Dẫn nhập: Mầu nhiệm hiệp thông bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi.[1] Thật vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng và mô mẫu cho tất cả những gì mà Kitô Giáo rao giảng về niềm tin và việc sống đạo của mình. Với Kitô Giáo, đây là mầu nhiệm cao cả nhất.[2] Đối với đại đa số các Kitô hữu qua nhiều thời đại, Thiên Chúa được hiểu là sự hiệp thông sống động của Tam vị – Nhất thể. Căn tính Kitô Giáo xoay quanh thực tại thần linh này. Đại đa số các Kitô hữu trên thế giới đã được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần khi họ gia nhập cộng đoàn Kitô hữu, là Giáo Hội.[3]
Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một ‘Tư Tưởng đơn thuần, mãi mãi quanh quẩn với chính mình, chẳng màng gì đến con người và cái thế giới nhỏ nhoi của nó’, [4] nhưng là hữu thể tương quan: Chúa Cha ‘nhiệm sinh’ Chúa Con; Chúa Con hằng gắn bó và tuân phục thánh ý Chúa Cha; Chúa Thánh Thần – Đấng được ‘nhiệm xuất’ từ Chúa Cha và Chúa Con, như sợi dây nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Mỗi Ngôi trong Ba Ngôi đều yêu thương nhau, thông hiệp trong nhau, cùng chia sẻ và trao ban cho nhau. Quả thực, “không còn danh xưng nào phù hợp hơn để nói về Ba Ngôi; đó chính là hiệp thông.”[5] Vậy, tương quan hiệp thông giữa Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện như thế nào? Và chúng ta, những người Kitô hữu học được điều gì từ Thiên Chúa Ba Ngôi?
Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông
Trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi là một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, và trao ban cho nhau (x. Ga 14, 10; Ga 14, 16; Ga 14, 26). Dù cho vật đổi sao dời, Thiên Chúa vẫn là Đấng vĩnh hằng; Ba Ngôi vẫn tương quan mật thiết với nhau đến nỗi “các Ngôi vị hoàn toàn hiện hữu trong tình yêu dành cho nhau. Bản Thể tuyệt đối của Thiên Chúa cũng trọn vẹn là Hiện Thể (Acte-Substance) và do đó là “tương đối”, nghĩa là tương quan sống động của tình yêu trọn vẹn đối với nhau.”[6] Mỗi Ngôi vị không chỉ yêu Ngôi vị khác mà còn hành động cho hạnh phúc của các Ngôi vị khác theo một phương cách hữu hiệu.[7] Trong mọi hoạt động của mỗi Ngôi Vị đều có sự tham dự của các Ngôi Vị khác.
Tương quan tình yêu giữa Ba Ngôi Vị xuất hiện một cách rõ ràng trong Kinh Thánh Tân Ước, chẳng hạn, trong thư gửi tín hữu Côlôsê, Thánh Phaolô viết: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình” (Cl 1, 15). Mối liên hệ giữa Đức Giêsu và Chúa Cha không giống như bao mối liên hệ khác: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Trong mối thân tình kỳ lạ, Đức Giêsu thân thưa với Chúa Cha là Ápba (Mc 14, 36). Mối liên hệ giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng được miêu tả một cách mạnh mẽ: Đức Giêsu được thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần (Mt 1, 18). Chúa Thánh Thần đã ngự xuống khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan (Mc 1, 8, Mt 3, 11, Lc 3, 16,22), sau đó Chúa Thánh Thần dẫn Đức Giêsu vào hoang địa (Mc 1, 12). Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn Đức Giêsu qua cuộc sống và cái chết của Người. Cuối cùng, Đức Giêsu đã được chỗi dậy trong Thánh Thần. Và, khi về cùng Chúa Cha, Chúa Con đã gửi Thánh Thần từ Chúa Cha xuống cho Giáo Hội (Ga 15, 26, 16, 7, 20, 22). Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần nhân danh Chúa Con (Ga 14, 26). Chúa Thánh Thần chính là Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết (Rm 8, 11). Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Cha (Ga 14, 16, Lc 11, 13, Mt 10, 20) và của Đức Giêsu (Rm 8, 9, Gl 4, 6, Phl 1, 19). Chúa Thánh Thần là Đấng nhận ra và xác nhận căn tính của Đức Giêsu: “Không ai có thể nói rằng Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí (1 Cr 12, 3). Sứ vụ của Thần Khí là để làm trung gian về sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh, để làm thấm nhập hồng ân cứu độ đã được thực hiện bởi Chúa Kitô, và để làm cho sống động các cơ cấu Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lập. Để hoàn tất những gì đã được thiết lập bởi Chúa Kitô, sứ vụ của Thần Khí là quy tụ toàn thể nhân loại, và toàn thể vũ trụ, trong Đức Giêsu Kitô, qua Đức Kitô, tới Chúa Cha ( 1 Cr 15, 28, Ep 1, 10, Cl 1, 19-20).[8]
Thánh Irênê (130-202), một Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo Hội đã đặt trọng tâm mối ưu tư của ngài là minh chứng và chỉ cho con người thấy tính cách độc nhất của Thiên Chúa Cha, Đấng Tạo Thành và Chúa của tất cả mọi vật; thần tính của Chúa Con, Ngôi Lời Nhập Thể, Người thâu tóm tất cả thụ tạo và lịch sử cứu độ, để chống lại những khuynh hướng sai lầm và lẫn lộn của Ngộ đạo thuyết trong thời của ngài.[9] Ngài nói rằng Ngôi Lời và Thánh Thần được ví như hai bàn tay của Thiên Chúa, cùng làm việc để tạo thành các thụ tạo, qua đó Thiên Chúa thực hiện công trình sáng tạo của Người và sự cứu độ nó.[10] Và Thánh Athanasiô, khi áp dụng lược đồ ‘từ Chúa Cha, qua Chúa Con, và trong Thánh Thần’, đã viết: “Chúa Cha là ánh sáng, Chúa Con là sự sáng ngời, Chúa Thánh Thần là Đấng nhờ Người mà chúng ta được chiếu sáng”; bởi lẽ, “Chúa Cha là suối nguồn và Chúa Con được gọi là sông, chúng ta nói rằng: chúng ta uống Thánh Thần.”[11]
Trong việc thiết lập Giáo Hội, vai trò Ba Ngôi cũng được Congar đề cập một cách rõ ràng. Theo ngài, Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là Đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập; Chúa Kitô thiết lập cơ cấu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Giữa cơ cấu và ân sủng không có sự đối lập nhau nhưng bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời và Thần Khí như “đôi bàn tay” thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là linh hồn, là Đấng làm cho Giáo Hội được sống động và trẻ trung. Một cách xác tín, Cha Congar còn nhấn mạnh, Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất hay hiệp thông của Giáo Hội.[12]
Thiên Chúa Ba Ngôi tự tại là tình yêu (1Ga 4, 7-8) đã hạ cố “cắm lều” giữa loài người qua dung mạo Đức Giêsu Kitô. Chính Đức Giêsu đã hiến tế chính mình làm của ăn và của uống cho nhân loại, trở nên bảo chứng tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. “Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, là sự hiện diện của Đức Kitô toàn thể, là sự tuôn đổ Thánh Thần. Chính các tặng phẩm từ cuộc tạo dựng của Thiên Chúa, là bánh và rượu, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và các lời của Đức Kitô, trở nên Mình và Máu Đức Kitô.”[13]
Như vậy, tình yêu và sự tương thuộc lẫn nhau là tiếng nói cuối cùng nơi Chúa Ba Ngôi. Chúa Con không tôn vinh chính mình nhưng tôn vinh Chúa Cha; và Chúa Thánh Thần cũng không tôn vinh chính Người nhưng tôn vinh Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha tôn vinh Chúa Con, và sự tôn vinh là chính Thánh Thần. Chúa Con đã trút bỏ chính mình trong tình yêu để vâng phục Chúa Cha, nhưng Chúa Cha cũng sai Chúa Con và nhiệm xuất Chúa Thánh Thần trong tình yêu. Cuối cùng, Chúa Cha không giữ khư khư địa vị của Người nhưng giao vương quốc lại cho Chúa Con, Đấng thừa kế ngai vàng. Tính liên tục của việc trút bỏ chính mình cho Ngôi vị khác và tôn vinh Ngôi vị khác họa nên cái thường được gọi là thấm nhập/tương ngụ (perichōrēsi) trong nhau, một hình thức hiện diện trong đó mỗi Ngôi vị cư ngụ trong Ngôi vị khác và mỗi động thái của Ngôi vị này cũng tương tác lên Ngôi vị khác trong tình yêu. Sự hiệp thông của Thiên Chúa cuối cùng trở nên biểu trưng cho tình yêu, công lý, sự tương trợ lẫn nhau, và sự hướng tha. Đó là đặc tính của bất kỳ cộng đoàn nào tuyên nhận sự hiệp thông Thiên Chúa Ba Ngôi là của mình.[14]
Thứ hai, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là một tương quan lắng nghe. Tương quan lắng nghe ở đây được hiểu là khả năng tương giao của ngôi vị. Thật vậy, khi tin Thiên Chúa là Ngôi vị thì đương nhiên nhìn nhận Người là Đấng có khả năng tương giao, có thể đối thoại, có thể lắng nghe. “Một hữu thể hoàn toàn đơn độc không có tương quan với ai và cũng không ai tương quan nổi thì không phải là một ngôi vị.”[15] Nơi Thiên Chúa, khả năng tương giao được thể hiện một cách phong phú và tròn đầy.
