Hằng năm, xưa nay từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp, Giáo Hội Công Giáo luôn hằng kêu gọi khuyến khích người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nhớ đến cầu nguyện cho người đã qua đời.
Cung cách sống đức tin như thế biểu lộ niềm hy vọng cho đời sống con người sau khi cuộc sống trên trần gian chấm dứt: có một đời sống ở bên kia sau khi chết. Có một khởi đầu mới sau, khi con đường đời sống trên trần gian đã qua đi.
Cung cách sống đức tin liên kết với người đã qua đời qua lời cầu nguyện, qua tưởng nhớ đến họ còn nói lên: đời sống con người không chỉ như cơ hội về sinh vật học, về tâm lý giới hạn thu hẹp trong một không gian và thời gian nào. Sự chết không là sự chấm dứt căn bản sự sống.
Cung cách sống tưởng nhớ đến người qúa cố không căn cứ vào phần mộ của người đã qua đời có hay không còn nữa. Người đã qua đời, dù đã lâu năm hay không còn phần mộ, không biến mất khỏi tâm hồn, khỏi trái tim lòng nhớ nhung, lòng biết ơn nơi người còn sống trên trần gian.
Giữa người đã qua đời và người còn sống, như vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em, bạn bè… ngày xưa khi còn chung sống với nhau, sợi dây đời sống tình nghĩa, tình máu mủ ruột thịt gắn liền chặt khăng khít với nhau suốt đời sống rồi. Nên một người tuy đã qua đi, họ vẫn hằng sống động trong tâm hồn trái tim người còn đang sống trên trần gian.
Nấm mồ của người qua đời là cái gì cụ thể cho người còn sống trông thấy được. Và ai cũng muốn rằng có nấm mồ người đã qua đời để ra thăm viếng chăm sóc. Nhưng khi nấm mồ không còn, hay không có nữa, hình ảnh người qua đời, công đức tình nghĩa của người đã qua đời đâu có thể vì thế mà không còn hiện diện trong tâm hồn của người còn sống. Trái lại có khi càng hiển thị sâu đậm khăng khít hơn nơi tâm hồn họ. Họ vẫn hằng sống động trong tâm hồn trong trái tim lòng nhớ nhung biết ơn của người còn trên trần gian.
Và con người được Thiên Chúa tạo dựng nên không chỉ có thân xác, xương cốt, bắp thịt dòng máu lưu chuyển, nhưng còn có phần tinh thần, phần tinh anh linh hồn nữa. Khi chết thì thân xác xương con người cốt tan rã, nhưng linh hồn, lịch sử đời sống mỗi người trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình.
Thiên Chúa dựng nên thân xác con người từ hư vô, từ bụi đất. Và ngày sau cùng, như chúng ta tuyên xưng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Thiên Chúa cũng sẽ cho người đã chết sống lại với một đời sống mới và khác, do quyền năng của Ngài tạo dựng nên từ hư vô. Và như thế nào con người chúng ta không ai biết được.
Hằng năm trong tập tục nếp sống đạo Công Giáo, Tháng Mười Một là tháng dành tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn. Xưa nay có tập tục từ ngày 01. đến 08. Tháng 11., Giáo Hội kêu gọi mọi người tín hữu Công Giáo đi thăm viếng phần mộ người qúa cố, đọc kinh cầu nguyện cho các Linh hồn. Năm nay 2020 vì tình hình bệnh đại dịch do Vi trùng Corona đả cùng đang lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên khắp thế giới, nên Giáo Hội có qui định mổ rộng thêm về việc đạo đức bình dân này.
“Ơn Toàn Xá được ban cho những ai viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, thông thường chỉ trong những ngày từ 1.-8., có thể chuyển sang các ngày khác đến hết tháng 11. Những ngày này, do mỗi tín hữu tự chọn, có thể tách biệt nhau” (không cần các ngày liên tiếp).
Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng điều chỉnh việc lãnh nhận Ơn Toàn Xá vào ngày 2.11, ngày lễ “cầu nguyện cho các tín hữu qua đời”, khi viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện và đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Tin Kính, có thể dời không chỉ vào ngày Chúa Nhật trước hoặc sau đó, hoặc vào ngày lễ Các Thánh, mà còn có thể vào một ngày nào khác của tháng 11., do mỗi tín hữu tự chọn.
Thêm vào đó, riêng đối với những người già, người bệnh hoặc những ai vì lý do nghiêm trọng không thể ra khỏi nhà, cũng có thể lãnh nhận Ơn Toàn Xá, miễn là họ hiệp nhất thiêng liêng với các tín hữu khác, hoàn toàn xa lánh tội lỗi và với ý hướng thực hành ba điều kiện thông thường: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Họ có thể làm việc này trước một bức ảnh Chúa Giêsu hay Đức Mẹ, đọc kinh cầu cho những người đã qua đời hoặc một bài đọc Kinh Thánh vv… để dâng cho Chúa những đau khổ và khó khăn của mình.“ ( Bản tin Vatican)
Tưởng nhớ cầu nguyện cho các linh hồn là tập tục nếp sống đạo đức, và cũng là nét đẹp đời sống văn hóa tình nghĩa con người với nhau trong dòng thời gian xã hội xưa nay.
Tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn là cung cách thể hiện lòng yêu mến cùng lòng biết ơn ngày xưa họ đã trao tặng làm ơn cho ta.
Tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn là cung cách biểu lộ đức tin niềm hy vọng vào đời sống ngày mai: „Tôi trông đợi kẻ chết sống lại. Tôi tin sự sống đời sau. Amen.“( Kinh Tin Kính).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cung cách sống đức tin như thế biểu lộ niềm hy vọng cho đời sống con người sau khi cuộc sống trên trần gian chấm dứt: có một đời sống ở bên kia sau khi chết. Có một khởi đầu mới sau, khi con đường đời sống trên trần gian đã qua đi.
Cung cách sống đức tin liên kết với người đã qua đời qua lời cầu nguyện, qua tưởng nhớ đến họ còn nói lên: đời sống con người không chỉ như cơ hội về sinh vật học, về tâm lý giới hạn thu hẹp trong một không gian và thời gian nào. Sự chết không là sự chấm dứt căn bản sự sống.
Cung cách sống tưởng nhớ đến người qúa cố không căn cứ vào phần mộ của người đã qua đời có hay không còn nữa. Người đã qua đời, dù đã lâu năm hay không còn phần mộ, không biến mất khỏi tâm hồn, khỏi trái tim lòng nhớ nhung, lòng biết ơn nơi người còn sống trên trần gian.
Giữa người đã qua đời và người còn sống, như vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em, bạn bè… ngày xưa khi còn chung sống với nhau, sợi dây đời sống tình nghĩa, tình máu mủ ruột thịt gắn liền chặt khăng khít với nhau suốt đời sống rồi. Nên một người tuy đã qua đi, họ vẫn hằng sống động trong tâm hồn trái tim người còn đang sống trên trần gian.
Nấm mồ của người qua đời là cái gì cụ thể cho người còn sống trông thấy được. Và ai cũng muốn rằng có nấm mồ người đã qua đời để ra thăm viếng chăm sóc. Nhưng khi nấm mồ không còn, hay không có nữa, hình ảnh người qua đời, công đức tình nghĩa của người đã qua đời đâu có thể vì thế mà không còn hiện diện trong tâm hồn của người còn sống. Trái lại có khi càng hiển thị sâu đậm khăng khít hơn nơi tâm hồn họ. Họ vẫn hằng sống động trong tâm hồn trong trái tim lòng nhớ nhung biết ơn của người còn trên trần gian.
Và con người được Thiên Chúa tạo dựng nên không chỉ có thân xác, xương cốt, bắp thịt dòng máu lưu chuyển, nhưng còn có phần tinh thần, phần tinh anh linh hồn nữa. Khi chết thì thân xác xương con người cốt tan rã, nhưng linh hồn, lịch sử đời sống mỗi người trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình.
Thiên Chúa dựng nên thân xác con người từ hư vô, từ bụi đất. Và ngày sau cùng, như chúng ta tuyên xưng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Thiên Chúa cũng sẽ cho người đã chết sống lại với một đời sống mới và khác, do quyền năng của Ngài tạo dựng nên từ hư vô. Và như thế nào con người chúng ta không ai biết được.
Hằng năm trong tập tục nếp sống đạo Công Giáo, Tháng Mười Một là tháng dành tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn. Xưa nay có tập tục từ ngày 01. đến 08. Tháng 11., Giáo Hội kêu gọi mọi người tín hữu Công Giáo đi thăm viếng phần mộ người qúa cố, đọc kinh cầu nguyện cho các Linh hồn. Năm nay 2020 vì tình hình bệnh đại dịch do Vi trùng Corona đả cùng đang lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên khắp thế giới, nên Giáo Hội có qui định mổ rộng thêm về việc đạo đức bình dân này.
“Ơn Toàn Xá được ban cho những ai viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, thông thường chỉ trong những ngày từ 1.-8., có thể chuyển sang các ngày khác đến hết tháng 11. Những ngày này, do mỗi tín hữu tự chọn, có thể tách biệt nhau” (không cần các ngày liên tiếp).
Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng điều chỉnh việc lãnh nhận Ơn Toàn Xá vào ngày 2.11, ngày lễ “cầu nguyện cho các tín hữu qua đời”, khi viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện và đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Tin Kính, có thể dời không chỉ vào ngày Chúa Nhật trước hoặc sau đó, hoặc vào ngày lễ Các Thánh, mà còn có thể vào một ngày nào khác của tháng 11., do mỗi tín hữu tự chọn.
Thêm vào đó, riêng đối với những người già, người bệnh hoặc những ai vì lý do nghiêm trọng không thể ra khỏi nhà, cũng có thể lãnh nhận Ơn Toàn Xá, miễn là họ hiệp nhất thiêng liêng với các tín hữu khác, hoàn toàn xa lánh tội lỗi và với ý hướng thực hành ba điều kiện thông thường: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Họ có thể làm việc này trước một bức ảnh Chúa Giêsu hay Đức Mẹ, đọc kinh cầu cho những người đã qua đời hoặc một bài đọc Kinh Thánh vv… để dâng cho Chúa những đau khổ và khó khăn của mình.“ ( Bản tin Vatican)
Tưởng nhớ cầu nguyện cho các linh hồn là tập tục nếp sống đạo đức, và cũng là nét đẹp đời sống văn hóa tình nghĩa con người với nhau trong dòng thời gian xã hội xưa nay.
Tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn là cung cách thể hiện lòng yêu mến cùng lòng biết ơn ngày xưa họ đã trao tặng làm ơn cho ta.
Tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn là cung cách biểu lộ đức tin niềm hy vọng vào đời sống ngày mai: „Tôi trông đợi kẻ chết sống lại. Tôi tin sự sống đời sau. Amen.“( Kinh Tin Kính).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long