Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?
Bài 2: Móc Xích Tưởng Tượng
“Móc xích còn thiếu” (missing link) trong chuỗi tiến hóa, theo lý thuyết của những “nhà tiến hóa” là cây cầu nối giữa con người và khỉ. Một vị “tổ tiên” trông giống khỉ của cả hai chủng loại. Đồng thời, nếu loài người có một hay vài chủng “anh em” thì họ cũng có cùng một chủng “tổ tiên” trong thời tiền sử của tiến hóa. Các nhà tiến hóa gọi đó là “tổ tiên chung cuối cùng” (last common ancestor - viết tắt là LCA), mà đa số dân chúng gọi bằng một cái tên không khoa học là “móc xích còn thiếu.”
Tuy nhiên, như vậy các chủng loại khác trong “cây tiến hóa” cũng đều có “móc xích bị thiếu” (hay LCA). Thí dụ, nếu cho rằng loài chó và loài gấu có cùng một tổ tiên, thì cũng phải tìm ra móc xích tổ tiên (LCA) còn thiếu đó. Nói chung, tất cả các chủng loại của động vật, được cho rằng đã từ một loài khác mà ra, đều phải có LCA, một nút giao của các chủng loại hiện nay.
Sự thât là không ai biết những “móc xích còn thiếu” hay LCA đó là gì bởi vì chẳng ai tìm thấy chúng. Chúng ta chưa bao giờ tìm thấy một móc xích đó, LCA vẫn chỉ là một sản phẩm tưởng tượng trong trí của những nhà tiến hóa! Tiến hóa tùy thuộc vào vô số LCA, mà mỗi LCA lại sống trong một quá khứ mơ hồ và đã tuyệt chủng, thay thế bởi đám con cháu đã… tiến hóa thành chủng khác!
Trong khi chúng ta không biết LCA đó hiện là hay đã là gì, chúng ta vẫn có thể biết điều mà LCA nên là. Như mỗi chủng loại tiến hóa thành chủng khác, vậy cũng cần phải có những chủng loại ở giữa hai chủng đó. Mỗi thời kỳ “ở giữa” hai chủng loại này lại có những biến đổi mới, gần với giống mới hơn, đồng thời ngày càng xa giống cũ.
Nếu một vài loại cá tiến hóa để thành giống “lưỡng cư” (amphibian) sống cả dưới nước lẫn trên cạn, thì cũng có những giai đoạn đặc biệt như khi con cá chỉ còn 90% là cá, và 10% là lưỡng cư; rồi 80% so với 20%… cứ như thế, cho đến khi loài đó trở thành 100% lưỡng cư, như chúng ta thấy ngày nay. Chúng ta có quyền nghi ngờ rằng, ngoại trừ việc tiến hóa đã hoàn toàn dừng lại, nếu còn tiến hóa thì những chủng loại “ở giữa” hai thời kỳ đó cũng phải còn sống bây giờ, chúng phải sống và phát triển trước khi chúng bị thay thế.
Thực ra, ngày nay những nhà tiến hóa đã không còn nhắc tới LCA nhiều nữa. Trong thập niên 1970, họ đã giới thiệu "punctuated equilibrium" (trạng thái cân bằng đứt quãng) để thấy yên tâm với sự thiếu vắng của thời kỳ “ở giữa” của sự tiến hóa, trong các loại hóa thạch (fossils). Họ cho rằng các chủng loại căn bản đã biểu dương sự ứ đọng (stasis) hay trạng thái cân bằng (equilibrium) trong một thời kỳ lâu dài, nhưng chúng biến đổi nhanh chóng (punctuated) vì môi trường trải qua sự chuyển biến nhanh chóng, nên không kịp để lại những hóa thạch. Vì thế, chúng ta không nên đòi hỏi phải có những hình mẫu của thời kỳ “ở giữa” hay ngay cả “móc xích bị thiếu” (LCA). Phải chăng họ đã… ngụy biện?
Các nhà tiến hóa nói rằng LCA đã hiện hữu, nhưng KHÔNG AI CÓ BẰNG CHỨNG. Trong khi các nhà (theo thuyết) tạo dựng (creationists) thì bảo LCA đã CHẲNG BAO GIỜ HIỆN HỮU, cũng như họ đồng ý rằng không ai có bằng chứng về sự hiện hữu đó.