Theo Kinh Thánh Cựu Ước, khi tạo dựng con người, Thiên Chúa nói: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26). Đại từ nhân xưng số nhiều “chúng ta” ở đây được các Giáo Phụ liên tưởng tới các các nhân vật thần linh; “nơi vị Thiên Chúa đó lại có cả ngôi thứ nhất (Ich/tôi) và ngôi thứ hai (Du/anh) mà các Giáo Phụ cũng đã tìm thấy trong các Thánh vịnh (“Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi” (Tv 110, 1), cũng như trong lời của Đức Giêsu thưa lên với Cha.”[16] Các Giáo Phụ cũng giải thích như thế với lời Thiên Chúa sau khi Ađam sa ngã: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta” (St 3, 22). Hay như khi có cuộc lộn xộn trong ngôn ngữ của loài người, Thiên Chúa nói: “Nào chúng ta hãy xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn” (St 11, 7). Khi đọc thấy cách nói về Thiên Chúa với số nhiều này, lập tức, một số Giáo Phụ Công giáo xem đó như là một thứ Mặc Khải ẩn kín, chưa trọn vẹn về Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng đã có trong thực tế. Vậy, chúng ta có thể chấp nhận rằng những vết tích này như những tiền đề cho niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.[17]
Trong thời Tân Ước, tương quan lắng nghe đó được biểu tỏ một cách rõ ràng hơn qua trung gian mạc khải là Đức Giêsu. Tương quan lắng nghe trước hết là giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Con có nói gì thì cũng nói nhân danh Chúa Cha. Cũng vậy, Người luôn nói về và nói trong Thánh Thần. Những điều Chúa Thánh Thần nghe thì Chúa Thánh Thần loan báo lại cho các môn đệ.[18] Thánh Gioan tường thuật rằng, trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15).
Đức Giêsu đã vâng nghe thánh ý Chúa Cha, đã nhập thể làm người và hằng làm trọn thánh ý Cha trong mọi nơi mọi lúc. Chúa Thánh Thần luôn luôn sánh bước để an ủi, củng cố sức mạnh, giúp Chúa Con thi hành sứ vụ cứu độ của mình. Thánh Luca thuật rằng: Thánh Thần Chúa đã dẫn Đức Giêsu vào sa mạc và chịu cám dỗ suốt bốn mươi đêm ngày (x. Lc 4, 1-13). Dù Kinh Thánh không thuật cho ta nghe một lời nào của Chúa Thánh Thần nói với Đức Giêsu nhưng ta có thể hiểu rằng, trong giây phút tịch mịch nơi sa mạc hoang vu, chính Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy, mách bảo, và trấn an Đức Giêsu khi Người chịu ma quỷ cám dỗ và Đức Giêsu đã nghe theo. Rốt cuộc, Đức Giêsu đã chiến thắng những cơn cám dỗ tinh quái của ma quỷ nhờ liên lạc với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trên cây thập giá, Đức Giêsu không tự mình hành động nhưng vâng nghe thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22, 42).
Như vậy, dù xét về vai trò, tương quan và nguồn gốc, Ba Ngôi Thiên Chúa có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi luôn lắng nghe nhau và cùng nhau hành động. Đức Giêsu hằng vâng theo thánh ý Chúa Cha và nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần luôn làm chứng và thúc bách các tín hữu theo sự sai phái của Đức Giêsu. Có thể nói rằng, nhờ nhận ra một Thiên Chúa duy nhất về bản thể nhưng đồng thời nơi Người lại có đối thoại, phân biệt và quy hướng vào nhau, mà phạm trù Tương Quan (Relatio) của Kitô Giáo đã có được một ý nghĩa hoàn toàn mới - mới ở chỗ, từ đây chúng ta thấy rõ bên cạnh Bản Thể, còn có Đối Thoại và Tương Quan cũng chính là những hình thái uyên nguyên của Hữu Thể Siêu Việt này.[19]
Thứ ba, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan thông truyền. Sự thông truyền giữa Ba Ngôi là sự thông truyền sự sống Thần Linh. Thật vậy, trong nhiệm cục cứu độ, Chúa Thánh Thần là sự thông truyền, là sự tuôn đổ dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại trong lòng mỗi người.[20] Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Chúa Con đã hoài thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người. Khi chịu chết treo trên Thập giá, Đức Giêsu đã “trao thần khí” (x. Ga 19, 30), báo trước quà tặng là Chúa Thánh Thần mà Người sẽ ban cho Giáo Hội sau khi phục sinh (x. Ga 20, 22). Như thế đã ứng nghiệm lời hứa về “những dòng sông mang nước hằng sống” sẽ tuôn chảy từ tâm hồn các tín hữu, qua việc đổ tràn của Chúa Thánh Thần (x. Ga 7, 33-38). Thánh Phaolô nói rằng: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Thánh Thần chính là Tình Yêu, là Quà Tặng và là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Trong các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, sự hiệp nhất của Ba Ngôi được thể hiện rõ nét. Việc biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô là Mầu Nhiệm đức tin cao cả mà con người được đón nhận từ Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ công nghiệp của Đức Kitô, trong sự hợp nhất và tác động của Chúa Thánh Thần.[21] Đây là mầu nhiệm khôn sánh mà trong mỗi Thánh lễ, sau khi truyền phép, vị chủ tế công bố “đây là mầu nhiệm đức tin.”[22] Quả thực chỉ có đức tin mới có thể chấp nhận sự biến thể từ bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Đây chính là sự biến đổi kỳ diệu nhờ Ba Ngôi Thiên Chúa; Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, sự hiện diện của Ngôi Lời làm người, chịu chết và sống lại, và sự tuôn đổ Thánh Thần.[23] Mầu nhiệm đức tin này là mầu nhiệm của tình yêu Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được mời gọi thông phần nhờ ân sủng.[24] Trong Kinh Nguyện Thánh Thể, phụng vụ tuyên xưng công trình tuyệt diệu của Chúa Ba Ngôi đã thực hiện trong lịch sử cùng khẩn nài Thiên Chúa quy tụ Giáo Hội và nhân loại trong sự hợp nhất họa theo khuôn mẫu của Ba Ngôi.[25] Theo ý hướng đó, Thánh Síprianô nói: “Giáo Hội đến từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hướng về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và được cấu trúc theo hình ảnh mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.”[26]
Thứ tư, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan phân biệt nhưng không tách biệt. Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Ba Ngôi Vị thần linh phân biệt với nhau, ngôi này không phải là ngôi kia, nhưng Ba Ngôi không hề tách rời nhau, mà chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Đây chính là nguồn gốc và mẫu mực cho sự hiệp thông trong gia đình Giáo Hội (x. Ep 4, 4-6). Dưới đây là những yếu tố làm cho Ba Ngôi phân biệt:
“Xét về tương quan, mỗi Ngôi vị có một cương vị, Cha, Con, Thánh Thần. Cương vị Cha là Cha và không ai có thể thay thế, cũng thế đối với cương vị Con và Thánh Thần. Mỗi ngôi vị là duy nhất và độc đáo, phân biệt và đối lập với các ngôi vị khác. Xét về nguồn gốc, mỗi ngôi đều có sự khác biệt. Cha là nguồn gốc, là nguyên lý phi nguyên lý, nên Cha tự hữu. Con được sinh ra bởi Cha từ đời đời, nên là nguyên lý của nguyên lý. Thánh Thần được nhiệm xuất từ Cha (và Con hay qua Con), là Ngôi vị tình yêu của Cha và Con. Xét về sứ vụ, mỗi Ngôi vị đều có sứ vụ đặc trưng: Cha là tạo thành, Con cứu chuộc, Thánh Thần thánh hóa. Hay trong chương trình cứu độ, Cha dự định, sắp xếp, Con thực hiện, và Thánh Thần hoàn tất.”[27]
Dù có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa không có sự tách biệt. Trong bất cứ hành vi và sứ vụ nào của Thiên Chúa, các ngôi vị đều hiệp thông, hợp tác với nhau, và tương tại trong nhau. Đó là vẻ đẹp của Thiên Chúa, có khác biệt nhưng không có chia rẽ, có bình đẳng và hiệp nhất nhưng không triệt tiêu tính độc đáo và tính cá vị của từng chủ thể.[28]
Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Người không thể là một Thiên Chúa đơn độc nhưng là Đấng luôn luôn mở ra và trao ban. Nếu Thiên Chúa là tình yêu, Người hiện hữu như một Người Yêu và một người Được Yêu và Tình Yêu nối kết họ. Về điểm này, thánh Augustinô có một sự phân biệt rất sâu sắc: Ở đây có ba ngôi: Đấng đang yêu, Đấng được yêu và Đấng là tình yêu: “Nếu bạn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi, bạn thấy tình yêu.”[29] Sự hiệp nhất của Thiên Chúa rất giống với sự hiệp nhất của một gia đình. Nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Thần là tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Còn nơi gia đình nhân loại, người con là kết quả của tình yêu giữa hai vợ chồng. Dĩ nhiên, sự so sánh không nhằm nói đến sự song song và tương ứng về quan hệ tình yêu giữa các ngôi vị, nhưng nhằm nói đến sự tương tự về tình yêu thương hiệp nhất giữa các ngôi vị.[30]
Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiệp thông nên một với nhau trong tương quan tình yêu, sự lắng nghe nhau và sự thông truyền cho nhau, dù Ba Ngôi phân biệt nhau. “Chúa Con chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tương tự như thế, Chúa Thánh Thần chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con.”[31] Tương quan giữa Ba Ngôi không phải là tương quan khép kín nhưng luôn luôn mở ra, nhờ đó, con người được diễm phúc đi vào mối thông hiệp với Thiên Chúa. Và khi đã kết hợp với Chúa, con người cũng có khả năng trao ban Chúa cho tha nhân bằng đời sống chứng nhân.
