Giáo Hội Coptic Là Ai?
Gần đây đã có những cuộc tấn công khủng bố của bọn Hồi-giáo cực đoan (Islamic Extremists) vào các thánh đường thuộc giáo hội Coptic ở Ai-cập (Egypt), chúng ta thử tìm hiểu về giáo hội Kitô này.
Coptic có nghĩa là người Ai-cập (Egyptian) và đại đa số Kitô hữu hiện đang sống ở Ai-cập tự nhận họ là tín hữu thuộc giáo hội Coptic. Giáo hội này có khởi đầu từ thành phố cảng Alexandria (hình: một nhà thờ Coptic ở Alexandria), một trong những thành phố trung tín, được tôn trọng và thành đạt nhất vào thời các thánh tông đồ. Các tín hữu Coptic công nhận và tôn vinh thánh Gioan Mác-cô (John Mark, vị thánh sử đã viết quyển Phúc m theo thánh Mác-cô) là người sáng lập và là giám mục tiên khởi của cộng đồng Kitô hữu ở Alexandria, giữa những năm 42 AD và 62 AD. Tuy nhiên, giáo hội Coptic đã liên hệ đến việc phân chia quan trọng, lần thứ nhất, của giáo hội Kitô hoàn vũ, vào thế kỷ thứ V.
Các Kitô hữu Coptic đã tự tách rời khỏi Giáo Hội Mẹ (Roma) từ Công Đồng Chalcedon, năm 451 AD. Công Đồng được triệu tập để thảo luận về thần học Chúa Kitô Nhập Thể, đồng thời tuyên ngôn rằng Đức Kitô “là một Ngôi Vị có hai bản tính” (One hypostasis (ὑπόστασις) in two distinct natures). Từ đó, thần học này đã trở nên tiêu chuẩn cho các Giáo Hội Công Giáo Roma, Chính Thông Đông Phương và các giáo hội tin Lành.
Theo thần học của giáo hội Coptic thì Chúa Kitô là một bản tính đến từ (from) hai bản tính: “Ngôi Lời Nhập Thể” (the Logos Incarnate). Theo đó, Đức Kitô đã TỪ (from), không phải TRONG (in) hai bản tính: Hoàn toàn nhân loại hoàn toàn và hoàn toàn Thiên Chúa. Vì vậy, họ đã bị các Nghị Phụ trong Công Đồng Chalcedon kết án là Monophylistic (chối bỏ hai bản tính của Chúa Kitô).
Tuy nhiên, một số người thuộc giáo hội Chính Thống Coptic đã tin rằng lý thuyết của họ đã bị các Nghị Phụ Chalcedon hiểu lầm. Họ không phải là Monophylistic, nhưng là Miaphysitic (tin vào một tổng hợp bản tính từ (from) hai bản tính). Những người khác lại tin rằng có lẽ Công Đồng đã hiểu thần học của giáo hội Coptic nhưng vẫn loại trừ giáo hội này vì họ từ chối tham gia vào các vấn đề chính trị hoặc vì đang có sự tranh chấp giữa nhà lãnh đạo giáo hội ở Alexandria và Đức Giáo Hoàng ở Roma. Có lẽ đây là một trong những vấn đề chính, đưa đến việc phân chia: Vấn đề quyền bính của Đức Giáo Hoàng. Đó cũng là nguyên nhân ẩn giấu của các cuộc phân chia với giáo hội Chính Thống Đông Phương và Tin Lành sau này.
Một ghi nhận quan trọng là người Kitô giáo Coptic đã chịu bách hại thật nhiều trong thời đế quốc Roma, chỉ vì muốn giữ lòng tin vào Chúa Kitô và từ chối thờ lạy các thần của những hoàng đế. Rồi đến năm 641 AD, một cơn cuồng phong khác đã bắt đầu khi quân Á-rập (Arab) tấn công và giành quyền chiếm đóng Ai-cập từ tay đế quốc La-mã. Trong một cách, họ đã “giải phóng” giáo hội Coptic khỏi cơn bách đạo; nhưng cách khác, chính những người Á-rập đó lại trở thành kẻ bắt đạo mới. Họ đã thay đổi ngôn ngữ và văn hóa Ai-cập theo đạo Hồi (Islam). Hậu quả là, qua những thế kỷ kế tiếp, họ đã trở thành đa số trong xã hội trong khi người Coptic thì ngày càng ít đi.
Ngày nay, chỉ còn một phần nhỏ Kitô hữu Coptic ở Alexandria, phần còn lại đã phải di cư đi nơi khác. Không có con số chính xác về tổng số người Coptic trên thế giới, số sai lệch rất lớn, từ 10 đến 60 triệu. Một cách thần học, giáo hội Coptic rất gần với Giáo Hội Công Giáo Roma và Chính Thống Đông Phương. Họ tự nhận là tín đồ của Chúa Giêsu Kitô và là một thành viên của Kitô giáo trên thế giới. Tuy nhiên, cũng như Công Giáo, họ nhấn mạnh đến công lênh của việc thiện trong sự cứu rỗi cùng với đời sống bí tích thay vì cứu rỗi qua sự kết hợp cá nhân với Chúa Kitô (như các anh em Tin Lành).
