Trong nếp sống xã hội, khi người nào đó bị thương tích nơi thân thể, họ được băng bó cẩn thận che kín không để lộ diện vết thương ra bên ngoài.
Đó là nếp sống văn hóa tôn trọng đời sống thân xác cùng phẩm gía con người và bảo đảm giữ vệ sinh sức khoẻ. Và nào có ai muốn phơi bầy vết thương nơi thân thể mình ra ngoài đâu?
Chúa Giêsu Kitô sau khi phục sinh sống lại vinh hiển, đã hiện ra với các Tông đồ cùng với những vết thương nơi tay, nơi cạnh sườn mình mà lúc trước đã bị hành hạ trên thập gía cho tới chết. ( Ga 20,19-31).
Vết thương nơi thân thể là dấu hiệu của thất bại, sự yếu kém bị đè bẹp chiến thắng. Nhưng Chúa Giesu Kitô phục sinh không loại bỏ điều đó lại đàng sau. Trái lại đã để những dấu vết của vết thương nơi thân thể mình lộ ra cho nhìn thấy.
Phải chăng qua đó ẩn chứa dấu hiệu sứ điệp nói lên điều gì sâu xa ẩn chứa nữa?
Sự phục sinh không là biến cố khải hoàn xóa bỏ hết những sự đã qua, nhưng có thể nói được rằng sự phục sinh gắn liền với thân xác đã chịu đau khổ hành hạ và đã chết. Sự đau buồn, lo âu hoài nghi cùng sự khốn khổ không nhảy vượt trôi qua trong sự phục sinh. Những điều đó không còn đóng giữ vai trò gì nữa, mà trở thành dấu chỉ nhận ra người chết đã phục sinh sống lại.
Và đó là điều Giáo hội tin nhận sống lại cả về thân xác. Thân xác con người không chỉ có thân thể tứ chi, nhưng còn nhiều hơn nữa. Nó bao gồm lịch sử đời sống mỗi người, với tất cả niềm vui hạnh phúc sự đẹp đẽ cùng cả sự đau khổ chịu đựng hèn kém trong đời sống con người. Xưa nay cho rằng những vết thương tích là những dấu hiệu của sự thất bại và sai xót lầm lỡ, là những dấu vết tích của đau khổ buồn tủi và nghi nan thất vọng xảy ra trong đời sống. Nhưng những đìều đó lại là thành phần làm nên đời sống, khắc nghi trong đời sống, và giúp làm cho trở nên trưởng thành vững mạnh có kinh nghiệm cho đời sống con người.
Và qua những điều đó cũng trở thành dấu hiệu, đặc điểm phân biệt không thể nhầm lẫn đời sống của một người này với người khác. Những khác biệt đó trở thành tương lai của riêng mỗi người nơi Thiên Chúa, Đấng tạo thành nuôi dưỡng và cứu độ con người.
Thiên Chúa không bỏ qua những vết thương tích đời sống con người. Không, Ngài bao bọc gìn giữ trong thân xác phục sinh. Sự đau khổ con người chịu không trở nên vô nghĩa, vô gía trị trước mặt Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận những điều đó trong biến cố phụ̣c sinh sống lại, và biến đổi sang một trạng thái bản thể mới khác biệt, mà Chúa Giêsu Kitô chỉ cho các môn đệ mình.
Không giọt nước mắt nào, không một đau đớn nào là không có gía trị cùng không ẩn chứa ý nghĩa. Nhưng tất cả được bao bọc gìn giữ trong sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Có lẽ vì thế, Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hai lần, như trong Kinh thánh thuật lại, chỉ cho các Môn đệ mình nhận ra dấu vết thương tích nơi thân thể mình.
Những vết thương tích của Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã phá tan hoài nghi nơi Tông đồ Toma. Qua dấu vết thương tích của Thầy mình, Ông Toma đã nhận ra đó là Chúa Giêsu Kitô thật. Và có thể Ông Toma cũng mường tượng ra được qua vết thương Ngài muốn chỉ dậy chỉ cho ông điều ẩn dấu trong đời sống là những vết thương tích của chính bản thân cần phải chú trọng để ý tới, không được bỏ qua lãng quên đi, nhưng phải nhận ra ý nghĩa những vết thương tích của đời sống mình. Thiên Chúa không bỏ qua quên lãng những vết thương tích đời sống con người, nhưng tất cả được cùng phục sinh sống lại và được biến đổi trong vinh quang của đời sống mới.
Trong đời sống con người, ai cũng đều trải qua quãng đường đời sống tinh thần cùng nơi thân xác với những đau khổ, chịu đựng, những lo âu thất vọng, những dòng nước mắt thống khổ. Quãng đường đời sống như thế làm cho con người buồn tủi mệt nhọc, như muốn buông xuôi bỏ cuộc…
Nhưng những điều đó không trở thành uổng công, không bị rơi vào quên lãng, cùng không trở thành vô gía trị vô ý nghĩa gì trước mặt Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra con người. Trái lại, tất cả được Ngài chấp nhận như những thành phần giai điệu, chấm nét của lịch sử đời sống con người, và được gìn giữ cho cùng được cứu độ phục sinh sống lại với. Vì những vết thương tâm hồn cũng như nơi thân xác đó góp chung làm nên lịch sử đời sống con người.
Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại cùng với những vết thương tích bị hành hạ nơi thân thể Ngài khi xưa chỉ vẽ ra con đường cứu độ cho con người rằng những vết thương tích không phải là sự thất bại, sự sai xót nhầm lẫn vô ý nghĩ, vô gía trị.
Trái lại tất cả được Thiên Chúa nhìn đến, những vết thương tích đau khổ đó là dấu chỉ đặc thù riêng biệt của từng người trong đời sống cứu độ mới nơi Thiên Chúa.