2. Kitô hữu, chứng nhân hiệp thông
Quan niệm Kitô Giáo cho ta biết, mỗi người trong chúng ta được hiện hữu trên trần gian này là bởi một ‘Đấng khác’. Bởi thế, chúng ta không có lý do để chỉ biết giữ bo bo cho mình những gì mình tưởng là của mình mà không mảy may chia sẻ. Bởi lẽ, “có gì thuộc về bạn hơn là bản thân bạn và có gì ít thuộc về bạn hơn là bản thân bạn? ”[32] Quả thực, cái riêng tư căn bản nhất mà tôi có là bản thân mình nhưng bản thân này đồng thời lại là cái ít thuộc về tôi nhất là vì bản thân này không “do” tôi mà có và cũng không sống “cho” mình tôi. Vì thế, tôi phải đi ra khỏi bản thân mình và sống cho tha nhân và chỉ khi đó, tôi mới tìm lại được ý nghĩa nguyên thuỷ của mình là hữu thể nhân linh trong thế giới thụ tạo.[33] Nói cách khác, “càng gần tha nhân bao nhiêu, con người mới gần mình bấy nhiêu. Chỉ khi ra khỏi chính mình, con người mới tìm lại được bản thân. Chỉ qua tha nhân, qua hiện diện bên tha nhân mà con người mới tìm lại được mình.”[34]
Trong cuốn giáo trình với nhan đề “Một Số Mô Hình Giáo Hội - theo nội dung đức tin Kitô Giáo”, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên viết như sau:
“Gia đình Giáo Hội vừa đề cao tương quan cá nhân vừa đề cao tương quan cộng đoàn. Trên bình diện cá nhân, các tín hữu được mời gọi đi vào sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa. Mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa là mối tương quan liên vị. Trên bình diện cộng đoàn, gia đình Đức Giêsu thiết lập đòi hỏi mọi người chung tay xây dựng đời sống cộng đoàn”.[35]
Theo đó, mỗi Kitô hữu được mời gọi trở nên những chứng nhân của Chúa Ba Ngôi hay chứng nhân hiệp thông cho con người trong thời đại hôm nay. Thật vậy, các Kitô hữu - là những chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô, đã lãnh nhận Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể -, cũng phải sống gắn kết với Chúa Thánh Thần và sẵn sàng để trở nên chứng nhân cho Người. Mỗi Kitô hữu cần uốn nắn mọi tư tưởng và hành động của mình sao cho phù hợp với ý muốn của Chúa Thánh Thần, là “nguyên lý của sự hiệp nhất trong Giáo Hội.”[36] Nhờ Chúa Thánh Thần, tất cả những ai được thanh tẩy trong cùng một Thần Khí duy nhất sẽ làm nên một thân thể duy nhất, sống với nhau như anh em, cùng hợp nhau trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể - là Bí tích Tình Yêu, dấu chỉ của sự hợp nhất và là dây liên kết bác ái trong Giáo Hội Chúa Kitô.[37] Theo đó, các Kitô hữu không phải chỉ quanh quẩn với chính mình nhưng phải mở ra với tha nhân, với mọi thực tại chung quanh. Những gì Kitô hữu hấp thụ được từ hồng ân đức tin, từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, phải được thể hiện một cách sống động trong đời sống hằng ngày.
Điều đầu tiên mà Kitô hữu cần làm để xây dựng đời sống hiệp thông đại đồng chính là sự hiệp thông trong đức tin. Trong Thông điệp đầu tay Lumen Fidei, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến chiều kích hiệp thông trong đức tin, khởi đi từ đời sống gia đình, từ đó đức tin trở thành ánh sáng chiếu soi các mối liên hệ trong xã hội.[38] Đời sống đức tin là một quá trình tiệm tiến, vì thế trước khi trở nên chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội, mỗi người cần được nuôi dạy trong môi trường gia đình và giáo xứ của mình. Nhờ đức tin được nuôi dạy từ môi trường gia đình, người Kitô hữu sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho xã hội loài người trong cuộc sống chung. Nhờ đức tin, chúng ta nhìn nhận phẩm giá bình đẳng của anh em đồng loại, điều mà trong thế giới cổ không phải là điều đương nhiên được nhìn nhận. Đức tin còn dạy cho chúng ta biết phải gắng công xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra sức mạnh của sự tha thứ. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra rằng, hiệp nhất vẫn cao cả hơn xung khắc, hoà bình hơn là chiến tranh, lương tâm quý hơn lương thực, cuộc sống đời sau mới là điều chúng ta tìm kiếm và gầy dựng. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra rằng, tình yêu là sức mạnh kỳ diệu giúp hàn gắn những đổ vỡ của thế giới này. Nhờ đức tin chúng ta biết đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày, biết làm cho Tin Mừng thấm đượm các thực tại trên thế giới.
Thứ đến, Lời Chúa và việc thực hành như hai yếu tố không thể tách rời nhau. Chính Thiên Chúa đã đi bước trước cho ta thấy mối tương quan khăng khít giữa lời nói và hành động của Người suốt lịch sử cứu độ. Thiên Chúa mạc khải chính mình trong lịch sử; Người nói chuyện với con người và Lời Người đầy sức mạnh sáng tạo. Thật vậy, quan niệm Do Thái về từ “Dabar”, thường được chuyển dịch ra bằng từ “Lời”, là từ có hai nghĩa vừa là “Lời Nói” vừa là “Hành Ðộng”. Thiên Chúa nói điều Người làm và làm điều Người nói. Cũng vậy, trong cuộc sống, người Kitô hữu được mời gọi sống những gì mình hấp thụ qua Lời của Chúa. Việc thực thi Lời Chúa chính là thực hiện các huấn lệnh của Người là Mười Điều Răn và biết rập đời mình theo Tám Mối Phúc Thật. Và điều quan trọng nhất mà mỗi Kitô hữu phải làm đó là thực thi luật bác ái yêu thương. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết những lời thật sâu sắc: “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4, 20).
Yêu thương tha nhân là dấu chứng rõ ràng nhất để muôn dân nhận biết chúng ta đích thực là môn đệ Đức Kitô. Chúng ta đã từng nghe tới tấm gương kiên trung của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một “mục tử nhân lành” của Giáo hội Việt Nam. Trong mười luật sống của ngài, chúng ta đọc thấy luật thứ chín rằng: “Tôi chỉ nói một thứ ngôn ngữ duy nhất và mặc một thứ trang phục: Bác ái”. Ngài kể rằng: Tôi bị bắt giam trong một thời gian dài suốt 13 năm. Có hai tên cận vệ canh chừng tôi nhưng chẳng bao giờ nói với tôi một lời, chỉ “có” và “không”. Nhưng cuối cùng, họ trở thành anh em của tôi, chẳng phải vì tôi cho họ cái gì trị giá bằng vật chất, nhưng tôi đã cho họ tình yêu của Chúa Kitô. Tôi đã cười với họ, đã dạy ngoại ngữ cho họ, đã coi họ là bạn tôi, là anh em tôi. Có tên lính còn hỏi: “Nếu như anh được phóng thích, anh sẽ không nhờ người tìm đến và hành hạ gia đình chúng tôi chứ? ” Đức Giám Mục trả lời: “Tôi vẫn tiếp tục yêu cậu cả khi các cậu muốn giết tôi”. “Nhưng vì sao”? – anh lính hỏi. Ngài trả lời: “Bởi vì Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn yêu thương nhau; nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta không còn là những Kitô hữu chính danh”. Như vậy, lời Chúa đã trở thành cuộc sống nơi vị chứng nhân anh dũng này. Cả chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng sẽ là chứng nhân cho Lời Chúa, sẽ là môn đệ Người nếu chúng ta yêu thương mọi người.
