Nỗi Oan Thiên Kỷ Của Thánh Nữ Maria Ma-Đa-Lê-Na
Chứng nhân đầu tiên cho cuộc phục sinh của Chúa Giêsu - mà cả bốn Thánh Sử của Tin Mừng đều ghi nhận - là một phụ nữ, nhưng, đáng buồn thay, tên và thanh danh của cô đã bị hiểu lầm, giải thích sai, hiểu sai. Hơn 1.400 năm qua, cô chỉ được nhắc đến như một cô điếm hoàn lương thay vì một chứng nhân trung kiên của Phúc Âm.
Người phụ nữ ấy tên là Maria, người làng Mác-đa-la (Magdala). Qua bao thế kỷ, cuối cùng thì thanh danh của cô đã được phục hồi. Câu chuyện hoang đường cho rằng cô và một kẻ tội lỗi biết ăn năn (được hiểu như một gái điếm) đã dùng nước mắt và tóc của mình để rửa chân Chúa, là cùng một người. (Lu-ca 7:36-50).
Không như các phụ nữ khác trong Kinh Thánh, tên cô Maria không được gọi kèm với tên một người khác, vì cô không là mẹ, vợ, hay chị/em của ai. Thay vào đó, cô được gọi là Maria Ma-đa-lê-na, một danh xưng để chỉ một người đáng kính trọng ở Mác-đa-la, một làng chài lưới về phía tây-bắc của hồ Ga-li-lê. Cô đã tự rời quê hương để đi theo Chúa Giêsu, được kể là một trong những phụ nữ khá giả, độc lập, đã trợ giúp vật chất trong cuộc rao giảng của Chúa.
Vậy tại sao sau khi Maria Ma-đa-lê-na lìa trần hơn 500 năm, cô đã “chính thức” bị cho là một gái điếm?
Câu trả lời có thể tóm tắt như sau: Cô đã bị gán ép, một cách lầm lẫn, là cùng một người với mấy phụ nữ khác trong Kinh Thánh. Chuyện đáng buồn và gây thiệt hại cho cô nhất là với một cô gái điếm hoàn lương, không tên, đã được kể bên trên (Lu-ca 7:36-50). Thật ra, chẳng có chỗ nào trong Phúc Âm nói rằng người phụ nữ đó đã là một cô gái điếm. Cũng chẳng có chỗ nào nói rằng người đó chính là Maria Ma-đa-lê-na.
Sự lầm lẫn tai hại này, có lẽ đã xảy ra vì tên cô đã được nhắc đến trong Phúc Âm của thánh Lu-ca (8:2), là người được Chúa chữa khỏi 7 tên quỉ ám. Trước đây, việc này đã được diễn giải rằng đó là tội về đàng xác thịt; nhưng ngày nay, người ta lại cho đó là một thứ bệnh tâm thần. Hãy bỏ mấy lời phỏng đoán đó đi, cứ đơn giản chấp nhận lời Kinh Thánh: Cô ấy đã được Chúa Giêsu chữa khỏi 7 tên quỷ ám, thế là đủ.
Người nữ hối nhân không tên đó, lại còn bị ghép với một cô Maria khác, Maria người làng Bê-ta-ni-a (Bethany), là em của Mát-ta và chị của La-gia-rô. Cô ấy cũng xức dầu chân Chúa và lau bằng tóc của mình (Phúc Âm theo thánh Gioan 12:3-8). Nhưng Maria này (của Bê-ta-ni-a) là bạn thân của Chúa Giêsu, chứ không phải là một người xa lạ, không bị mang tiếng là kẻ có tội, như cô kia. Thánh Mát-thêu cũng kể về chuyện này nhưng không ghi rõ tên cô Maria (26:6-13).
Một số người tin rằng sự gán ép giữa hai cô Maria, của Bê-ta-ni-a và Mác-đa-la, không chỉ là vì họ có cùng tên, mà còn vì cách họ sùng bái Chúa Giêsu, với dầu thơm và dùng tóc để lau chân ngài. Điều này đã là nguyên cớ cho sự hiểu lầm. Maria của Mác-đa-la còn đem dầu thơm đến mộ của Chúa để định xức dầu cho thân xác Ngài.
Sự gán ép này đã trở thành “chính thức” và hơn nữa, Maria Ma-đa-lê-na còn biến thành cô điếm hoàn lương vào ngày 14 tháng 9, năm 591, khi Đức Giáo Hoàng Gregory cả, trong bài giảng thứ 23 của ngài, đã tuyên bố: “Maria Ma-đa-lê-na, với người đàn bà tội lỗi không tên trong Phúc Âm của thánh Lu-ca, và Maria của Bê-ta-ni-a, (cả ba người ấy) thực sự chỉ là một!”
ĐGH Gregory tiếp: “Cô ấy, người mà thánh Lu-ca gọi là đàn bà tội lỗi, người mà thánh Gioan gọi là Maria (của Bê-ta-ni-a), chúng ta tin rằng cũng là Maria đã được chữa khỏi bệnh bị 7 tên quỷ ám trong Phúc Âm của thánh Mác-cô, (đúng ra là thánh Lu-ca)”. “Và 7 tên quỷ này là biểu hiệu cho điều gì, phải chăng là tất cả những hành động vô luân? … Thưa anh em, thật là rõ ràng, người đàn bà trước đó đã dùng dầu mỡ để làm thơm da thịt của mình trong những hành động bị nghiêm cấm…” “Vì vậy, điều cô ấy (Maria Ma-đa-lê-na) đã biểu lộ một cách hết sức tai tiếng, thì nay cô lại dâng cho Chúa trong một cách đáng khen nhất.”
Có lẽ ĐGH Gregory chỉ muốn dùng câu chuyện để cam đoan với những tân tòng rằng các tội lỗi của họ (dù nặng đến đâu) cũng sẽ được tha. Nhưng đoạn Phúc Âm thâm thúy đó vẫn rất thâm thúy, mà không phải nói về cô Maria Ma-đa-lê-na nặng nề như vậy! Từ năm 591, gần cuối thế kỷ thứ 6, đó, bất hạnh thay, việc trình bày về Maria Ma-đa-lê-na như một cô điếm hoàn lương đã trở thành phổ biến trong Giáo Hội Công Giáo.
Hơn 6 thế kỷ trôi qua, cho đến khi thánh Tô-ma A-ki-nô (Thomas Aquinas) (1225-1274) thuộc dòng Đa-minh và là một tiến sĩ của Hội Thánh, đã gọi cô Maria Ma-đa-lê-na là vị “Tông Đồ của các tông đồ”, vì cô đã là người đầu tiên được nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh, cô đã là người được Ngài trao nhiệm vụ loan báo với các môn đệ khác về việc Chúa đã sống lại từ cõi chết.
Nhưng vẫn phải thêm gần 8 thế kỷ nữa, hay tất cả là gần 14 thế kỷ sau “bản án” năm 591; Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vào năm 1969, mới chính thức xóa bỏ sự gán ép cô Maria Ma-đa-lê-na với Maria của làng Bê-ta-ni-a và “người đàn bà tội lỗi”, đồng thời xếp cô vào hàng ngũ các thánh trong niên lịch phụng vụ của giáo hội (Calendarium Romanum), lễ “nhớ” nữ thánh là ngày 22 tháng 7 hàng năm.
Đến năm 2016, Đức Đương Kim Giáo Hoàng, Phanxicô, đã nâng lễ “nhớ” (optional) của thánh nữ lên hàng lễ “kính” (feast) theo niên lịch phụng vụ. Ngài cũng tìm cách phục hồi “thanh danh” của thánh nữ, đồng thời ghi nhận vai trò quan trọng của bà trong Phúc Âm. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Thật là một điều đáng tiếc, hình ảnh một phụ nữ gương mẫu cho các nữ môn đệ của Chúa Giêsu, quan trọng như vậy mà đã bị làm hoen ố, bị gán ép thành một cô điếm!”
