Sự sống đời đời
Trong nghi lễ Rửa tội người lớn, còn gọi là rửa tội Tân Tòng, có hai câu hỏi căn bản mà vị chủ tế hỏi người Tân Tòng:
1. Chủ tế: Ông, Bà, Anh, Chị…xin gì cùng Hội Thánh?
Người Tân Tòng trả lời: con xin đức tin.
2. Chủ tế: Đức tin sinh ơn ích gì cho Ông, Bà, Anh, Chị…?
Người Tân Tòng trả lời: đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.
Từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ, rồi sau đó mở mắt chào đời trong suốt đời sống trên trần gian, ai cũng được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho sự sống.
Nhưng xưa nay nhân loại đều phải trải qua giới hạn của sự sống. Ai cũng có ngày sinh ra đời và ngày tận cùng phải chết. Có ngày đến trong trần gian, và cũng có đi ngày ra khỏi trần gian. Kinh nghiệm thất bại đau thương này không có luật trừ cho ai vào bất cứ giai đoạn không gian cùng thời gian nào.
Trong Kinh Thánh, Kohelet đã nói lên trải nghiệm về những giai đoạn giới hạn của sự sống con người trên trần gian:
„ Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
2 một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;“(Kohelet 3,1-2)
Như thế sự sống con người trên trần gian giới hạn trong khoảng thời gian nhất định, mà Đấng Tạo Hóa đã đặt ra chương trình cho đời sống mỗi người ngắn hay dài bao lâu!
Vậy sự sống đời đời là gì?
Kinh Thánh trong sách Sáng Thế thuật lại việc Thiên Chúa tạo dựng con người ban cho họ đời sống hạnh phúc. Nhưng Ông Bà nguyên tổ Adong Eva đã phạm tội lỗi luật Thiên Chúa cấm, nên bị phạt không còn được có sự sống vĩnh cửu ngay trên trần gian nữa:
“ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi." ( Sách Sáng Thế 3,22).
Chúa Giêsu, con Thiên Chúa sinh xuống trần gian làm người, đã rao giảng giáo lý nói về sự sống đời đời:„ Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. ( Phúc âm Thánh Gioan 5,24)
Và giáo lý đó là kim chỉ nam hướng đi cho đời sống mai sau:
„ Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.“ ( Phúc âm Thánh Mattheo 25,46)
Kinh Tin Kính chúng ta đọc có lời tuyên xưng: „ Tôi trông đời kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.“
Hay lời tuyên xưng“ Tôi tin hằng sống vậy. Amen“
Như vậy sự sống đời đời không là sự sống thể lý của thân xác trên trần gian được kéo dài, nhưng là sự sống tinh thần thiêng liêng của linh hồn con người mai sau.
„Thật vậy, “Đời đời” gợi cho chúng ta ý tưởng về điều gì đó không chấm dứt, và điều đó làm chúng ta lo sợ; “sự sống” khiến chúng ta nghĩ đến cuộc sống mà chúng ta biết và yêu mến nó, cũng như không muốn đánh mất đi, dù rằng thường khi nó mang lại nhiều phiền nhiễu hơn là thỏa mãn, đến mức một mặt chúng ta muốn, một mặt chúng ta lại không muốn cuộc sống đó.
Hãy tưởng tượng chúng ta đang được đứng bên ngoài cõi tạm đang giam cầm chúng ta và ở một mức nào đó cảm thấy được rằng đời đời không phải là một chuỗi vô hạn những ngày tháng kế tiếp nhau của thời gian, nhưng là điều gì đó giống giây phút tột cùng của thỏa mãn hơn, trong đó tổng thể ôm lấy chúng ta và chúng ta ôm lấy tổng thể – chúng ta chỉ có thể thử nghĩ như vậy. Nó giống như là nhào vào đại dương của tình yêu vô hạn, một thời khắc trong đó thời gian – trước và sau – không còn hiện hữu nữa.
Chúng ta chỉ có thể nắm bắt ý tưởng là một thời khắc như vậy là cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, một sự nhận chìm mới mẻ chưa từng có vào trong cõi bao la của nhân sinh, trong đó chúng ta ngập tràn niềm vui. Đó chính là cách Chúa Giêsu đã diễn tả trong Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16:22). ( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., Spe Salvi số 12.)
Tháng cầu nguyện cho các Linh Hồn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong nghi lễ Rửa tội người lớn, còn gọi là rửa tội Tân Tòng, có hai câu hỏi căn bản mà vị chủ tế hỏi người Tân Tòng:
1. Chủ tế: Ông, Bà, Anh, Chị…xin gì cùng Hội Thánh?
Người Tân Tòng trả lời: con xin đức tin.
2. Chủ tế: Đức tin sinh ơn ích gì cho Ông, Bà, Anh, Chị…?
Người Tân Tòng trả lời: đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.
Từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ, rồi sau đó mở mắt chào đời trong suốt đời sống trên trần gian, ai cũng được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho sự sống.
Nhưng xưa nay nhân loại đều phải trải qua giới hạn của sự sống. Ai cũng có ngày sinh ra đời và ngày tận cùng phải chết. Có ngày đến trong trần gian, và cũng có đi ngày ra khỏi trần gian. Kinh nghiệm thất bại đau thương này không có luật trừ cho ai vào bất cứ giai đoạn không gian cùng thời gian nào.
Trong Kinh Thánh, Kohelet đã nói lên trải nghiệm về những giai đoạn giới hạn của sự sống con người trên trần gian:
„ Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
2 một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;“(Kohelet 3,1-2)
Như thế sự sống con người trên trần gian giới hạn trong khoảng thời gian nhất định, mà Đấng Tạo Hóa đã đặt ra chương trình cho đời sống mỗi người ngắn hay dài bao lâu!
Vậy sự sống đời đời là gì?
Kinh Thánh trong sách Sáng Thế thuật lại việc Thiên Chúa tạo dựng con người ban cho họ đời sống hạnh phúc. Nhưng Ông Bà nguyên tổ Adong Eva đã phạm tội lỗi luật Thiên Chúa cấm, nên bị phạt không còn được có sự sống vĩnh cửu ngay trên trần gian nữa:
“ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi." ( Sách Sáng Thế 3,22).
Chúa Giêsu, con Thiên Chúa sinh xuống trần gian làm người, đã rao giảng giáo lý nói về sự sống đời đời:„ Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. ( Phúc âm Thánh Gioan 5,24)
Và giáo lý đó là kim chỉ nam hướng đi cho đời sống mai sau:
„ Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.“ ( Phúc âm Thánh Mattheo 25,46)
Kinh Tin Kính chúng ta đọc có lời tuyên xưng: „ Tôi trông đời kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.“
Hay lời tuyên xưng“ Tôi tin hằng sống vậy. Amen“
Như vậy sự sống đời đời không là sự sống thể lý của thân xác trên trần gian được kéo dài, nhưng là sự sống tinh thần thiêng liêng của linh hồn con người mai sau.
„Thật vậy, “Đời đời” gợi cho chúng ta ý tưởng về điều gì đó không chấm dứt, và điều đó làm chúng ta lo sợ; “sự sống” khiến chúng ta nghĩ đến cuộc sống mà chúng ta biết và yêu mến nó, cũng như không muốn đánh mất đi, dù rằng thường khi nó mang lại nhiều phiền nhiễu hơn là thỏa mãn, đến mức một mặt chúng ta muốn, một mặt chúng ta lại không muốn cuộc sống đó.
Hãy tưởng tượng chúng ta đang được đứng bên ngoài cõi tạm đang giam cầm chúng ta và ở một mức nào đó cảm thấy được rằng đời đời không phải là một chuỗi vô hạn những ngày tháng kế tiếp nhau của thời gian, nhưng là điều gì đó giống giây phút tột cùng của thỏa mãn hơn, trong đó tổng thể ôm lấy chúng ta và chúng ta ôm lấy tổng thể – chúng ta chỉ có thể thử nghĩ như vậy. Nó giống như là nhào vào đại dương của tình yêu vô hạn, một thời khắc trong đó thời gian – trước và sau – không còn hiện hữu nữa.
Chúng ta chỉ có thể nắm bắt ý tưởng là một thời khắc như vậy là cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, một sự nhận chìm mới mẻ chưa từng có vào trong cõi bao la của nhân sinh, trong đó chúng ta ngập tràn niềm vui. Đó chính là cách Chúa Giêsu đã diễn tả trong Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16:22). ( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., Spe Salvi số 12.)
Tháng cầu nguyện cho các Linh Hồn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long