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Coptic có nghĩa là người Ai-cập (Egyptian) và đại đa số Kitô hữu hiện đang sống ở Ai-cập tự nhận họ là tín hữu thuộc giáo hội Coptic. Giáo hội này có khởi đầu từ thành phố cảng Alexandria (hình: một nhà thờ Coptic ở Alexandria), một trong những thành phố trung tín, được tôn trọng và thành đạt nhất vào thời các thánh tông đồ. Các tín hữu Coptic công nhận và tôn vinh thánh Gioan Mác-cô (John Mark, vị thánh sử đã viết quyển Phúc m theo thánh Mác-cô) là người sáng lập và là giám mục tiên khởi của cộng đồng Kitô hữu ở Alexandria, giữa những năm 42 AD và 62 AD. Tuy nhiên, giáo hội Coptic đã liên hệ đến việc phân chia quan trọng, lần thứ nhất, của giáo hội Kitô hoàn vũ, vào thế kỷ thứ V.
Các Kitô hữu Coptic đã tự tách rời khỏi Giáo Hội Mẹ (Roma) từ Công Đồng Chalcedon, năm 451 AD. Công Đồng được triệu tập để thảo luận về thần học Chúa Kitô Nhập Thể, đồng thời tuyên ngôn rằng Đức Kitô “là một Ngôi Vị có hai bản tính” (One hypostasis (ὑπόστασις) in two distinct natures). Từ đó, thần học này đã trở nên tiêu chuẩn cho các Giáo Hội Công Giáo Roma, Chính Thông Đông Phương và các giáo hội tin Lành.
Theo thần học của giáo hội Coptic thì Chúa Kitô là một bản tính đến từ (from) hai bản tính: “Ngôi Lời Nhập Thể” (the Logos Incarnate). Theo đó, Đức Kitô đã TỪ (from), không phải TRONG (in) hai bản tính: Hoàn toàn nhân loại hoàn toàn và hoàn toàn Thiên Chúa. Vì vậy, họ đã bị các Nghị Phụ trong Công Đồng Chalcedon kết án là Monophylistic (chối bỏ hai bản tính của Chúa Kitô).
Tuy nhiên, một số người thuộc giáo hội Chính Thống Coptic đã tin rằng lý thuyết của họ đã bị các Nghị Phụ Chalcedon hiểu lầm. Họ không phải là Monophylistic, nhưng là Miaphysitic (tin vào một tổng hợp bản tính từ (from) hai bản tính). Những người khác lại tin rằng có lẽ Công Đồng đã hiểu thần học của giáo hội Coptic nhưng vẫn loại trừ giáo hội này vì họ từ chối tham gia vào các vấn đề chính trị hoặc vì đang có sự tranh chấp giữa nhà lãnh đạo giáo hội ở Alexandria và Đức Giáo Hoàng ở Roma. Có lẽ đây là một trong những vấn đề chính, đưa đến việc phân chia: Vấn đề quyền bính của Đức Giáo Hoàng. Đó cũng là nguyên nhân ẩn giấu của các cuộc phân chia với giáo hội Chính Thống Đông Phương và Tin Lành sau này.
Một ghi nhận quan trọng là người Kitô giáo Coptic đã chịu bách hại thật nhiều trong thời đế quốc Roma, chỉ vì muốn giữ lòng tin vào Chúa Kitô và từ chối thờ lạy các thần của những hoàng đế. Rồi đến năm 641 AD, một cơn cuồng phong khác đã bắt đầu khi quân Á-rập (Arab) tấn công và giành quyền chiếm đóng Ai-cập từ tay đế quốc La-mã. Trong một cách, họ đã “giải phóng” giáo hội Coptic khỏi cơn bách đạo; nhưng cách khác, chính những người Á-rập đó lại trở thành kẻ bắt đạo mới. Họ đã thay đổi ngôn ngữ và văn hóa Ai-cập theo đạo Hồi (Islam). Hậu quả là, qua những thế kỷ kế tiếp, họ đã trở thành đa số trong xã hội trong khi người Coptic thì ngày càng ít đi.
Ngày nay, chỉ còn một phần nhỏ Kitô hữu Coptic ở Alexandria, phần còn lại đã phải di cư đi nơi khác. Không có con số chính xác về tổng số người Coptic trên thế giới, số sai lệch rất lớn, từ 10 đến 60 triệu. Một cách thần học, giáo hội Coptic rất gần với Giáo Hội Công Giáo Roma và Chính Thống Đông Phương. Họ tự nhận là tín đồ của Chúa Giêsu Kitô và là một thành viên của Kitô giáo trên thế giới. Tuy nhiên, cũng như Công Giáo, họ nhấn mạnh đến công lênh của việc thiện trong sự cứu rỗi cùng với đời sống bí tích thay vì cứu rỗi qua sự kết hợp cá nhân với Chúa Kitô (như các anh em Tin Lành).
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)