Một số khoảng trống cần phải lấp đầy này đã quá lớn. Hãy để ý khoảng trống giữa loài cá không xương và có xương. Chủng loại dưới biển nào đã tiến hóa thành loài cá có xương sống và bộ xương trong người nó? Trong khi hóa thạch của cá có xương đã được tìm thấy từ phần sau của kỷ nguyên Cambian (khoảng 540 triệu năm đến 490 triệu năm trước đây), quá lâu trước “kịch bản” tiến hóa. Cũng chẳng có móc xích bị thiếu hay “ông bố cuối cùng” (LCA). Những móc xích còn thiếu đó vẫn muôn đời bị… thiếu!
Mặt khác, kể từ thời của Darwin, hơn 160 năm qua, các nhà tiến hóa đã chẳng bao giờ ngừng tranh cãi với nhau về việc con khỉ nào mới là “ông bố/bà mẹ cuối cùng” (LCA) của loài người. Trong số đó có Thomas H. Huxley, đồng nghiệp của Darwin; Tim White, một nhà cổ sinh vật học của đại học University of Califfornia, Berkeley (người đã tìm thấy hóa thạch của con khỉ Ardi ở Ethiopia, châu Phi, 4,4 triệu năm trước đây, được đặt tên là chủng Ardipithecus ramidus); nhà sinh vật học St George Mivart; hai nhà cơ thể học (anatomists) Frederic Wood và William Straus. Và còn bao nhiêu nhà cổ sinh bản thể học, cổ sinh vật học, khoa học phân tử… vân vân và vân vân nữa!
Thoạt tiên, các nhà tiến hóa cho rằng LCA của loài người đã sống khoảng 6 triệu năm trước đây, nhưng David Begun của đại học Toronto, Canada, lại cho rằng LCA có thể đã sống từ 10 triệu năm trước đây cơ. Trong khi Schwartz thì tuyên bố rằng DNA chưa chắc đã là bằng chứng “bất khả ngộ” (infallibility) của thuyết tiến hóa mà nhiều người đã cho là cứu tinh của họ. Cuối cùng, Almécija kết luận: “Khi chúng ta tìm thấy LCA, liệu chúng ta có nhận ra ông/bà ấy không?” Thật ra, cho tới ngày hôm nay, các nhà tiến hóa đã phải cùng đồng ý rằng: “ông/bà tổ khỉ” của họ đã chẳng bao giờ được tìm thấy.
Cả những nhà tạo dựng và tiến hóa đều nhắm đến lịch sử, tư tưởng về quá khứ mơ hồ và cả hai đều cố gắng hệ thống hóa những dữ kiện để yểm trợ họ. Các nhà tạo dựng nói rằng, mỗi chủng loại của các sinh vật đều được tạo dựng riêng rẽ, nên chẳng bao giờ có “móc xích bị thiếu”. Còn các nhà tiến hóa thì cho rằng, móc xích đó vẫn có, dù có tìm thấy hay không! Sự thật là, chúng ta vẫn không tìm thấy nó!
Câu hỏi ở đây là: trong hai thuyết đó, tư tưởng nào khoa học hơn và chính xác hơn?
Các nhà tiến hóa nên chú tâm vào việc tìm kiếm câu trả lời cho nguyên nhân nào đã đưa tới sự hiện hữu của chủng loại của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện từ 200,000 năm qua, và tại sao chúng ta lại thông minh đột biến như vậy, so với các chủng loại gần con người nhất trước đó. Họ đã không làm, vì phải chăng họ e rằng nếu làm thế, họ sẽ phải viện đến sự hỗ trợ của bộ Kinh Thánh?
“Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa đã nắn hình con người từ bụi của đất đai và Ngài đã thở hơi sự sống vào mũi của nó, và nó đã trở thành một sinh vật.” (Sáng Thế 2:7)
(Trích từ hai tài liệu của John D. Morris và Colin Barras, với ý kiến riêng của người soạn bài này)
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Bài 2: Móc Xích Tưởng Tượng
“Móc xích còn thiếu” (missing link) trong chuỗi tiến hóa, theo lý thuyết của những “nhà tiến hóa” là cây cầu nối giữa con người và khỉ. Một vị “tổ tiên” trông giống khỉ của cả hai chủng loại. Đồng thời, nếu loài người có một hay vài chủng “anh em” thì họ cũng có cùng một chủng “tổ tiên” trong thời tiền sử của tiến hóa. Các nhà tiến hóa gọi đó là “tổ tiên chung cuối cùng” (last common ancestor - viết tắt là LCA), mà đa số dân chúng gọi bằng một cái tên không khoa học là “móc xích còn thiếu.”
Tuy nhiên, như vậy các chủng loại khác trong “cây tiến hóa” cũng đều có “móc xích bị thiếu” (hay LCA). Thí dụ, nếu cho rằng loài chó và loài gấu có cùng một tổ tiên, thì cũng phải tìm ra móc xích tổ tiên (LCA) còn thiếu đó. Nói chung, tất cả các chủng loại của động vật, được cho rằng đã từ một loài khác mà ra, đều phải có LCA, một nút giao của các chủng loại hiện nay.
Sự thât là không ai biết những “móc xích còn thiếu” hay LCA đó là gì bởi vì chẳng ai tìm thấy chúng. Chúng ta chưa bao giờ tìm thấy một móc xích đó, LCA vẫn chỉ là một sản phẩm tưởng tượng trong trí của những nhà tiến hóa! Tiến hóa tùy thuộc vào vô số LCA, mà mỗi LCA lại sống trong một quá khứ mơ hồ và đã tuyệt chủng, thay thế bởi đám con cháu đã… tiến hóa thành chủng khác!
Trong khi chúng ta không biết LCA đó hiện là hay đã là gì, chúng ta vẫn có thể biết điều mà LCA nên là. Như mỗi chủng loại tiến hóa thành chủng khác, vậy cũng cần phải có những chủng loại ở giữa hai chủng đó. Mỗi thời kỳ “ở giữa” hai chủng loại này lại có những biến đổi mới, gần với giống mới hơn, đồng thời ngày càng xa giống cũ.
Nếu một vài loại cá tiến hóa để thành giống “lưỡng cư” (amphibian) sống cả dưới nước lẫn trên cạn, thì cũng có những giai đoạn đặc biệt như khi con cá chỉ còn 90% là cá, và 10% là lưỡng cư; rồi 80% so với 20%… cứ như thế, cho đến khi loài đó trở thành 100% lưỡng cư, như chúng ta thấy ngày nay. Chúng ta có quyền nghi ngờ rằng, ngoại trừ việc tiến hóa đã hoàn toàn dừng lại, nếu còn tiến hóa thì những chủng loại “ở giữa” hai thời kỳ đó cũng phải còn sống bây giờ, chúng phải sống và phát triển trước khi chúng bị thay thế.
Thực ra, ngày nay những nhà tiến hóa đã không còn nhắc tới LCA nhiều nữa. Trong thập niên 1970, họ đã giới thiệu "punctuated equilibrium" (trạng thái cân bằng đứt quãng) để thấy yên tâm với sự thiếu vắng của thời kỳ “ở giữa” của sự tiến hóa, trong các loại hóa thạch (fossils). Họ cho rằng các chủng loại căn bản đã biểu dương sự ứ đọng (stasis) hay trạng thái cân bằng (equilibrium) trong một thời kỳ lâu dài, nhưng chúng biến đổi nhanh chóng (punctuated) vì môi trường trải qua sự chuyển biến nhanh chóng, nên không kịp để lại những hóa thạch. Vì thế, chúng ta không nên đòi hỏi phải có những hình mẫu của thời kỳ “ở giữa” hay ngay cả “móc xích bị thiếu” (LCA). Phải chăng họ đã… ngụy biện?
Các nhà tiến hóa nói rằng LCA đã hiện hữu, nhưng KHÔNG AI CÓ BẰNG CHỨNG. Trong khi các nhà (theo thuyết) tạo dựng (creationists) thì bảo LCA đã CHẲNG BAO GIỜ HIỆN HỮU, cũng như họ đồng ý rằng không ai có bằng chứng về sự hiện hữu đó.