Chúa Nhật 2. phục sinh.
Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long
Đó là nếp sống văn hóa tôn trọng đời sống thân xác cùng phẩm gía con người và bảo đảm giữ vệ sinh sức khoẻ. Và nào có ai muốn phơi bầy vết thương nơi thân thể mình ra ngoài đâu?
Chúa Giêsu Kitô sau khi phục sinh sống lại vinh hiển, đã hiện ra với các Tông đồ cùng với những vết thương nơi tay, nơi cạnh sườn mình mà lúc trước đã bị hành hạ trên thập gía cho tới chết. ( Ga 20,19-31).
Vết thương nơi thân thể là dấu hiệu của thất bại, sự yếu kém bị đè bẹp chiến thắng. Nhưng Chúa Giesu Kitô phục sinh không loại bỏ điều đó lại đàng sau. Trái lại đã để những dấu vết của vết thương nơi thân thể mình lộ ra cho nhìn thấy.
Phải chăng qua đó ẩn chứa dấu hiệu sứ điệp nói lên điều gì sâu xa ẩn chứa nữa?
Sự phục sinh không là biến cố khải hoàn xóa bỏ hết những sự đã qua, nhưng có thể nói được rằng sự phục sinh gắn liền với thân xác đã chịu đau khổ hành hạ và đã chết. Sự đau buồn, lo âu hoài nghi cùng sự khốn khổ không nhảy vượt trôi qua trong sự phục sinh. Những điều đó không còn đóng giữ vai trò gì nữa, mà trở thành dấu chỉ nhận ra người chết đã phục sinh sống lại.
Và đó là điều Giáo hội tin nhận sống lại cả về thân xác. Thân xác con người không chỉ có thân thể tứ chi, nhưng còn nhiều hơn nữa. Nó bao gồm lịch sử đời sống mỗi người, với tất cả niềm vui hạnh phúc sự đẹp đẽ cùng cả sự đau khổ chịu đựng hèn kém trong đời sống con người. Xưa nay cho rằng những vết thương tích là những dấu hiệu của sự thất bại và sai xót lầm lỡ, là những dấu vết tích của đau khổ buồn tủi và nghi nan thất vọng xảy ra trong đời sống. Nhưng những đìều đó lại là thành phần làm nên đời sống, khắc nghi trong đời sống, và giúp làm cho trở nên trưởng thành vững mạnh có kinh nghiệm cho đời sống con người.
Và qua những điều đó cũng trở thành dấu hiệu, đặc điểm phân biệt không thể nhầm lẫn đời sống của một người này với người khác. Những khác biệt đó trở thành tương lai của riêng mỗi người nơi Thiên Chúa, Đấng tạo thành nuôi dưỡng và cứu độ con người.
Thiên Chúa không bỏ qua những vết thương tích đời sống con người. Không, Ngài bao bọc gìn giữ trong thân xác phục sinh. Sự đau khổ con người chịu không trở nên vô nghĩa, vô gía trị trước mặt Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận những điều đó trong biến cố phụ̣c sinh sống lại, và biến đổi sang một trạng thái bản thể mới khác biệt, mà Chúa Giêsu Kitô chỉ cho các môn đệ mình.
Không giọt nước mắt nào, không một đau đớn nào là không có gía trị cùng không ẩn chứa ý nghĩa. Nhưng tất cả được bao bọc gìn giữ trong sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Có lẽ vì thế, Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hai lần, như trong Kinh thánh thuật lại, chỉ cho các Môn đệ mình nhận ra dấu vết thương tích nơi thân thể mình.
Những vết thương tích của Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã phá tan hoài nghi nơi Tông đồ Toma. Qua dấu vết thương tích của Thầy mình, Ông Toma đã nhận ra đó là Chúa Giêsu Kitô thật. Và có thể Ông Toma cũng mường tượng ra được qua vết thương Ngài muốn chỉ dậy chỉ cho ông điều ẩn dấu trong đời sống là những vết thương tích của chính bản thân cần phải chú trọng để ý tới, không được bỏ qua lãng quên đi, nhưng phải nhận ra ý nghĩa những vết thương tích của đời sống mình. Thiên Chúa không bỏ qua quên lãng những vết thương tích đời sống con người, nhưng tất cả được cùng phục sinh sống lại và được biến đổi trong vinh quang của đời sống mới.
Trong đời sống con người, ai cũng đều trải qua quãng đường đời sống tinh thần cùng nơi thân xác với những đau khổ, chịu đựng, những lo âu thất vọng, những dòng nước mắt thống khổ. Quãng đường đời sống như thế làm cho con người buồn tủi mệt nhọc, như muốn buông xuôi bỏ cuộc…
Nhưng những điều đó không trở thành uổng công, không bị rơi vào quên lãng, cùng không trở thành vô gía trị vô ý nghĩa gì trước mặt Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra con người. Trái lại, tất cả được Ngài chấp nhận như những thành phần giai điệu, chấm nét của lịch sử đời sống con người, và được gìn giữ cho cùng được cứu độ phục sinh sống lại với. Vì những vết thương tâm hồn cũng như nơi thân xác đó góp chung làm nên lịch sử đời sống con người.
Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại cùng với những vết thương tích bị hành hạ nơi thân thể Ngài khi xưa chỉ vẽ ra con đường cứu độ cho con người rằng những vết thương tích không phải là sự thất bại, sự sai xót nhầm lẫn vô ý nghĩ, vô gía trị.
Trái lại tất cả được Thiên Chúa nhìn đến, những vết thương tích đau khổ đó là dấu chỉ đặc thù riêng biệt của từng người trong đời sống cứu độ mới nơi Thiên Chúa.
Chúa Nhật 2. phục sinh.
Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long