Xưa nay trong đời sống rửa tay giữ vệ sinh là điều tư nhiên thông thường căn bản từ buổi sáng khi thức dậy cho tới buổi chiều tối trước khi đi ngủ.
Nhưng từ đầu năm nay từ khi bệnh đại dịch do vi trùng Corona bùng phát gây lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người, việc rửa tay giữ vệ sinh trở thành như chính sách y tế khẩn thiết khuyến khích khắp mọi người trên thế giới, để đề phòng ngăn ngừa bị lây nhiễm vi trùng bệnh dịch, nhằm giữ gìn sức khoẻ cho con người.
Vậy trong nền văn hóa tôn giáo việc rửa tay mang ý nghĩa gì?
Trong sách kinh thánh Cựu ước thời ông Mose có luật buộc thanh tẩy tắm giặt khắp thân thể cho sạch sẽ bằng nước khi bị ô uế nhiễm bệnh nhiễm trùng, trước khi ăn uống, khi phạm tội lỗi phạm lề luật, nhất là Thầy cả thượng phẩm trước khi bước vào cung thánh đền thờ dâng lễ tế lên Thiên Chúa. Có thế mới xứng đáng tế lễ cầu nguyện trước Thiên Chúa Giave cùng được chung sống trong cộng đoàn dân Thiên Chúạ. (Sách Levi từ chương 11. đến chương 15., và sách Dân số chương 19).
Nghi thức luật buộc thanh tẩy theo nghi thức theo truyền thống mang nhiều ý nghĩa về tôn giáo đạo Do Thái.
Trong nền văn hóa Kitô giáo việc thanh tẩy thân xác không đặt nặng. Nhưng việc giữ gìn thanh tẩy tâm hồn cho trở nên thanh sạch quan trọng hơn.
Chúa Giêsu trong cuộc đối thoại tranh luận về nghi thức rửa tay thanh tẩy đã có nhận xét:
„ Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa.3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."9 Người còn nói: "Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông“ ( Phúc âm Marco 7, 1-9).
Trong thánh lễ Misa, linh mục chủ tế trước khi bước sang phần chính thánh lễ lấy nước rửa tay với lòng thành khẩn cầu Thiên Chúa qua lời kinh của Thánh vịnh 51, 4: „ Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.“
Trong lịch sử, Kinh Thánh nói đến một trường hợp rửa tay để minh oan cho chính mình. Đó là Pontius Pilatus khi xử án Chúa Giêsu Kitô năm xưa : “ Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy! „ (Phúc âm Thánh Mattheo 27, 24).
Pontius Pilatus rửa tay không phải để thanh tẩy giữ luật buộc theo truyền thống Do Thái giáo, cũng chẳng phải để giữ vệ sinh chống phòng bệnh, và cũng chẳng phải để nói lên biểu trưng thanh tẩy tâm hồn. Nhưng là để phủi tay nói lên sự bất lực cùng không muốn dính dáng để trốn trách nhiệm.
Ngày nay lúc này trước nguy cơ bị vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm, chính phủ các quốc gia, các nhà khoa học ngành y tế đã đề ra biện pháp kêu gọi mọi người phải thường xuyên rửa tay cùng cẩn thận, để phòng chống ngăn ngừa không cho vi trùng bệnh nạn xâm nhập vào bên trong các cơ quan thân thể gây nguy hiểm đe dọa sức khoẻ đời sống cá nhân cũng như xã hội.
Rửa tay giữ vệ sinh ngăn ngừa không cho vi trùng xâm nhập phá hủy sự sống là cung cách qúi trọng bảo vệ món qùa sự sống do Thiên Chúa ban cho con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhưng từ đầu năm nay từ khi bệnh đại dịch do vi trùng Corona bùng phát gây lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người, việc rửa tay giữ vệ sinh trở thành như chính sách y tế khẩn thiết khuyến khích khắp mọi người trên thế giới, để đề phòng ngăn ngừa bị lây nhiễm vi trùng bệnh dịch, nhằm giữ gìn sức khoẻ cho con người.
Vậy trong nền văn hóa tôn giáo việc rửa tay mang ý nghĩa gì?
Trong sách kinh thánh Cựu ước thời ông Mose có luật buộc thanh tẩy tắm giặt khắp thân thể cho sạch sẽ bằng nước khi bị ô uế nhiễm bệnh nhiễm trùng, trước khi ăn uống, khi phạm tội lỗi phạm lề luật, nhất là Thầy cả thượng phẩm trước khi bước vào cung thánh đền thờ dâng lễ tế lên Thiên Chúa. Có thế mới xứng đáng tế lễ cầu nguyện trước Thiên Chúa Giave cùng được chung sống trong cộng đoàn dân Thiên Chúạ. (Sách Levi từ chương 11. đến chương 15., và sách Dân số chương 19).
Nghi thức luật buộc thanh tẩy theo nghi thức theo truyền thống mang nhiều ý nghĩa về tôn giáo đạo Do Thái.
Trong nền văn hóa Kitô giáo việc thanh tẩy thân xác không đặt nặng. Nhưng việc giữ gìn thanh tẩy tâm hồn cho trở nên thanh sạch quan trọng hơn.
Chúa Giêsu trong cuộc đối thoại tranh luận về nghi thức rửa tay thanh tẩy đã có nhận xét:
„ Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa.3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."9 Người còn nói: "Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông“ ( Phúc âm Marco 7, 1-9).
Trong thánh lễ Misa, linh mục chủ tế trước khi bước sang phần chính thánh lễ lấy nước rửa tay với lòng thành khẩn cầu Thiên Chúa qua lời kinh của Thánh vịnh 51, 4: „ Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.“
Trong lịch sử, Kinh Thánh nói đến một trường hợp rửa tay để minh oan cho chính mình. Đó là Pontius Pilatus khi xử án Chúa Giêsu Kitô năm xưa : “ Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy! „ (Phúc âm Thánh Mattheo 27, 24).
Pontius Pilatus rửa tay không phải để thanh tẩy giữ luật buộc theo truyền thống Do Thái giáo, cũng chẳng phải để giữ vệ sinh chống phòng bệnh, và cũng chẳng phải để nói lên biểu trưng thanh tẩy tâm hồn. Nhưng là để phủi tay nói lên sự bất lực cùng không muốn dính dáng để trốn trách nhiệm.
Ngày nay lúc này trước nguy cơ bị vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm, chính phủ các quốc gia, các nhà khoa học ngành y tế đã đề ra biện pháp kêu gọi mọi người phải thường xuyên rửa tay cùng cẩn thận, để phòng chống ngăn ngừa không cho vi trùng bệnh nạn xâm nhập vào bên trong các cơ quan thân thể gây nguy hiểm đe dọa sức khoẻ đời sống cá nhân cũng như xã hội.
Rửa tay giữ vệ sinh ngăn ngừa không cho vi trùng xâm nhập phá hủy sự sống là cung cách qúi trọng bảo vệ món qùa sự sống do Thiên Chúa ban cho con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long