Kẻ sọan bài này xin được mạo muội thêm: “Cả Giáo Hội đang nợ thánh nữ một lời xin lỗi!”
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Người phụ nữ ấy tên là Maria, người làng Mác-đa-la (Magdala). Qua bao thế kỷ, cuối cùng thì thanh danh của cô đã được phục hồi. Câu chuyện hoang đường cho rằng cô và một kẻ tội lỗi biết ăn năn (được hiểu như một gái điếm) đã dùng nước mắt và tóc của mình để rửa chân Chúa, là cùng một người. (Lu-ca 7:36-50).
Không như các phụ nữ khác trong Kinh Thánh, tên cô Maria không được gọi kèm với tên một người khác, vì cô không là mẹ, vợ, hay chị/em của ai. Thay vào đó, cô được gọi là Maria Ma-đa-lê-na, một danh xưng để chỉ một người đáng kính trọng ở Mác-đa-la, một làng chài lưới về phía tây-bắc của hồ Ga-li-lê. Cô đã tự rời quê hương để đi theo Chúa Giêsu, được kể là một trong những phụ nữ khá giả, độc lập, đã trợ giúp vật chất trong cuộc rao giảng của Chúa.
Vậy tại sao sau khi Maria Ma-đa-lê-na lìa trần hơn 500 năm, cô đã “chính thức” bị cho là một gái điếm?
Câu trả lời có thể tóm tắt như sau: Cô đã bị gán ép, một cách lầm lẫn, là cùng một người với mấy phụ nữ khác trong Kinh Thánh. Chuyện đáng buồn và gây thiệt hại cho cô nhất là với một cô gái điếm hoàn lương, không tên, đã được kể bên trên (Lu-ca 7:36-50). Thật ra, chẳng có chỗ nào trong Phúc Âm nói rằng người phụ nữ đó đã là một cô gái điếm. Cũng chẳng có chỗ nào nói rằng người đó chính là Maria Ma-đa-lê-na.
Sự lầm lẫn tai hại này, có lẽ đã xảy ra vì tên cô đã được nhắc đến trong Phúc Âm của thánh Lu-ca (8:2), là người được Chúa chữa khỏi 7 tên quỉ ám. Trước đây, việc này đã được diễn giải rằng đó là tội về đàng xác thịt; nhưng ngày nay, người ta lại cho đó là một thứ bệnh tâm thần. Hãy bỏ mấy lời phỏng đoán đó đi, cứ đơn giản chấp nhận lời Kinh Thánh: Cô ấy đã được Chúa Giêsu chữa khỏi 7 tên quỷ ám, thế là đủ.
Người nữ hối nhân không tên đó, lại còn bị ghép với một cô Maria khác, Maria người làng Bê-ta-ni-a (Bethany), là em của Mát-ta và chị của La-gia-rô. Cô ấy cũng xức dầu chân Chúa và lau bằng tóc của mình (Phúc Âm theo thánh Gioan 12:3-8). Nhưng Maria này (của Bê-ta-ni-a) là bạn thân của Chúa Giêsu, chứ không phải là một người xa lạ, không bị mang tiếng là kẻ có tội, như cô kia. Thánh Mát-thêu cũng kể về chuyện này nhưng không ghi rõ tên cô Maria (26:6-13).
Một số người tin rằng sự gán ép giữa hai cô Maria, của Bê-ta-ni-a và Mác-đa-la, không chỉ là vì họ có cùng tên, mà còn vì cách họ sùng bái Chúa Giêsu, với dầu thơm và dùng tóc để lau chân ngài. Điều này đã là nguyên cớ cho sự hiểu lầm. Maria của Mác-đa-la còn đem dầu thơm đến mộ của Chúa để định xức dầu cho thân xác Ngài.