Như vậy, làm gương sáng trở nên một phương thế hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Đức Chân Phước Phaolô VI nói: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy, hoặc nếu có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những chứng nhân.”[39] Quả vậy, việc Giáo Hội cần làm là nêu gương, là lan toả niềm vui Tin Mừng chứ không phải chiêu mộ tín đồ. Giáo Hội cần những chứng nhân sống để mang sứ điệp Tin Mừng cho những người chưa nhận biết Chúa. Thật nực cười biết bao cho những người chỉ như thanh la phèng phèng, “ngoài miệng thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.”[40] Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói rất mạnh rằng:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1 Cr 13, 1-2).
Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là tấm gương sáng chói việc loan báo Tin Mừng: Họ sống đơn sơ vui vẻ, tương thân tương ái, và được mọi người thương mến (x. Cv 2, 42-46). Người Việt Nam có câu: “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trong bối cảnh văn hoá của đất nước mà việc truyền giáo bị ngăn cấm bởi chính quyền thì việc làm gương như thế là một phương thế thích hợp nhất. Nhờ gương sáng mà chúng ta sẽ cảm hoá được lòng người theo nghĩa “hữu xạ tự nhiên hương”. Vậy, trước khi rao giảng về Chúa cho những người chưa biết Chúa ta phải có Chúa trong mình đã, bởi lẽ không ai cho người khác cái mà mình không có.
Một cách cụ thể để người Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông đó là kết nghĩa. Ngày nay, nhờ những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất của con người không ngừng được nâng cao, các cao ốc mọc lên ngày càng nhiều nhưng lòng người dường như bị chùng xuống. Vì vậy, để việc loan báo Tin Mừng được hiệu quả, người Kitô hữu cần tiếp xúc với những con người, làm sao để thiết lập mối tương giao với họ, cần trao cho họ tình yêu, sự tôn trọng nhân vị chứ không phải chỉ những hào nhoáng bên ngoài bằng vật chất theo kiểu dụ dỗ hay chiêu mộ tín đồ. Thật ý nghĩa biết bao nếu một gia đình có đạo kết nghĩa với một gia đình lương dân. Lý tưởng hơn nữa là giữa làng giáo với làng lương. Giáo Hội Hàn Quốc đã rất thành công với phương cách này. Nhờ việc kết nghĩa, người Kitô hữu có thể dễ dàng mời họ tham dự các dịp lễ hay các sinh hoạt tôn giáo. Từ đó, hạt giống Tin Mừng có thể được gieo vào lòng họ. Ngoài ra, người Kitô hữu cũng cần trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết về hội nhập văn hoá và đối thoại liên tôn để nói chuyện với những người chưa chân nhận Đức Giêsu là Chúa của đời họ. Nhờ đối thoại, chúng ta thắp lên ngọn lửa chân lý luôn tiềm tàng nơi họ.
Như vậy, đối thoại và hiệp thông là hai tiến trình không thể tách rời nhau trong nỗ lực loan báo Tin Mừng. Nếu người Kitô hữu chỉ lo thông truyền cho ai một điều gì đó thì thực ra chưa phải là đối thoại. “Đối thoại theo đúng nghĩa thì không chỉ dừng lại ở việc nói về điều gì đó mà còn là nỗ lực tự thông truyền chính mình, đối thoại phải trở thành hiệp thông.”[41] Vì thế, người Kitô hữu không chỉ có những chương trình liên đới và hiệp thông, nhưng trước hết liên đới và hiệp thông phải là một kinh nghiệm sống của bản thân, được trao ban cho chúng ta ngay chính trong Bí tích Thánh Tẩy. Liên đới và hiệp thông là một quà tặng mà chúng ta được kết hợp với Đức Giêsu, được cùng chết và sống lại với Người, và nhờ đó, chúng ta liên đới với nhau. Đó là một tặng phẩm làm nên cuộc sống của chúng ta. Nhờ sự liên đới với Đức Giêsu, chúng ta được hiệp thông với nhau và liên đới với người nghèo, người yếu đuối, kẻ lạc lối. Trong tình hiệp thông, chúng ta không chỉ nhìn thấy người khác, nhưng nhìn thấy người khác là một phần của tôi. Đó cũng là cách Thiên Chúa nhìn chúng ta như con cái của cung lòng Người.[42]
Kết luận: Tóm lại, Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông nhân loại. Ba Ngôi luôn hiệp nhất với nhau, lắng nghe nhau, thông truyền cho nhau và dù Ba Ngôi phân biệt nhưng không bào giờ tách biệt. Mỗi Kitô tô hữu được mời gọi trở nên chứng nhân cho tình yêu Ba Ngôi cho con người trên thế giới. Cánh đồng Giáo Hội đang bao la bát ngát; “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9, 37). Hơn lúc nào hết, Giáo Hội cần thể hiện căn tính của mình bằng hành động cụ thể đó là việc truyền giáo cho con người trên thế giới và muôn loài thọ tạo. Ước gì, với tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trở nên thực tại hiệp thông và mỗi Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông, hầu làm cho Tin Mừng tình thương của Chúa thấm đẫm mọi thực tại trần gian, mong mai ngày tất cả công trình tạo dựng được quy tụ và hưởng kiến niềm vui của mầu nhiệm hiệp thông trong Vương Quốc vinh hiển.
Lm. Jos. Đồng Đăng
[1] X. Lm. Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4 (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 156.
[2] GLHTCG s. 234, n.d. Uỷ Ban Giáo Lý Giáo Phận –Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2008), tr. 88.
[3] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan (Cambridge University Press, 2004), tr. 398.
[4] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2009), tr. 145.
[5] John D. Zizioulas, Being as Communion: Studies in Personhood and the Church (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1985), trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 398.
[6] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 329.
[7] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 402.
[8] X. Anne Hunt, “Trinity, Christology, and pneumatology”, trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 367.
[9] Theo Ngộ đạo thuyết, con người có thể được cứu độ nhờ những tri thức về các chân lý kín ẩn riêng tư, không cần biết đến Đức Kitô.
[10] Irenaeus, “Against Heresies”, 4.19.2, 4.20. 1-2, 5.1.3, and 5.6.1, in the Ante – Nicene Fathers, I, ed. A. Roberts and J. Donaldson (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1975, 487-88, 527, 531. Xem thêm Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 34-35.
[11] Prima Lettera a Serapione, 19 (PG 26, 573C.), trong Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 36.
[12] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 274.
[13] GLHTCG, s. 1357.
[14] X. Brian M. Doyle, “Social Doctrine of the Trinity and Communion Ecclesiology in Leonardo Boff và Gisbert and Greshake, “Horizons, 33:2 (2006), tr. 239-55.
[15] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 186.
[16] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189.
[17] X. Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi (HCM: Nxb. Phương Đông, 2014), tr. 252-253.
[18] X. L.m Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4, (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 135-136.
[19] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189-190.
[20] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học, tr. 272.
[21] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 110.
[22] Uỷ Ban Phụng Tự Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Lễ Rôma, 1992, tr. 85.
[23] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 111.
[24] Sacramentum Caritatis, s. 8.
[25] Phan Tấn Thành, Bí tích Tình Yêu (Học Viện Đa Minh: 2014), tr. 14.
[26] Bruno Forte, Mầu Nhiệm Thiên Chúa – Ba Ngôi Như Một Lịch Sử, L.m Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), tr. 279.
[27] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net. Truy cập ngày 7/7/2017.
[28] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net.
[29] Augustinô, De Trinitate, Vlll, 8, 12 : CCL 50, 287., trong Bênêđíctô XVI, Deus Caritat Est, s. 19.
[30] X. Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hôn Nhân và Gia Đình (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2004), tr. 114.
[31] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 69.
[32] Augustinô, in Ioannis Evangelium tractatus, 29, 3 (về Ga 7, 16) trong CChr 36, 285, trong Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198.
[33] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198-199.
[34] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 248.
[35] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 73.
[36] Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, s. 2.
[37] X. Đ.G.H Gioan Phaolo II, Thông Điệp Dominum et Vivificantem, (28/5/1986), s. 62.
[38] X. ĐGH. Phanxicô, Thông Điệp Lumen Fidei (29/6/2013), s. 53-54.
[39] Pope Paul VI, Address to the Members of the Consilium de Laicis (2 October 1974): AAS 66 (1974), tr. 568, trong ĐGH. Phaolô VI, Tông Huấn Evangelli Nuntiandi (1975), s. 41 (Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses).
[40] Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 1815.
[41] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Hôm Qua và Hôm Nay, tr. 96.
[42]X. “Bài giảng tĩnh tâm của Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle cho các thành viên Tổng Công Hội DCCT”, http://nhathothaiha.net/bai-giang-tinh-tam-cua-duc-hong-y/, truy cập ngày 12/12/2017.
Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một ‘Tư Tưởng đơn thuần, mãi mãi quanh quẩn với chính mình, chẳng màng gì đến con người và cái thế giới nhỏ nhoi của nó’, [4] nhưng là hữu thể tương quan: Chúa Cha ‘nhiệm sinh’ Chúa Con; Chúa Con hằng gắn bó và tuân phục thánh ý Chúa Cha; Chúa Thánh Thần – Đấng được ‘nhiệm xuất’ từ Chúa Cha và Chúa Con, như sợi dây nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Mỗi Ngôi trong Ba Ngôi đều yêu thương nhau, thông hiệp trong nhau, cùng chia sẻ và trao ban cho nhau. Quả thực, “không còn danh xưng nào phù hợp hơn để nói về Ba Ngôi; đó chính là hiệp thông.”[5] Vậy, tương quan hiệp thông giữa Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện như thế nào? Và chúng ta, những người Kitô hữu học được điều gì từ Thiên Chúa Ba Ngôi?
Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông
Trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi là một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, và trao ban cho nhau (x. Ga 14, 10; Ga 14, 16; Ga 14, 26). Dù cho vật đổi sao dời, Thiên Chúa vẫn là Đấng vĩnh hằng; Ba Ngôi vẫn tương quan mật thiết với nhau đến nỗi “các Ngôi vị hoàn toàn hiện hữu trong tình yêu dành cho nhau. Bản Thể tuyệt đối của Thiên Chúa cũng trọn vẹn là Hiện Thể (Acte-Substance) và do đó là “tương đối”, nghĩa là tương quan sống động của tình yêu trọn vẹn đối với nhau.”[6] Mỗi Ngôi vị không chỉ yêu Ngôi vị khác mà còn hành động cho hạnh phúc của các Ngôi vị khác theo một phương cách hữu hiệu.[7] Trong mọi hoạt động của mỗi Ngôi Vị đều có sự tham dự của các Ngôi Vị khác.
Tương quan tình yêu giữa Ba Ngôi Vị xuất hiện một cách rõ ràng trong Kinh Thánh Tân Ước, chẳng hạn, trong thư gửi tín hữu Côlôsê, Thánh Phaolô viết: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình” (Cl 1, 15). Mối liên hệ giữa Đức Giêsu và Chúa Cha không giống như bao mối liên hệ khác: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Trong mối thân tình kỳ lạ, Đức Giêsu thân thưa với Chúa Cha là Ápba (Mc 14, 36). Mối liên hệ giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng được miêu tả một cách mạnh mẽ: Đức Giêsu được thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần (Mt 1, 18). Chúa Thánh Thần đã ngự xuống khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan (Mc 1, 8, Mt 3, 11, Lc 3, 16,22), sau đó Chúa Thánh Thần dẫn Đức Giêsu vào hoang địa (Mc 1, 12). Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn Đức Giêsu qua cuộc sống và cái chết của Người. Cuối cùng, Đức Giêsu đã được chỗi dậy trong Thánh Thần. Và, khi về cùng Chúa Cha, Chúa Con đã gửi Thánh Thần từ Chúa Cha xuống cho Giáo Hội (Ga 15, 26, 16, 7, 20, 22). Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần nhân danh Chúa Con (Ga 14, 26). Chúa Thánh Thần chính là Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết (Rm 8, 11). Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Cha (Ga 14, 16, Lc 11, 13, Mt 10, 20) và của Đức Giêsu (Rm 8, 9, Gl 4, 6, Phl 1, 19). Chúa Thánh Thần là Đấng nhận ra và xác nhận căn tính của Đức Giêsu: “Không ai có thể nói rằng Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí (1 Cr 12, 3). Sứ vụ của Thần Khí là để làm trung gian về sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh, để làm thấm nhập hồng ân cứu độ đã được thực hiện bởi Chúa Kitô, và để làm cho sống động các cơ cấu Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lập. Để hoàn tất những gì đã được thiết lập bởi Chúa Kitô, sứ vụ của Thần Khí là quy tụ toàn thể nhân loại, và toàn thể vũ trụ, trong Đức Giêsu Kitô, qua Đức Kitô, tới Chúa Cha ( 1 Cr 15, 28, Ep 1, 10, Cl 1, 19-20).[8]
Thánh Irênê (130-202), một Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo Hội đã đặt trọng tâm mối ưu tư của ngài là minh chứng và chỉ cho con người thấy tính cách độc nhất của Thiên Chúa Cha, Đấng Tạo Thành và Chúa của tất cả mọi vật; thần tính của Chúa Con, Ngôi Lời Nhập Thể, Người thâu tóm tất cả thụ tạo và lịch sử cứu độ, để chống lại những khuynh hướng sai lầm và lẫn lộn của Ngộ đạo thuyết trong thời của ngài.[9] Ngài nói rằng Ngôi Lời và Thánh Thần được ví như hai bàn tay của Thiên Chúa, cùng làm việc để tạo thành các thụ tạo, qua đó Thiên Chúa thực hiện công trình sáng tạo của Người và sự cứu độ nó.[10] Và Thánh Athanasiô, khi áp dụng lược đồ ‘từ Chúa Cha, qua Chúa Con, và trong Thánh Thần’, đã viết: “Chúa Cha là ánh sáng, Chúa Con là sự sáng ngời, Chúa Thánh Thần là Đấng nhờ Người mà chúng ta được chiếu sáng”; bởi lẽ, “Chúa Cha là suối nguồn và Chúa Con được gọi là sông, chúng ta nói rằng: chúng ta uống Thánh Thần.”[11]
Trong việc thiết lập Giáo Hội, vai trò Ba Ngôi cũng được Congar đề cập một cách rõ ràng. Theo ngài, Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là Đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập; Chúa Kitô thiết lập cơ cấu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Giữa cơ cấu và ân sủng không có sự đối lập nhau nhưng bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời và Thần Khí như “đôi bàn tay” thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là linh hồn, là Đấng làm cho Giáo Hội được sống động và trẻ trung. Một cách xác tín, Cha Congar còn nhấn mạnh, Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất hay hiệp thông của Giáo Hội.[12]
Thiên Chúa Ba Ngôi tự tại là tình yêu (1Ga 4, 7-8) đã hạ cố “cắm lều” giữa loài người qua dung mạo Đức Giêsu Kitô. Chính Đức Giêsu đã hiến tế chính mình làm của ăn và của uống cho nhân loại, trở nên bảo chứng tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. “Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, là sự hiện diện của Đức Kitô toàn thể, là sự tuôn đổ Thánh Thần. Chính các tặng phẩm từ cuộc tạo dựng của Thiên Chúa, là bánh và rượu, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và các lời của Đức Kitô, trở nên Mình và Máu Đức Kitô.”[13]
Như vậy, tình yêu và sự tương thuộc lẫn nhau là tiếng nói cuối cùng nơi Chúa Ba Ngôi. Chúa Con không tôn vinh chính mình nhưng tôn vinh Chúa Cha; và Chúa Thánh Thần cũng không tôn vinh chính Người nhưng tôn vinh Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha tôn vinh Chúa Con, và sự tôn vinh là chính Thánh Thần. Chúa Con đã trút bỏ chính mình trong tình yêu để vâng phục Chúa Cha, nhưng Chúa Cha cũng sai Chúa Con và nhiệm xuất Chúa Thánh Thần trong tình yêu. Cuối cùng, Chúa Cha không giữ khư khư địa vị của Người nhưng giao vương quốc lại cho Chúa Con, Đấng thừa kế ngai vàng. Tính liên tục của việc trút bỏ chính mình cho Ngôi vị khác và tôn vinh Ngôi vị khác họa nên cái thường được gọi là thấm nhập/tương ngụ (perichōrēsi) trong nhau, một hình thức hiện diện trong đó mỗi Ngôi vị cư ngụ trong Ngôi vị khác và mỗi động thái của Ngôi vị này cũng tương tác lên Ngôi vị khác trong tình yêu. Sự hiệp thông của Thiên Chúa cuối cùng trở nên biểu trưng cho tình yêu, công lý, sự tương trợ lẫn nhau, và sự hướng tha. Đó là đặc tính của bất kỳ cộng đoàn nào tuyên nhận sự hiệp thông Thiên Chúa Ba Ngôi là của mình.[14]
Thứ hai, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là một tương quan lắng nghe. Tương quan lắng nghe ở đây được hiểu là khả năng tương giao của ngôi vị. Thật vậy, khi tin Thiên Chúa là Ngôi vị thì đương nhiên nhìn nhận Người là Đấng có khả năng tương giao, có thể đối thoại, có thể lắng nghe. “Một hữu thể hoàn toàn đơn độc không có tương quan với ai và cũng không ai tương quan nổi thì không phải là một ngôi vị.”[15] Nơi Thiên Chúa, khả năng tương giao được thể hiện một cách phong phú và tròn đầy.
Theo Kinh Thánh Cựu Ước, khi tạo dựng con người, Thiên Chúa nói: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26). Đại từ nhân xưng số nhiều “chúng ta” ở đây được các Giáo Phụ liên tưởng tới các các nhân vật thần linh; “nơi vị Thiên Chúa đó lại có cả ngôi thứ nhất (Ich/tôi) và ngôi thứ hai (Du/anh) mà các Giáo Phụ cũng đã tìm thấy trong các Thánh vịnh (“Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi” (Tv 110, 1), cũng như trong lời của Đức Giêsu thưa lên với Cha.”[16] Các Giáo Phụ cũng giải thích như thế với lời Thiên Chúa sau khi Ađam sa ngã: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta” (St 3, 22). Hay như khi có cuộc lộn xộn trong ngôn ngữ của loài người, Thiên Chúa nói: “Nào chúng ta hãy xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn” (St 11, 7). Khi đọc thấy cách nói về Thiên Chúa với số nhiều này, lập tức, một số Giáo Phụ Công giáo xem đó như là một thứ Mặc Khải ẩn kín, chưa trọn vẹn về Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng đã có trong thực tế. Vậy, chúng ta có thể chấp nhận rằng những vết tích này như những tiền đề cho niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.[17]
Trong thời Tân Ước, tương quan lắng nghe đó được biểu tỏ một cách rõ ràng hơn qua trung gian mạc khải là Đức Giêsu. Tương quan lắng nghe trước hết là giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Con có nói gì thì cũng nói nhân danh Chúa Cha. Cũng vậy, Người luôn nói về và nói trong Thánh Thần. Những điều Chúa Thánh Thần nghe thì Chúa Thánh Thần loan báo lại cho các môn đệ.[18] Thánh Gioan tường thuật rằng, trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15).
Đức Giêsu đã vâng nghe thánh ý Chúa Cha, đã nhập thể làm người và hằng làm trọn thánh ý Cha trong mọi nơi mọi lúc. Chúa Thánh Thần luôn luôn sánh bước để an ủi, củng cố sức mạnh, giúp Chúa Con thi hành sứ vụ cứu độ của mình. Thánh Luca thuật rằng: Thánh Thần Chúa đã dẫn Đức Giêsu vào sa mạc và chịu cám dỗ suốt bốn mươi đêm ngày (x. Lc 4, 1-13). Dù Kinh Thánh không thuật cho ta nghe một lời nào của Chúa Thánh Thần nói với Đức Giêsu nhưng ta có thể hiểu rằng, trong giây phút tịch mịch nơi sa mạc hoang vu, chính Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy, mách bảo, và trấn an Đức Giêsu khi Người chịu ma quỷ cám dỗ và Đức Giêsu đã nghe theo. Rốt cuộc, Đức Giêsu đã chiến thắng những cơn cám dỗ tinh quái của ma quỷ nhờ liên lạc với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trên cây thập giá, Đức Giêsu không tự mình hành động nhưng vâng nghe thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22, 42).
Như vậy, dù xét về vai trò, tương quan và nguồn gốc, Ba Ngôi Thiên Chúa có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi luôn lắng nghe nhau và cùng nhau hành động. Đức Giêsu hằng vâng theo thánh ý Chúa Cha và nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần luôn làm chứng và thúc bách các tín hữu theo sự sai phái của Đức Giêsu. Có thể nói rằng, nhờ nhận ra một Thiên Chúa duy nhất về bản thể nhưng đồng thời nơi Người lại có đối thoại, phân biệt và quy hướng vào nhau, mà phạm trù Tương Quan (Relatio) của Kitô Giáo đã có được một ý nghĩa hoàn toàn mới - mới ở chỗ, từ đây chúng ta thấy rõ bên cạnh Bản Thể, còn có Đối Thoại và Tương Quan cũng chính là những hình thái uyên nguyên của Hữu Thể Siêu Việt này.[19]
Thứ ba, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan thông truyền. Sự thông truyền giữa Ba Ngôi là sự thông truyền sự sống Thần Linh. Thật vậy, trong nhiệm cục cứu độ, Chúa Thánh Thần là sự thông truyền, là sự tuôn đổ dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại trong lòng mỗi người.[20] Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Chúa Con đã hoài thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người. Khi chịu chết treo trên Thập giá, Đức Giêsu đã “trao thần khí” (x. Ga 19, 30), báo trước quà tặng là Chúa Thánh Thần mà Người sẽ ban cho Giáo Hội sau khi phục sinh (x. Ga 20, 22). Như thế đã ứng nghiệm lời hứa về “những dòng sông mang nước hằng sống” sẽ tuôn chảy từ tâm hồn các tín hữu, qua việc đổ tràn của Chúa Thánh Thần (x. Ga 7, 33-38). Thánh Phaolô nói rằng: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Thánh Thần chính là Tình Yêu, là Quà Tặng và là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Trong các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, sự hiệp nhất của Ba Ngôi được thể hiện rõ nét. Việc biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô là Mầu Nhiệm đức tin cao cả mà con người được đón nhận từ Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ công nghiệp của Đức Kitô, trong sự hợp nhất và tác động của Chúa Thánh Thần.[21] Đây là mầu nhiệm khôn sánh mà trong mỗi Thánh lễ, sau khi truyền phép, vị chủ tế công bố “đây là mầu nhiệm đức tin.”[22] Quả thực chỉ có đức tin mới có thể chấp nhận sự biến thể từ bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Đây chính là sự biến đổi kỳ diệu nhờ Ba Ngôi Thiên Chúa; Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, sự hiện diện của Ngôi Lời làm người, chịu chết và sống lại, và sự tuôn đổ Thánh Thần.[23] Mầu nhiệm đức tin này là mầu nhiệm của tình yêu Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được mời gọi thông phần nhờ ân sủng.[24] Trong Kinh Nguyện Thánh Thể, phụng vụ tuyên xưng công trình tuyệt diệu của Chúa Ba Ngôi đã thực hiện trong lịch sử cùng khẩn nài Thiên Chúa quy tụ Giáo Hội và nhân loại trong sự hợp nhất họa theo khuôn mẫu của Ba Ngôi.[25] Theo ý hướng đó, Thánh Síprianô nói: “Giáo Hội đến từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hướng về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và được cấu trúc theo hình ảnh mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.”[26]
Thứ tư, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan phân biệt nhưng không tách biệt. Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Ba Ngôi Vị thần linh phân biệt với nhau, ngôi này không phải là ngôi kia, nhưng Ba Ngôi không hề tách rời nhau, mà chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Đây chính là nguồn gốc và mẫu mực cho sự hiệp thông trong gia đình Giáo Hội (x. Ep 4, 4-6). Dưới đây là những yếu tố làm cho Ba Ngôi phân biệt:
“Xét về tương quan, mỗi Ngôi vị có một cương vị, Cha, Con, Thánh Thần. Cương vị Cha là Cha và không ai có thể thay thế, cũng thế đối với cương vị Con và Thánh Thần. Mỗi ngôi vị là duy nhất và độc đáo, phân biệt và đối lập với các ngôi vị khác. Xét về nguồn gốc, mỗi ngôi đều có sự khác biệt. Cha là nguồn gốc, là nguyên lý phi nguyên lý, nên Cha tự hữu. Con được sinh ra bởi Cha từ đời đời, nên là nguyên lý của nguyên lý. Thánh Thần được nhiệm xuất từ Cha (và Con hay qua Con), là Ngôi vị tình yêu của Cha và Con. Xét về sứ vụ, mỗi Ngôi vị đều có sứ vụ đặc trưng: Cha là tạo thành, Con cứu chuộc, Thánh Thần thánh hóa. Hay trong chương trình cứu độ, Cha dự định, sắp xếp, Con thực hiện, và Thánh Thần hoàn tất.”[27]
Dù có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa không có sự tách biệt. Trong bất cứ hành vi và sứ vụ nào của Thiên Chúa, các ngôi vị đều hiệp thông, hợp tác với nhau, và tương tại trong nhau. Đó là vẻ đẹp của Thiên Chúa, có khác biệt nhưng không có chia rẽ, có bình đẳng và hiệp nhất nhưng không triệt tiêu tính độc đáo và tính cá vị của từng chủ thể.[28]
Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Người không thể là một Thiên Chúa đơn độc nhưng là Đấng luôn luôn mở ra và trao ban. Nếu Thiên Chúa là tình yêu, Người hiện hữu như một Người Yêu và một người Được Yêu và Tình Yêu nối kết họ. Về điểm này, thánh Augustinô có một sự phân biệt rất sâu sắc: Ở đây có ba ngôi: Đấng đang yêu, Đấng được yêu và Đấng là tình yêu: “Nếu bạn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi, bạn thấy tình yêu.”[29] Sự hiệp nhất của Thiên Chúa rất giống với sự hiệp nhất của một gia đình. Nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Thần là tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Còn nơi gia đình nhân loại, người con là kết quả của tình yêu giữa hai vợ chồng. Dĩ nhiên, sự so sánh không nhằm nói đến sự song song và tương ứng về quan hệ tình yêu giữa các ngôi vị, nhưng nhằm nói đến sự tương tự về tình yêu thương hiệp nhất giữa các ngôi vị.[30]
Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiệp thông nên một với nhau trong tương quan tình yêu, sự lắng nghe nhau và sự thông truyền cho nhau, dù Ba Ngôi phân biệt nhau. “Chúa Con chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tương tự như thế, Chúa Thánh Thần chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con.”[31] Tương quan giữa Ba Ngôi không phải là tương quan khép kín nhưng luôn luôn mở ra, nhờ đó, con người được diễm phúc đi vào mối thông hiệp với Thiên Chúa. Và khi đã kết hợp với Chúa, con người cũng có khả năng trao ban Chúa cho tha nhân bằng đời sống chứng nhân.
2. Kitô hữu, chứng nhân hiệp thông
Quan niệm Kitô Giáo cho ta biết, mỗi người trong chúng ta được hiện hữu trên trần gian này là bởi một ‘Đấng khác’. Bởi thế, chúng ta không có lý do để chỉ biết giữ bo bo cho mình những gì mình tưởng là của mình mà không mảy may chia sẻ. Bởi lẽ, “có gì thuộc về bạn hơn là bản thân bạn và có gì ít thuộc về bạn hơn là bản thân bạn? ”[32] Quả thực, cái riêng tư căn bản nhất mà tôi có là bản thân mình nhưng bản thân này đồng thời lại là cái ít thuộc về tôi nhất là vì bản thân này không “do” tôi mà có và cũng không sống “cho” mình tôi. Vì thế, tôi phải đi ra khỏi bản thân mình và sống cho tha nhân và chỉ khi đó, tôi mới tìm lại được ý nghĩa nguyên thuỷ của mình là hữu thể nhân linh trong thế giới thụ tạo.[33] Nói cách khác, “càng gần tha nhân bao nhiêu, con người mới gần mình bấy nhiêu. Chỉ khi ra khỏi chính mình, con người mới tìm lại được bản thân. Chỉ qua tha nhân, qua hiện diện bên tha nhân mà con người mới tìm lại được mình.”[34]
Trong cuốn giáo trình với nhan đề “Một Số Mô Hình Giáo Hội - theo nội dung đức tin Kitô Giáo”, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên viết như sau:
“Gia đình Giáo Hội vừa đề cao tương quan cá nhân vừa đề cao tương quan cộng đoàn. Trên bình diện cá nhân, các tín hữu được mời gọi đi vào sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa. Mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa là mối tương quan liên vị. Trên bình diện cộng đoàn, gia đình Đức Giêsu thiết lập đòi hỏi mọi người chung tay xây dựng đời sống cộng đoàn”.[35]
Theo đó, mỗi Kitô hữu được mời gọi trở nên những chứng nhân của Chúa Ba Ngôi hay chứng nhân hiệp thông cho con người trong thời đại hôm nay. Thật vậy, các Kitô hữu - là những chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô, đã lãnh nhận Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể -, cũng phải sống gắn kết với Chúa Thánh Thần và sẵn sàng để trở nên chứng nhân cho Người. Mỗi Kitô hữu cần uốn nắn mọi tư tưởng và hành động của mình sao cho phù hợp với ý muốn của Chúa Thánh Thần, là “nguyên lý của sự hiệp nhất trong Giáo Hội.”[36] Nhờ Chúa Thánh Thần, tất cả những ai được thanh tẩy trong cùng một Thần Khí duy nhất sẽ làm nên một thân thể duy nhất, sống với nhau như anh em, cùng hợp nhau trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể - là Bí tích Tình Yêu, dấu chỉ của sự hợp nhất và là dây liên kết bác ái trong Giáo Hội Chúa Kitô.[37] Theo đó, các Kitô hữu không phải chỉ quanh quẩn với chính mình nhưng phải mở ra với tha nhân, với mọi thực tại chung quanh. Những gì Kitô hữu hấp thụ được từ hồng ân đức tin, từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, phải được thể hiện một cách sống động trong đời sống hằng ngày.
Điều đầu tiên mà Kitô hữu cần làm để xây dựng đời sống hiệp thông đại đồng chính là sự hiệp thông trong đức tin. Trong Thông điệp đầu tay Lumen Fidei, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến chiều kích hiệp thông trong đức tin, khởi đi từ đời sống gia đình, từ đó đức tin trở thành ánh sáng chiếu soi các mối liên hệ trong xã hội.[38] Đời sống đức tin là một quá trình tiệm tiến, vì thế trước khi trở nên chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội, mỗi người cần được nuôi dạy trong môi trường gia đình và giáo xứ của mình. Nhờ đức tin được nuôi dạy từ môi trường gia đình, người Kitô hữu sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho xã hội loài người trong cuộc sống chung. Nhờ đức tin, chúng ta nhìn nhận phẩm giá bình đẳng của anh em đồng loại, điều mà trong thế giới cổ không phải là điều đương nhiên được nhìn nhận. Đức tin còn dạy cho chúng ta biết phải gắng công xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra sức mạnh của sự tha thứ. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra rằng, hiệp nhất vẫn cao cả hơn xung khắc, hoà bình hơn là chiến tranh, lương tâm quý hơn lương thực, cuộc sống đời sau mới là điều chúng ta tìm kiếm và gầy dựng. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra rằng, tình yêu là sức mạnh kỳ diệu giúp hàn gắn những đổ vỡ của thế giới này. Nhờ đức tin chúng ta biết đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày, biết làm cho Tin Mừng thấm đượm các thực tại trên thế giới.
Thứ đến, Lời Chúa và việc thực hành như hai yếu tố không thể tách rời nhau. Chính Thiên Chúa đã đi bước trước cho ta thấy mối tương quan khăng khít giữa lời nói và hành động của Người suốt lịch sử cứu độ. Thiên Chúa mạc khải chính mình trong lịch sử; Người nói chuyện với con người và Lời Người đầy sức mạnh sáng tạo. Thật vậy, quan niệm Do Thái về từ “Dabar”, thường được chuyển dịch ra bằng từ “Lời”, là từ có hai nghĩa vừa là “Lời Nói” vừa là “Hành Ðộng”. Thiên Chúa nói điều Người làm và làm điều Người nói. Cũng vậy, trong cuộc sống, người Kitô hữu được mời gọi sống những gì mình hấp thụ qua Lời của Chúa. Việc thực thi Lời Chúa chính là thực hiện các huấn lệnh của Người là Mười Điều Răn và biết rập đời mình theo Tám Mối Phúc Thật. Và điều quan trọng nhất mà mỗi Kitô hữu phải làm đó là thực thi luật bác ái yêu thương. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết những lời thật sâu sắc: “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4, 20).
Yêu thương tha nhân là dấu chứng rõ ràng nhất để muôn dân nhận biết chúng ta đích thực là môn đệ Đức Kitô. Chúng ta đã từng nghe tới tấm gương kiên trung của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một “mục tử nhân lành” của Giáo hội Việt Nam. Trong mười luật sống của ngài, chúng ta đọc thấy luật thứ chín rằng: “Tôi chỉ nói một thứ ngôn ngữ duy nhất và mặc một thứ trang phục: Bác ái”. Ngài kể rằng: Tôi bị bắt giam trong một thời gian dài suốt 13 năm. Có hai tên cận vệ canh chừng tôi nhưng chẳng bao giờ nói với tôi một lời, chỉ “có” và “không”. Nhưng cuối cùng, họ trở thành anh em của tôi, chẳng phải vì tôi cho họ cái gì trị giá bằng vật chất, nhưng tôi đã cho họ tình yêu của Chúa Kitô. Tôi đã cười với họ, đã dạy ngoại ngữ cho họ, đã coi họ là bạn tôi, là anh em tôi. Có tên lính còn hỏi: “Nếu như anh được phóng thích, anh sẽ không nhờ người tìm đến và hành hạ gia đình chúng tôi chứ? ” Đức Giám Mục trả lời: “Tôi vẫn tiếp tục yêu cậu cả khi các cậu muốn giết tôi”. “Nhưng vì sao”? – anh lính hỏi. Ngài trả lời: “Bởi vì Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn yêu thương nhau; nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta không còn là những Kitô hữu chính danh”. Như vậy, lời Chúa đã trở thành cuộc sống nơi vị chứng nhân anh dũng này. Cả chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng sẽ là chứng nhân cho Lời Chúa, sẽ là môn đệ Người nếu chúng ta yêu thương mọi người.
Như vậy, làm gương sáng trở nên một phương thế hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Đức Chân Phước Phaolô VI nói: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy, hoặc nếu có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những chứng nhân.”[39] Quả vậy, việc Giáo Hội cần làm là nêu gương, là lan toả niềm vui Tin Mừng chứ không phải chiêu mộ tín đồ. Giáo Hội cần những chứng nhân sống để mang sứ điệp Tin Mừng cho những người chưa nhận biết Chúa. Thật nực cười biết bao cho những người chỉ như thanh la phèng phèng, “ngoài miệng thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.”[40] Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói rất mạnh rằng:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1 Cr 13, 1-2).
Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là tấm gương sáng chói việc loan báo Tin Mừng: Họ sống đơn sơ vui vẻ, tương thân tương ái, và được mọi người thương mến (x. Cv 2, 42-46). Người Việt Nam có câu: “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trong bối cảnh văn hoá của đất nước mà việc truyền giáo bị ngăn cấm bởi chính quyền thì việc làm gương như thế là một phương thế thích hợp nhất. Nhờ gương sáng mà chúng ta sẽ cảm hoá được lòng người theo nghĩa “hữu xạ tự nhiên hương”. Vậy, trước khi rao giảng về Chúa cho những người chưa biết Chúa ta phải có Chúa trong mình đã, bởi lẽ không ai cho người khác cái mà mình không có.
Một cách cụ thể để người Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông đó là kết nghĩa. Ngày nay, nhờ những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất của con người không ngừng được nâng cao, các cao ốc mọc lên ngày càng nhiều nhưng lòng người dường như bị chùng xuống. Vì vậy, để việc loan báo Tin Mừng được hiệu quả, người Kitô hữu cần tiếp xúc với những con người, làm sao để thiết lập mối tương giao với họ, cần trao cho họ tình yêu, sự tôn trọng nhân vị chứ không phải chỉ những hào nhoáng bên ngoài bằng vật chất theo kiểu dụ dỗ hay chiêu mộ tín đồ. Thật ý nghĩa biết bao nếu một gia đình có đạo kết nghĩa với một gia đình lương dân. Lý tưởng hơn nữa là giữa làng giáo với làng lương. Giáo Hội Hàn Quốc đã rất thành công với phương cách này. Nhờ việc kết nghĩa, người Kitô hữu có thể dễ dàng mời họ tham dự các dịp lễ hay các sinh hoạt tôn giáo. Từ đó, hạt giống Tin Mừng có thể được gieo vào lòng họ. Ngoài ra, người Kitô hữu cũng cần trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết về hội nhập văn hoá và đối thoại liên tôn để nói chuyện với những người chưa chân nhận Đức Giêsu là Chúa của đời họ. Nhờ đối thoại, chúng ta thắp lên ngọn lửa chân lý luôn tiềm tàng nơi họ.
Như vậy, đối thoại và hiệp thông là hai tiến trình không thể tách rời nhau trong nỗ lực loan báo Tin Mừng. Nếu người Kitô hữu chỉ lo thông truyền cho ai một điều gì đó thì thực ra chưa phải là đối thoại. “Đối thoại theo đúng nghĩa thì không chỉ dừng lại ở việc nói về điều gì đó mà còn là nỗ lực tự thông truyền chính mình, đối thoại phải trở thành hiệp thông.”[41] Vì thế, người Kitô hữu không chỉ có những chương trình liên đới và hiệp thông, nhưng trước hết liên đới và hiệp thông phải là một kinh nghiệm sống của bản thân, được trao ban cho chúng ta ngay chính trong Bí tích Thánh Tẩy. Liên đới và hiệp thông là một quà tặng mà chúng ta được kết hợp với Đức Giêsu, được cùng chết và sống lại với Người, và nhờ đó, chúng ta liên đới với nhau. Đó là một tặng phẩm làm nên cuộc sống của chúng ta. Nhờ sự liên đới với Đức Giêsu, chúng ta được hiệp thông với nhau và liên đới với người nghèo, người yếu đuối, kẻ lạc lối. Trong tình hiệp thông, chúng ta không chỉ nhìn thấy người khác, nhưng nhìn thấy người khác là một phần của tôi. Đó cũng là cách Thiên Chúa nhìn chúng ta như con cái của cung lòng Người.[42]
Kết luận: Tóm lại, Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông nhân loại. Ba Ngôi luôn hiệp nhất với nhau, lắng nghe nhau, thông truyền cho nhau và dù Ba Ngôi phân biệt nhưng không bào giờ tách biệt. Mỗi Kitô tô hữu được mời gọi trở nên chứng nhân cho tình yêu Ba Ngôi cho con người trên thế giới. Cánh đồng Giáo Hội đang bao la bát ngát; “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9, 37). Hơn lúc nào hết, Giáo Hội cần thể hiện căn tính của mình bằng hành động cụ thể đó là việc truyền giáo cho con người trên thế giới và muôn loài thọ tạo. Ước gì, với tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trở nên thực tại hiệp thông và mỗi Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông, hầu làm cho Tin Mừng tình thương của Chúa thấm đẫm mọi thực tại trần gian, mong mai ngày tất cả công trình tạo dựng được quy tụ và hưởng kiến niềm vui của mầu nhiệm hiệp thông trong Vương Quốc vinh hiển.
Lm. Jos. Đồng Đăng
[1] X. Lm. Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4 (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 156.
[2] GLHTCG s. 234, n.d. Uỷ Ban Giáo Lý Giáo Phận –Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2008), tr. 88.
[3] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan (Cambridge University Press, 2004), tr. 398.
[4] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2009), tr. 145.
[5] John D. Zizioulas, Being as Communion: Studies in Personhood and the Church (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1985), trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 398.
[6] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 329.
[7] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 402.
[8] X. Anne Hunt, “Trinity, Christology, and pneumatology”, trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 367.
[9] Theo Ngộ đạo thuyết, con người có thể được cứu độ nhờ những tri thức về các chân lý kín ẩn riêng tư, không cần biết đến Đức Kitô.
[10] Irenaeus, “Against Heresies”, 4.19.2, 4.20. 1-2, 5.1.3, and 5.6.1, in the Ante – Nicene Fathers, I, ed. A. Roberts and J. Donaldson (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1975, 487-88, 527, 531. Xem thêm Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 34-35.
[11] Prima Lettera a Serapione, 19 (PG 26, 573C.), trong Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 36.
[12] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 274.
[13] GLHTCG, s. 1357.
[14] X. Brian M. Doyle, “Social Doctrine of the Trinity and Communion Ecclesiology in Leonardo Boff và Gisbert and Greshake, “Horizons, 33:2 (2006), tr. 239-55.
[15] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 186.
[16] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189.
[17] X. Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi (HCM: Nxb. Phương Đông, 2014), tr. 252-253.
[18] X. L.m Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4, (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 135-136.
[19] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189-190.
[20] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học, tr. 272.
[21] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 110.
[22] Uỷ Ban Phụng Tự Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Lễ Rôma, 1992, tr. 85.
[23] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 111.
[24] Sacramentum Caritatis, s. 8.
[25] Phan Tấn Thành, Bí tích Tình Yêu (Học Viện Đa Minh: 2014), tr. 14.
[26] Bruno Forte, Mầu Nhiệm Thiên Chúa – Ba Ngôi Như Một Lịch Sử, L.m Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), tr. 279.
[27] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net. Truy cập ngày 7/7/2017.
[28] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net.
[29] Augustinô, De Trinitate, Vlll, 8, 12 : CCL 50, 287., trong Bênêđíctô XVI, Deus Caritat Est, s. 19.
[30] X. Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hôn Nhân và Gia Đình (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2004), tr. 114.
[31] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 69.
[32] Augustinô, in Ioannis Evangelium tractatus, 29, 3 (về Ga 7, 16) trong CChr 36, 285, trong Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198.
[33] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198-199.
[34] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 248.
[35] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 73.
[36] Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, s. 2.
[37] X. Đ.G.H Gioan Phaolo II, Thông Điệp Dominum et Vivificantem, (28/5/1986), s. 62.
[38] X. ĐGH. Phanxicô, Thông Điệp Lumen Fidei (29/6/2013), s. 53-54.
[39] Pope Paul VI, Address to the Members of the Consilium de Laicis (2 October 1974): AAS 66 (1974), tr. 568, trong ĐGH. Phaolô VI, Tông Huấn Evangelli Nuntiandi (1975), s. 41 (Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses).
[40] Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 1815.
[41] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Hôm Qua và Hôm Nay, tr. 96.
[42]X. “Bài giảng tĩnh tâm của Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle cho các thành viên Tổng Công Hội DCCT”, http://nhathothaiha.net/bai-giang-tinh-tam-cua-duc-hong-y/, truy cập ngày 12/12/2017.