đức Thánh Cha Phanxicô, Tông thư Admirabile signum, số 2.).
Nôi giường hài nhi Giêsu là chiếc máng đựng rơm rạ thức ăn cho đàn súc vật ở trong chuồng nuôi chúng. Và chuồng súc vật bên vùng Bethlehem thường ở trong hang động dưới lòng đất.
Hình ảnh hang động nơi Chúa Giêsu sinh ra, diễn tả chiều sâu đời sống con người rất sâu đậm.
Trước hết cung lòng mẹ Maria là hình ảnh dấu chỉ nói về hình ảnh trái tim của lòng đất. Xuống trần gian làm người của Thiên Chúa khởi đầu với sự hạ mình của Chúa Giêsu đi xuống bên dưới lòng đất, đi xuống vùng tối tăm nơi một hang động.
Khi Thiên Chúa sinh ra từ trong lòng đất, toàn thể vũ trụ được biến đổi và sức sống được thể hiện tròn đầy.
Các Thánh giáo phụ có hình ảnh so sánh cung lòng trinh nữ Maria như hang động với vườn địa đàng ngày xưa. Từ nơi đó nẩy sinh cây sự sống. Rồi từ cây sự sống hoa trái thần linh phát triển sinh sản ra. Hoa trái thần linh chúng ta được phép ăn và không như Adong phải chết.
Ikonen giáng sinh bên Giáo hội Đông phương trình bày Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động dưới lòng đất tất nhiên dựa theo thần thoại về những vị Thần thời cổ đại trong dân gian sinh ra trong hang động. Như truyện các Thần Zeus, Dionysius và Mithas sinh ra trong hang động. Người Hylạp cho rằng, hang động là hình ảnh nói lên sự xa vắng Thần Thánh. Chúa Giêsu sinh ra trong hang động mang ánh sáng thần linh chiếu soi vào nơi đó.
Hang động là nơi chốn nguy hiểm, nơi ma qủi thần dữ trú ngụ. Khi Chúa Giêsu,, Đấng là ánh sáng, đi vào trong hang động, biến đổi nơi đó có nguồn ơn chữa lành được phát sinh, không còn tối tăm nguy hiểm bao trùm như sự mường tượng của người Hylạp đã nói trước đó.
Hình ảnh Chúa Giêsu sinh ra trong một hang động dưới lòng đất cũng nói lên chính nơi mỗi người cũng là một hang động, một cung lòng mẹ, nơi đó Chúa Giêsu Kitô muốn được sinh ra. Trong thâm tâm mỗi người là một không gian căn phòng ngôi nhà, nơi đó Thiên Chúa bí ẩn nhiệm mầu ngự trị. Trong hang động trái tim tâm hồn mỗi người là quê hương của họ, vì có chính Chúa Giêsu Kitô ngự trị.
Theo thần thoại chỉ vạch ra, trong hang động có thể là nơi chốn của ma qủi thần dữ, rắn độc, sư tử, thần chết…Khi Chúa Giêsu Kitô sinh ra trong hang động trái tim tâm hồn con người, ngài xua đuổi chúng ra khỏi hang động tâm hồn con người. Để sự sống, sự tốt lành thánh thiện bừng phát lên.
Những điạ điểm hành hương thường hay được xây dựng trong một hang động, như bên Lourdes nước Pháp, bên Banneux nước Bỉ…Khách hành hương thường kín múc nước chảy vọt ra từ nơi hang động suối nước đó. Vì ngày xưa khi hiện ra với Thánh nữ Bernadette 1854, với cô bé Becco 1933, Đức Mẹ Maria đã nói với họ: Đây là dòng suối nước chẩy vọt ra từ lòng đất có sức nhiệm mầu mang lại ơn chữa lành cho con người!
Hình ảnh đó nói lên đất là quê hương ngôi nhà của con người. Vì đất nuôi dưỡng con người. Và từ lòng đất trào vọt lên nguồn nước thánh đức có sức nhiệm mầu thánh tẩy rửa sạch và mang lại sức sống.
Chúa Giêsu Kitô, mà ngày xưa Đức Mẹ Maria đã hạ sinh trong hang động dưới lòng đất, để toàn thể vũ trụ được chúc phúc lành, trái đất có sức sống thần linh trở nên phong phú sinh hoa kết trái, và là quê hương ơn cứu rỗi cho con người.
Mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long