Một số khoảng trống cần phải lấp đầy này đã quá lớn. Hãy để ý khoảng trống giữa loài cá không xương và có xương. Chủng loại dưới biển nào đã tiến hóa thành loài cá có xương sống và bộ xương trong người nó? Trong khi hóa thạch của cá có xương đã được tìm thấy từ phần sau của kỷ nguyên Cambian (khoảng 540 triệu năm đến 490 triệu năm trước đây), quá lâu trước “kịch bản” tiến hóa. Cũng chẳng có móc xích bị thiếu hay “ông bố cuối cùng” (LCA). Những móc xích còn thiếu đó vẫn muôn đời bị… thiếu!
Mặt khác, kể từ thời của Darwin, hơn 160 năm qua, các nhà tiến hóa đã chẳng bao giờ ngừng tranh cãi với nhau về việc con khỉ nào mới là “ông bố/bà mẹ cuối cùng” (LCA) của loài người. Trong số đó có Thomas H. Huxley, đồng nghiệp của Darwin; Tim White, một nhà cổ sinh vật học của đại học University of Califfornia, Berkeley (người đã tìm thấy hóa thạch của con khỉ Ardi ở Ethiopia, châu Phi, 4,4 triệu năm trước đây, được đặt tên là chủng Ardipithecus ramidus); nhà sinh vật học St George Mivart; hai nhà cơ thể học (anatomists) Frederic Wood và William Straus. Và còn bao nhiêu nhà cổ sinh bản thể học, cổ sinh vật học, khoa học phân tử… vân vân và vân vân nữa!
Thoạt tiên, các nhà tiến hóa cho rằng LCA của loài người đã sống khoảng 6 triệu năm trước đây, nhưng David Begun của đại học Toronto, Canada, lại cho rằng LCA có thể đã sống từ 10 triệu năm trước đây cơ. Trong khi Schwartz thì tuyên bố rằng DNA chưa chắc đã là bằng chứng “bất khả ngộ” (infallibility) của thuyết tiến hóa mà nhiều người đã cho là cứu tinh của họ. Cuối cùng, Almécija kết luận: “Khi chúng ta tìm thấy LCA, liệu chúng ta có nhận ra ông/bà ấy không?” Thật ra, cho tới ngày hôm nay, các nhà tiến hóa đã phải cùng đồng ý rằng: “ông/bà tổ khỉ” của họ đã chẳng bao giờ được tìm thấy.
Cả những nhà tạo dựng và tiến hóa đều nhắm đến lịch sử, tư tưởng về quá khứ mơ hồ và cả hai đều cố gắng hệ thống hóa những dữ kiện để yểm trợ họ. Các nhà tạo dựng nói rằng, mỗi chủng loại của các sinh vật đều được tạo dựng riêng rẽ, nên chẳng bao giờ có “móc xích bị thiếu”. Còn các nhà tiến hóa thì cho rằng, móc xích đó vẫn có, dù có tìm thấy hay không! Sự thật là, chúng ta vẫn không tìm thấy nó!
Câu hỏi ở đây là: trong hai thuyết đó, tư tưởng nào khoa học hơn và chính xác hơn?
Các nhà tiến hóa nên chú tâm vào việc tìm kiếm câu trả lời cho nguyên nhân nào đã đưa tới sự hiện hữu của chủng loại của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện từ 200,000 năm qua, và tại sao chúng ta lại thông minh đột biến như vậy, so với các chủng loại gần con người nhất trước đó. Họ đã không làm, vì phải chăng họ e rằng nếu làm thế, họ sẽ phải viện đến sự hỗ trợ của bộ Kinh Thánh?
“Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa đã nắn hình con người từ bụi của đất đai và Ngài đã thở hơi sự sống vào mũi của nó, và nó đã trở thành một sinh vật.” (Sáng Thế 2:7)
(Trích từ hai tài liệu của John D. Morris và Colin Barras, với ý kiến riêng của người soạn bài này)
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng