Từ những tháng ngày đầu năm 2020 bệnh đại dịch Corona truyền nhiễm lan tràn khắp nơi trên thế giới. Nó gây ra chết chóc cho hằng trăm ngàn người, đe dọa lây lan làm suy yếu sức khoẻ tinh thần lẫn thể lý hơn 17 triệu người cho tới bây giờ bị nhiễm. Nó làm ngưng trệ đảo lộn đến mức phá đổ các tục lệ thói quen mọi sinh hoạt trong đời sống, không chỉ trong lãnh vực chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, nghệ thuật, giao thông liên lạc, mà cả trong các sinh hoạt tinh thần nơi mọi tôn giáo nữa.
Đại dịch Corona đã âm thầm xâm chiếm không bằng lời, không bằng vũ khí mọi nơi trên trái đất. Nó gây ra biến cố khủng hoảng sâu rộng khủng khiếp đe dọa sức khoẻ sự sống nhân loại hoàn vũ!
Đã có nhiều suy luận giải trình về nguyên nhân cùng hình hài vi trùng nguy hiểm Corona này, nhưng chưa khám phá biết rõ hơn được. Vì không có thể nói chuyện bàn cãi với vi trùng. Vi trùng Corona không có hình hài, không có tiếng nói. Nó không nghe ai, nó ập đến bất thình lình lây lan truyền nhiễm vào thân thể cơ quan con người gây bệnh tật tê liệt chết chóc, và âm thầm biến đi, rồi lại trở lại, nếu không cẩn trọng đề phòng tuân giữ biện pháp ngăn ngừa!
Trước nguy cơ đe dọa kinh hòang đó, con người chỉ còn biết dùng những biện pháp đề phòng ngăn ngừa không cho nó bùng phát lây lan tiếp ra, cho tới khi phát minh chế tạo thành công thuốc chữa trị chủng ngừa bài trừ hẳn nó ra khỏi mọi lãnh vực đời sống con người.
Những biện pháp mang chiều kích y tế giữ vệ sinh phòng chống ngăn ngừa vi trùng Corona lây lan đòi hỏi sự kiên trì tuân giữ kỷ luật trong thời kỳ phải sống trong thử thách lúc này.
Người tín hữu Chúa Kitô, dù sống hoang mang lo sợ trong thử thách một mặt sống giữ kỷ luật những biện pháp y tế vệ sinh ngăn ngừa chống vi trùng Corona, một mặt với lòng tin tưởng cậy trông hướng tâm hồn lên Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống bến bờ ân đức chữa lành bệnh nạn thể xác cũng như tinh thần, cầu xin ơn trợ giúp cho có được bằng an mạnh khoẻ.
Ngày xưa Thánh Phaolô đã sống trải qua thời kỳ bị sống trong thử thách đe dọa mạng sống, đã viết lại kinh nghiệm đó:
„ Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? 36 Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.“ ( Roma 8, 35-37).
Ngày hôm nay giữa cảnh biến cố đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm có lẽ Thánh Phaolô còn có những lời khác nữa thêm vào?
Thánh Phaolô trong bước đường mạng sống bị thử thách đe dọa một đàng sống trong lo âu sợ hãi, nhưng một đàng trong thâm tâm chiến đấu chống lại sự hoang mang sợ hãi để tự giải thoát ra khỏi sự tê liệt hoang mang cho đời sống.
Trong hoang mang gần như trong đêm tối vô vọng muốn buông xuôi, Thánh nhân đã suy tìm ra ánh sáng loé lên trong tâm trí. Chính ánh sáng đó giúp ông có niềm an ủi hy vọng đủ sức mạnh trở lại tiếp tục phấn khởi chiến đấu chịu đựng vượt qua những thử thách đe dọa:
- Ánh sáng thứ nhất:
„ 8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; 9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.“ ( 2 cor 8-9 ̣)
- Ánh sáng thứ hai:
„Nhưng Người quả quyết với tôi: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.“ ( 2 cor, 12, 9).
Bảo vệ gìn giữ sức khoẻ đời sống, món qùa tặng cao qúy châu báu trời cao Thiên Chúa ban cho con người là bổn phận đương nhiên cần thiết của con người.
Nhưng chăm sóc mối dây tương quan liên kết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, như Thánh Phaolô có kinh nghiệm khuyên viết để lại, là bổn phận nếp sống thiêng liêng cũng cần thiết không kém quan trọng, để có sức mạnh niềm hy vọng tinh thần vượt qua thử thách đe dọa trong đời sống.
Tất cả đòi hỏi sống tin tưởng trong kiên trì.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đại dịch Corona đã âm thầm xâm chiếm không bằng lời, không bằng vũ khí mọi nơi trên trái đất. Nó gây ra biến cố khủng hoảng sâu rộng khủng khiếp đe dọa sức khoẻ sự sống nhân loại hoàn vũ!
Đã có nhiều suy luận giải trình về nguyên nhân cùng hình hài vi trùng nguy hiểm Corona này, nhưng chưa khám phá biết rõ hơn được. Vì không có thể nói chuyện bàn cãi với vi trùng. Vi trùng Corona không có hình hài, không có tiếng nói. Nó không nghe ai, nó ập đến bất thình lình lây lan truyền nhiễm vào thân thể cơ quan con người gây bệnh tật tê liệt chết chóc, và âm thầm biến đi, rồi lại trở lại, nếu không cẩn trọng đề phòng tuân giữ biện pháp ngăn ngừa!
Trước nguy cơ đe dọa kinh hòang đó, con người chỉ còn biết dùng những biện pháp đề phòng ngăn ngừa không cho nó bùng phát lây lan tiếp ra, cho tới khi phát minh chế tạo thành công thuốc chữa trị chủng ngừa bài trừ hẳn nó ra khỏi mọi lãnh vực đời sống con người.
Những biện pháp mang chiều kích y tế giữ vệ sinh phòng chống ngăn ngừa vi trùng Corona lây lan đòi hỏi sự kiên trì tuân giữ kỷ luật trong thời kỳ phải sống trong thử thách lúc này.
Người tín hữu Chúa Kitô, dù sống hoang mang lo sợ trong thử thách một mặt sống giữ kỷ luật những biện pháp y tế vệ sinh ngăn ngừa chống vi trùng Corona, một mặt với lòng tin tưởng cậy trông hướng tâm hồn lên Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống bến bờ ân đức chữa lành bệnh nạn thể xác cũng như tinh thần, cầu xin ơn trợ giúp cho có được bằng an mạnh khoẻ.
Ngày xưa Thánh Phaolô đã sống trải qua thời kỳ bị sống trong thử thách đe dọa mạng sống, đã viết lại kinh nghiệm đó:
„ Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? 36 Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.“ ( Roma 8, 35-37).
Ngày hôm nay giữa cảnh biến cố đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm có lẽ Thánh Phaolô còn có những lời khác nữa thêm vào?
Thánh Phaolô trong bước đường mạng sống bị thử thách đe dọa một đàng sống trong lo âu sợ hãi, nhưng một đàng trong thâm tâm chiến đấu chống lại sự hoang mang sợ hãi để tự giải thoát ra khỏi sự tê liệt hoang mang cho đời sống.
Trong hoang mang gần như trong đêm tối vô vọng muốn buông xuôi, Thánh nhân đã suy tìm ra ánh sáng loé lên trong tâm trí. Chính ánh sáng đó giúp ông có niềm an ủi hy vọng đủ sức mạnh trở lại tiếp tục phấn khởi chiến đấu chịu đựng vượt qua những thử thách đe dọa:
- Ánh sáng thứ nhất:
„ 8 Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; 9 bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.“ ( 2 cor 8-9 ̣)
- Ánh sáng thứ hai:
„Nhưng Người quả quyết với tôi: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.“ ( 2 cor, 12, 9).
Bảo vệ gìn giữ sức khoẻ đời sống, món qùa tặng cao qúy châu báu trời cao Thiên Chúa ban cho con người là bổn phận đương nhiên cần thiết của con người.
Nhưng chăm sóc mối dây tương quan liên kết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, như Thánh Phaolô có kinh nghiệm khuyên viết để lại, là bổn phận nếp sống thiêng liêng cũng cần thiết không kém quan trọng, để có sức mạnh niềm hy vọng tinh thần vượt qua thử thách đe dọa trong đời sống.
Tất cả đòi hỏi sống tin tưởng trong kiên trì.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long