Tôi có dịp xem youtube “Vũ khúc ngũ bái” của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, của Giới người cha giáo xứ Ngọc Quang…Trên hai tay mỗi vũ công của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cầm một cây hương, còn trên hai tay mỗi vũ công giới người cha giáo xứ Ngọc Quang cầm hai cây hương
Sau khi xem xong vũ khúc, tôi xin có những góp ý:
Ngũ bái dành cho ai?
Theo nghi thức tế lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, chỉ có lạy Trời và nhà vua mới dùng “ngũ bái” (năm lạy) mà thôi. Ngoài ra lạy thần thánh, người quá cố chỉ có “tứ bái” (bốn lạy) mà thôi.
Nếu nói đến “bái” thì hai tay không cầm nén hương nào cả. Lúc quỳ xuống, hai bàn tay úp xuống mặt đất, đầu cúi xuống chạm mặt đất (cử chỉ này đọc theo âm Hán Việt là “khể thủ” có nghĩa là lạy rập đầu sát đất).
Trong nghi thức tế lễ cổ truyền, sau khi viên chánh tế thực hiện nghi thức “quán tẩy” và “thuế cân” (rửa tay và lau tay) hoàn tất thì vị chưởng nghi xướng: Phục vị. Viên chánh tế trở về vị trí cũ trước án thờ. Chưởng nghi xướng: Quỵ. (Viên chánh tế quỳ xuống). Chưởng nghi xướng: Phần hương (đốt hương), liền khi ấy viên thị lập (còn gọi là dự án) đứng trực bên án thờ đốt ba cây hương trao cho viên chánh tế. Chưởng nghi xướng: Niệm hương. Viên chánh tế hai tay cầm ba cây hương kính cẩn đưa lên ngang trán thay dân làng khấn vái cho mưa thuận gió hòa, xóm làng bình yên. Sau khi khấn xong, viên chánh tế hay tay vẫn cầm ba cây hương xá ba xá. Chưởng nghi xướng: Thượng hương. Viên chánh tế trao ba cây hương cho viên thị lập cắm vào lư hương trên án thờ. Tiếp đến chưởng nghi xướng: Phủ phục-Hưng-Bình thân. Viên chánh tế đặt hai tay xuống chiếu và cúi đầu lạy sát đất, sau đó đứng thẳng người lên. Sau đó chưởng nghi xướng: Nghinh thần cúc cung bái (đón thần cúi mình lạy). Khi ấy chánh tế đang tư thế đứng. Chưởng nghi xướng: Bái. Chánh tế quỳ xuống cúi đầu lạy sát đất. Chưởng nghi xướng: Hưng- chánh tế đứng thẳng người lên và sau đó chưởng nghi bốn lần xướng : Bái- Hưng. Viên chánh tế 4 lần đứng lên quỳ xuống đầu bái sát đất
Sau khi nghi thức tế lễ sắp kết thúc, chưởng nghi xướng: Tạ thần cúc cung bái và chưởng nghi cũng 4 lần xướng : Bái –Hưng. Viên chánh tế cũng 4 lần đứng lên quỳ lạy rập đầu sát đất.
Xem “Vũ khúc ngũ bái” tập thể của giáo xứ Cồn Thoi và giáo xứ Tân Mỹ dâng hoa kính Đức Mẹ thì cách bái lạy trong “ngũ bái” của giáo xứ Cồn Thoi và giáo xứ Tân Mỹ được nghiên cứu có bài bản hơn. Có nhiều vũ công tuổi thiếu nhi nhưng khi bái lạy rất là thuần thục.
Trong nghi thức tế lễ cổ truyền Việt Nam, điều tối kỵ là khi di chuyển không được xoay lưng vào chính diện bàn thờ. Những điệu múa, điệu hát cửa đình của dân tộc là khuôn phép để chúng ta học hỏi, áp dụng vào những vũ khúc nhà đạo cho có bài bản và hài hòa với nghi thức tế lễ cổ truyền của dân tộc.
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Sau khi xem xong vũ khúc, tôi xin có những góp ý:
Ngũ bái dành cho ai?
Theo nghi thức tế lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, chỉ có lạy Trời và nhà vua mới dùng “ngũ bái” (năm lạy) mà thôi. Ngoài ra lạy thần thánh, người quá cố chỉ có “tứ bái” (bốn lạy) mà thôi.
Nếu nói đến “bái” thì hai tay không cầm nén hương nào cả. Lúc quỳ xuống, hai bàn tay úp xuống mặt đất, đầu cúi xuống chạm mặt đất (cử chỉ này đọc theo âm Hán Việt là “khể thủ” có nghĩa là lạy rập đầu sát đất).
Trong nghi thức tế lễ cổ truyền, sau khi viên chánh tế thực hiện nghi thức “quán tẩy” và “thuế cân” (rửa tay và lau tay) hoàn tất thì vị chưởng nghi xướng: Phục vị. Viên chánh tế trở về vị trí cũ trước án thờ. Chưởng nghi xướng: Quỵ. (Viên chánh tế quỳ xuống). Chưởng nghi xướng: Phần hương (đốt hương), liền khi ấy viên thị lập (còn gọi là dự án) đứng trực bên án thờ đốt ba cây hương trao cho viên chánh tế. Chưởng nghi xướng: Niệm hương. Viên chánh tế hai tay cầm ba cây hương kính cẩn đưa lên ngang trán thay dân làng khấn vái cho mưa thuận gió hòa, xóm làng bình yên. Sau khi khấn xong, viên chánh tế hay tay vẫn cầm ba cây hương xá ba xá. Chưởng nghi xướng: Thượng hương. Viên chánh tế trao ba cây hương cho viên thị lập cắm vào lư hương trên án thờ. Tiếp đến chưởng nghi xướng: Phủ phục-Hưng-Bình thân. Viên chánh tế đặt hai tay xuống chiếu và cúi đầu lạy sát đất, sau đó đứng thẳng người lên. Sau đó chưởng nghi xướng: Nghinh thần cúc cung bái (đón thần cúi mình lạy). Khi ấy chánh tế đang tư thế đứng. Chưởng nghi xướng: Bái. Chánh tế quỳ xuống cúi đầu lạy sát đất. Chưởng nghi xướng: Hưng- chánh tế đứng thẳng người lên và sau đó chưởng nghi bốn lần xướng : Bái- Hưng. Viên chánh tế 4 lần đứng lên quỳ xuống đầu bái sát đất
Sau khi nghi thức tế lễ sắp kết thúc, chưởng nghi xướng: Tạ thần cúc cung bái và chưởng nghi cũng 4 lần xướng : Bái –Hưng. Viên chánh tế cũng 4 lần đứng lên quỳ lạy rập đầu sát đất.
Xem “Vũ khúc ngũ bái” tập thể của giáo xứ Cồn Thoi và giáo xứ Tân Mỹ dâng hoa kính Đức Mẹ thì cách bái lạy trong “ngũ bái” của giáo xứ Cồn Thoi và giáo xứ Tân Mỹ được nghiên cứu có bài bản hơn. Có nhiều vũ công tuổi thiếu nhi nhưng khi bái lạy rất là thuần thục.
Trong nghi thức tế lễ cổ truyền Việt Nam, điều tối kỵ là khi di chuyển không được xoay lưng vào chính diện bàn thờ. Những điệu múa, điệu hát cửa đình của dân tộc là khuôn phép để chúng ta học hỏi, áp dụng vào những vũ khúc nhà đạo cho có bài bản và hài hòa với nghi thức tế lễ cổ truyền của dân tộc.
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang