Cuộc sống thời nay đã dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật. Lối sống đã khác, nhu cầu cuộc sống cũng đã tăng lên. Nhất là công nghệ đã làm cho khoảng cách không gian trở nên ngắn lại trong tầm tay, nhưng có vẻ như khoảng cách giữa người với người lại trở nên xa dần. Không ít người ngày nay ngồi bên nhau nhưng lòng còn mãi vân du trên mạng xã hội. Cuộc sống ảo đã lấy đi không ít thời gian và không gian con người trao cho nhau. Bên cạnh đó, lối sống hưởng thụ đã “ăn mòn” không ít lòng trắc ẩn giữa người với người. Hơn nữa, sự no nê thể xác đã khiến nhiều người quên đi ý nghĩa đời mình, hay có người lạc mình trong sự cô đơn, không lối thoát. Nhất là, lòng thương xót và vị tha đang ngày càng bó hẹp trong lòng người hôm nay.
Người ta cần gì nơi người tu sĩ truyền giáo trong bối cảnh đó?
Có lẽ người tu sĩ truyền giáo, dù đi đến nơi đâu, phải là chứng nhân cho niềm hy vọng và là dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa. Có như thế, những người chưa nhận biết Chúa mới có cơ hội tìm gặp và những người sai lạc hay xa Chúa mới có cơ hội tái khám phá dung mạo của Thiên Chúa trong chính cuộc đời của họ.
Làm sao để người tu sĩ truyền giáo có thể trở nên dấu chỉ của lòng Thương Xót Chúa và là Chứng Nhân của niềm hy vọng?
Khi có cơ hội được nghe các nhà truyền giáo chia sẽ những tâm tư, những công việc mục vụ mà họ đã, đang và sẽ còn dấn thân cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội. Người viết thiết nghĩ rằng: Chẳng ai có thể đưa ra một câu trả lời rốt ráo cho câu hỏi trên. Bởi vì sao? Bởi vì ân sủng Chúa Thánh Thần hoạt động trong mỗi người mỗi khác. Hơn nữa, trong từng hoàn cảnh mục vụ, sự đòi hỏi nơi người tu sĩ cũng khác nhau, cho nên lý thuyết chung là điều bất khả. Dẫu vậy, ít ra ta cũng nên thẳng thắn nhìn vào thực tế như những gì mà bước chân của các nhà truyền giáo đã và đang trải qua để thấy được dấu chỉ của Lòng Thương Xót Chúa và nhận ra được những Chứng Nhân của niềm Hy Vọng.
Trước hết, nhìn vào môi trường mình đang sống đó có thể điểm truyền giáo, là cộng đoàn, là giáo xứ, là trường học, chủng viện có lúc ta chưa lấy tình thương mà đối đãi với nhau. Thay vào đó, lại lấy những sai lỗi của nhau ra để bàn tán, đánh giá. Trong cùng một mái nhà, một cộng đoàn, hướng tới cùng chung một lý tưởng, nhưng không phải lúc nào ta cũng sẵn sàng đổi mới cách sống, cách nghĩ, cách hành xử, để có thể sống tình huynh đệ được đòi hỏi. Đôi khi lại ngại khó, ngại khổ nên chưa thể dấn thân trọn vẹn. Nhưng các thành quả và ưu phẩm là không thể phủ nhận như ngày càng có nhiều nhà truyền giáo dấn thân ra đi phục vụ khắp nơi trên thế giới.
Thứ đến, nhìn ra các giáo điểm truyền giáo khác của các Linh mục, tu sĩ không phủ nhận rằng nhiều nhà truyền giáo đang làm việc rất hăng say, hy sinh và nỗ lực rất nhiều, đóng góp đáng kể cho Giáo hội địa phương, được thừa nhận và được Dân Chúa yêu mến. Nhưng khi có dịp nhìn lại chính nơi mình đang hiện diện, ít khi ta cảm thấy được tình thương, tình huynh đệ đúng nghĩa hiện diện trong cộng đoàn. Đành rằng có sự khác biệt về văn hóa, tập quán, nhưng ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được đó là ngôn ngữ yêu thương. Ngôn ngữ của yêu thương đáng ra phải khởi đi từ trong cộng đoàn những người dâng hiến đời mình để rao truyền và làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa, bộc lộ nơi chính mỗi người đang hiện diện cho nhau. Dẫu là ai cũng có lý do của mình nhưng cộng đoàn tu trì không thể là tập hợp những lý do riêng lẻ. Đúng ra mọi lý do phải được kiện toàn trong một lý do duy nhất là ơn kêu gọi trở nên sứ giả của Tin Mừng Tình Yêu.
Khi nhìn nhận bản tính yếu đuối của mình cũng là lúc tôi biết mình cần phải nương tựa vào ai. Nơi Thiên Chúa có tất cả sự bao dung, tha thứ và nâng đỡ để tôi có thể đủ sức dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nhưng sứ vụ đó nhất thiết phải được chuẩn bị và bắt đầu ngay chính trong cộng đoàn mà tôi đang hiện diện. Thật khó để trở thành một nhà truyền giáo đầy nhiệt tâm, thật khó để trở thành một mục tử như lòng Chúa mong ước, và thật khó để có thể trở nên một chứng nhân của tình yêu và hy vọng... Nếu nơi đây, trong chính cộng đoàn mình, lòng vị tha của tôi chưa được bộc lộ, sự dấn thân chưa được xác quyết, các bổn phận to nhỏ chưa được cố gắng chu toàn cách quảng đại. Đôi lúc tôi vẫn suy nghĩ rằng cứ đến lúc vào việc rồi sẽ tự biết xoay xở với sứ vụ của mình, trong lúc này tôi chỉ cần học tập và đọc kinh, cầu nguyện là đủ. Nhưng như thế có lẽ vẫn còn chưa đủ. Cuộc sống ngoài kia không bình lặng như trong cộng đoàn tu trì, những con người bôn ba vất vả ngoài kia không cần thêm những gánh nặng do các nhà truyền giáo tương lai mang tới. Không! Cái họ cần là một điểm tựa vững chắc.
Các nhà truyền giáo cũng chỉ là những con người bình thường làm sao có thể trở thành điểm tựa cho họ?
Đúng là khó, hay thậm chí là không thể. Nhưng ta có thể đưa họ tới Thiên Chúa là điểm tựa vững chắc cho họ. Đúng ra, ta phải giúp cho họ nhận ra rằng Thiên Chúa đang không ngừng tìm kiếm để đưa họ vào mối dây mật thiết với Ngài. Đấng không ngừng đợi chờ và tìm kiếm họ, là Đấng duy nhất có thể cảm thông sâu xa và khỏa lấp con tim và khát vọng của con người.
Nhưng làm sao để giúp đây?
Kiến thức về Chúa thôi chưa đủ. Lòng nhiệt thành và kiến thức về Chúa cũng chưa đủ. Nói đúng ra mọi sự chuẩn bị của ta vẫn còn quá thiếu hụt nếu ta chưa đụng chạm đến điều cốt lõi nhất: Đó là một người có Chúa trong cuộc đời mình. Vâng! Tôi có thể nói vanh vách về Chúa. Tôi có thể vì nhiều động lực vô thức mà tạm gọi là “cống hiến” phân nửa cuộc đời làm việc trong Giáo Hội. Như thế, ai nói rằng tôi không nhiệt thành? Cái tôi thiếu chỉ là một tâm hồn có Chúa.
Làm sao để có Chúa trong tâm hồn?
Chỉ có Chúa mới giúp được ta cùng với sự cộng tác với Ngài. Cộng tác làm sao lại là câu chuyện của mỗi người, nhưng ít ra chúng ta đều có một điểm chung là sống Chứng Nhân cho Tin Mừng. Sống Chứng Nhân ra sao lại là câu chuyện khác nữa, nhưng có một điều chắc chắn, chúng ta được mời gọi để mở lòng ra cho Thánh Thần Chúa, ngoan ngoãn và vâng theo trước sự dẫn dắt của Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa là vô biên, là vô điều kiện. Tôi cảm nghiệm cách rõ ràng nhất phần nào lòng thương xót ấy qua việc Ngài liên lỉ tha tội và khấng ban những ơn lành cần thiết cho tôi. Trong vai trò của mình, nếu tôi chưa thể là sứ giả của lòng Thương xót Chúa thì ít ra tôi cũng đừng là kẻ ngăn cản người ta đến với lòng Thương xót ấy.