Sự gán ép này đã trở thành “chính thức” và hơn nữa, Maria Ma-đa-lê-na còn biến thành cô điếm hoàn lương vào ngày 14 tháng 9, năm 591, khi Đức Giáo Hoàng Gregory cả, trong bài giảng thứ 23 của ngài, đã tuyên bố: “Maria Ma-đa-lê-na, với người đàn bà tội lỗi không tên trong Phúc Âm của thánh Lu-ca, và Maria của Bê-ta-ni-a, (cả ba người ấy) thực sự chỉ là một!”
ĐGH Gregory tiếp: “Cô ấy, người mà thánh Lu-ca gọi là đàn bà tội lỗi, người mà thánh Gioan gọi là Maria (của Bê-ta-ni-a), chúng ta tin rằng cũng là Maria đã được chữa khỏi bệnh bị 7 tên quỷ ám trong Phúc Âm của thánh Mác-cô, (đúng ra là thánh Lu-ca)”. “Và 7 tên quỷ này là biểu hiệu cho điều gì, phải chăng là tất cả những hành động vô luân? … Thưa anh em, thật là rõ ràng, người đàn bà trước đó đã dùng dầu mỡ để làm thơm da thịt của mình trong những hành động bị nghiêm cấm…” “Vì vậy, điều cô ấy (Maria Ma-đa-lê-na) đã biểu lộ một cách hết sức tai tiếng, thì nay cô lại dâng cho Chúa trong một cách đáng khen nhất.”
Có lẽ ĐGH Gregory chỉ muốn dùng câu chuyện để cam đoan với những tân tòng rằng các tội lỗi của họ (dù nặng đến đâu) cũng sẽ được tha. Nhưng đoạn Phúc Âm thâm thúy đó vẫn rất thâm thúy, mà không phải nói về cô Maria Ma-đa-lê-na nặng nề như vậy! Từ năm 591, gần cuối thế kỷ thứ 6, đó, bất hạnh thay, việc trình bày về Maria Ma-đa-lê-na như một cô điếm hoàn lương đã trở thành phổ biến trong Giáo Hội Công Giáo.
Hơn 6 thế kỷ trôi qua, cho đến khi thánh Tô-ma A-ki-nô (Thomas Aquinas) (1225-1274) thuộc dòng Đa-minh và là một tiến sĩ của Hội Thánh, đã gọi cô Maria Ma-đa-lê-na là vị “Tông Đồ của các tông đồ”, vì cô đã là người đầu tiên được nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh, cô đã là người được Ngài trao nhiệm vụ loan báo với các môn đệ khác về việc Chúa đã sống lại từ cõi chết.
Nhưng vẫn phải thêm gần 8 thế kỷ nữa, hay tất cả là gần 14 thế kỷ sau “bản án” năm 591; Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vào năm 1969, mới chính thức xóa bỏ sự gán ép cô Maria Ma-đa-lê-na với Maria của làng Bê-ta-ni-a và “người đàn bà tội lỗi”, đồng thời xếp cô vào hàng ngũ các thánh trong niên lịch phụng vụ của giáo hội (Calendarium Romanum), lễ “nhớ” nữ thánh là ngày 22 tháng 7 hàng năm.
Đến năm 2016, Đức Đương Kim Giáo Hoàng, Phanxicô, đã nâng lễ “nhớ” (optional) của thánh nữ lên hàng lễ “kính” (feast) theo niên lịch phụng vụ. Ngài cũng tìm cách phục hồi “thanh danh” của thánh nữ, đồng thời ghi nhận vai trò quan trọng của bà trong Phúc Âm. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Thật là một điều đáng tiếc, hình ảnh một phụ nữ gương mẫu cho các nữ môn đệ của Chúa Giêsu, quan trọng như vậy mà đã bị làm hoen ố, bị gán ép thành một cô điếm!”
Kẻ sọan bài này xin được mạo muội thêm: “Cả Giáo Hội đang nợ thánh nữ một lời xin lỗi!”
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)