Tình yêu và nhiệt huyết đúng đắn trong sứ vụ có thể đụng chạm đến trái tim của con người, nhưng sự thờ ơ vô trách nhiệm lại đẩy con tim người ta ra xa Chúa. Trở thành một nhà truyền giáo, mới nghĩ thôi đã thấy khó biết bao! Dẫu vậy, lời của Thánh Phaolô sẽ giúp tôi và các nhà truyền giáo tương lai vững bước: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được bày tỏ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12, 9).
Người ta cần gì nơi người tu sĩ truyền giáo trong bối cảnh đó?
Có lẽ người tu sĩ truyền giáo, dù đi đến nơi đâu, phải là chứng nhân cho niềm hy vọng và là dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa. Có như thế, những người chưa nhận biết Chúa mới có cơ hội tìm gặp và những người sai lạc hay xa Chúa mới có cơ hội tái khám phá dung mạo của Thiên Chúa trong chính cuộc đời của họ.
Làm sao để người tu sĩ truyền giáo có thể trở nên dấu chỉ của lòng Thương Xót Chúa và là Chứng Nhân của niềm hy vọng?
Khi có cơ hội được nghe các nhà truyền giáo chia sẽ những tâm tư, những công việc mục vụ mà họ đã, đang và sẽ còn dấn thân cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội. Người viết thiết nghĩ rằng: Chẳng ai có thể đưa ra một câu trả lời rốt ráo cho câu hỏi trên. Bởi vì sao? Bởi vì ân sủng Chúa Thánh Thần hoạt động trong mỗi người mỗi khác. Hơn nữa, trong từng hoàn cảnh mục vụ, sự đòi hỏi nơi người tu sĩ cũng khác nhau, cho nên lý thuyết chung là điều bất khả. Dẫu vậy, ít ra ta cũng nên thẳng thắn nhìn vào thực tế như những gì mà bước chân của các nhà truyền giáo đã và đang trải qua để thấy được dấu chỉ của Lòng Thương Xót Chúa và nhận ra được những Chứng Nhân của niềm Hy Vọng.
Trước hết, nhìn vào môi trường mình đang sống đó có thể điểm truyền giáo, là cộng đoàn, là giáo xứ, là trường học, chủng viện có lúc ta chưa lấy tình thương mà đối đãi với nhau. Thay vào đó, lại lấy những sai lỗi của nhau ra để bàn tán, đánh giá. Trong cùng một mái nhà, một cộng đoàn, hướng tới cùng chung một lý tưởng, nhưng không phải lúc nào ta cũng sẵn sàng đổi mới cách sống, cách nghĩ, cách hành xử, để có thể sống tình huynh đệ được đòi hỏi. Đôi khi lại ngại khó, ngại khổ nên chưa thể dấn thân trọn vẹn. Nhưng các thành quả và ưu phẩm là không thể phủ nhận như ngày càng có nhiều nhà truyền giáo dấn thân ra đi phục vụ khắp nơi trên thế giới.
Thứ đến, nhìn ra các giáo điểm truyền giáo khác của các Linh mục, tu sĩ không phủ nhận rằng nhiều nhà truyền giáo đang làm việc rất hăng say, hy sinh và nỗ lực rất nhiều, đóng góp đáng kể cho Giáo hội địa phương, được thừa nhận và được Dân Chúa yêu mến. Nhưng khi có dịp nhìn lại chính nơi mình đang hiện diện, ít khi ta cảm thấy được tình thương, tình huynh đệ đúng nghĩa hiện diện trong cộng đoàn. Đành rằng có sự khác biệt về văn hóa, tập quán, nhưng ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được đó là ngôn ngữ yêu thương. Ngôn ngữ của yêu thương đáng ra phải khởi đi từ trong cộng đoàn những người dâng hiến đời mình để rao truyền và làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa, bộc lộ nơi chính mỗi người đang hiện diện cho nhau. Dẫu là ai cũng có lý do của mình nhưng cộng đoàn tu trì không thể là tập hợp những lý do riêng lẻ. Đúng ra mọi lý do phải được kiện toàn trong một lý do duy nhất là ơn kêu gọi trở nên sứ giả của Tin Mừng Tình Yêu.
Khi nhìn nhận bản tính yếu đuối của mình cũng là lúc tôi biết mình cần phải nương tựa vào ai. Nơi Thiên Chúa có tất cả sự bao dung, tha thứ và nâng đỡ để tôi có thể đủ sức dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nhưng sứ vụ đó nhất thiết phải được chuẩn bị và bắt đầu ngay chính trong cộng đoàn mà tôi đang hiện diện. Thật khó để trở thành một nhà truyền giáo đầy nhiệt tâm, thật khó để trở thành một mục tử như lòng Chúa mong ước, và thật khó để có thể trở nên một chứng nhân của tình yêu và hy vọng... Nếu nơi đây, trong chính cộng đoàn mình, lòng vị tha của tôi chưa được bộc lộ, sự dấn thân chưa được xác quyết, các bổn phận to nhỏ chưa được cố gắng chu toàn cách quảng đại. Đôi lúc tôi vẫn suy nghĩ rằng cứ đến lúc vào việc rồi sẽ tự biết xoay xở với sứ vụ của mình, trong lúc này tôi chỉ cần học tập và đọc kinh, cầu nguyện là đủ. Nhưng như thế có lẽ vẫn còn chưa đủ. Cuộc sống ngoài kia không bình lặng như trong cộng đoàn tu trì, những con người bôn ba vất vả ngoài kia không cần thêm những gánh nặng do các nhà truyền giáo tương lai mang tới. Không! Cái họ cần là một điểm tựa vững chắc.
Các nhà truyền giáo cũng chỉ là những con người bình thường làm sao có thể trở thành điểm tựa cho họ?
Đúng là khó, hay thậm chí là không thể. Nhưng ta có thể đưa họ tới Thiên Chúa là điểm tựa vững chắc cho họ. Đúng ra, ta phải giúp cho họ nhận ra rằng Thiên Chúa đang không ngừng tìm kiếm để đưa họ vào mối dây mật thiết với Ngài. Đấng không ngừng đợi chờ và tìm kiếm họ, là Đấng duy nhất có thể cảm thông sâu xa và khỏa lấp con tim và khát vọng của con người.
Nhưng làm sao để giúp đây?
Kiến thức về Chúa thôi chưa đủ. Lòng nhiệt thành và kiến thức về Chúa cũng chưa đủ. Nói đúng ra mọi sự chuẩn bị của ta vẫn còn quá thiếu hụt nếu ta chưa đụng chạm đến điều cốt lõi nhất: Đó là một người có Chúa trong cuộc đời mình. Vâng! Tôi có thể nói vanh vách về Chúa. Tôi có thể vì nhiều động lực vô thức mà tạm gọi là “cống hiến” phân nửa cuộc đời làm việc trong Giáo Hội. Như thế, ai nói rằng tôi không nhiệt thành? Cái tôi thiếu chỉ là một tâm hồn có Chúa.
Làm sao để có Chúa trong tâm hồn?
Chỉ có Chúa mới giúp được ta cùng với sự cộng tác với Ngài. Cộng tác làm sao lại là câu chuyện của mỗi người, nhưng ít ra chúng ta đều có một điểm chung là sống Chứng Nhân cho Tin Mừng. Sống Chứng Nhân ra sao lại là câu chuyện khác nữa, nhưng có một điều chắc chắn, chúng ta được mời gọi để mở lòng ra cho Thánh Thần Chúa, ngoan ngoãn và vâng theo trước sự dẫn dắt của Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa là vô biên, là vô điều kiện. Tôi cảm nghiệm cách rõ ràng nhất phần nào lòng thương xót ấy qua việc Ngài liên lỉ tha tội và khấng ban những ơn lành cần thiết cho tôi. Trong vai trò của mình, nếu tôi chưa thể là sứ giả của lòng Thương xót Chúa thì ít ra tôi cũng đừng là kẻ ngăn cản người ta đến với lòng Thương xót ấy.
Tình yêu và nhiệt huyết đúng đắn trong sứ vụ có thể đụng chạm đến trái tim của con người, nhưng sự thờ ơ vô trách nhiệm lại đẩy con tim người ta ra xa Chúa. Trở thành một nhà truyền giáo, mới nghĩ thôi đã thấy khó biết bao! Dẫu vậy, lời của Thánh Phaolô sẽ giúp tôi và các nhà truyền giáo tương lai vững bước: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được bày tỏ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12, 9).