Lễ Truyền Tin: “Ở Cùng”
Rôma, 25.03.2020
Trước cảnh tượng cả nước Ý nói chung, thành phố Rôma nói riêng chịu phong tỏa do nạn dịch Coronavirus, Tòa Thánh đã ra thông báo về những thay đổi trong sinh hoạt của Đức Thánh Cha và của quốc gia thành Vatican nhằm thích nghi với hoàn cảnh thực tế nhưng trên hết vẫn là để phục vụ cách tối ưu các nhu cầu thiêng liêng cần thiết của các tín hữu. Thực vậy, khi hoàn cảnh không cho phép Đức Thánh Cha xuất hiện để gặp gỡ, chia sẻ giáo lý, ban huấn từ, nguyện kinh chung và chúc lành cho hàng hàng du khách hành hương tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô mỗi sáng ngày thứ Tư và mỗi trưa ngày Chúa Nhật, ngài đã quyết định duy trì 2 hoạt động nói trên nhưng chuyển sang một hình thức khác: truyền hình trực tiếp. Thực ra trước đây các sinh hoạt này vẫn được truyền đi cách rộng rãi và nhanh chóng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cho nên chẳng có gì là mới mẻ để phải bận tâm chú ý. Điều đáng quan tâm chính là ý hướng sâu xa mà Đức Thánh Cha muốn chuyển tải đến mọi thành phần Dân Chúa. Là một mục tử luôn “mang lấy mùi chiên”[1] và nhấn mạnh đến tương quan hiệp thông trong đời sống của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô không những muốn tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp do các vị tiền nhiệm để lại mà còn muốn đẩy truyền thống này đến một tầm mức phổ quát hơn, sống động hơn.
Kinh Truyền Tin hay còn gọi là Kinh Thiên Sứ (The Angelus) bản chất đã là một lời kinh thấm đượm tình liên đới vì nó được hình thành nhằm mục đích giúp giới bình dân liên kết với nhau xin ơn bình an và an toàn[2]. Việc Đức Giáo Hoàng nguyện Kinh Truyền Tin chung với các tín hữu mỗi ngày Chúa Nhật bấy lâu nay cũng đã trở nên biểu tượng sống động cho tình liên đới hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên trong Hội Thánh. Nay ý nghĩa liên đới mà Kinh Truyền Tin chứa đựng như càng trở nên rõ nét hơn khi Đức Phanxicô khích lệ chúng ta trung thành sử dụng kinh nguyện này như một phương thế hữu hiệu nhằm bày tỏ sự gần gũi, đồng cảm và khích lệ của chúng ta đối với các nạn nhân của dịch bệnh Covid-19. Thật vậy, như lời mời gọi của vị cha chung, từ ngày 10 tháng 03 vừa qua cho đến nay, đúng 12 giờ trưa mỗi ngày, Đức Hồng Y Angelo Comastri, người thay mặt Đức Thánh Cha Giám Quản đền thờ Thánh Phêrô đã chủ sự giờ lần chuỗi Mân Côi và nguyện Kinh Truyền Tin với ý chỉ cầu nguyện cho nạn dịch sớm qua đi và ơn chữa lành xuống trên các nạn nhân.
Nhân dịp Lễ Truyền Tin, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại và dành thời gian suy gẫm ý nghĩa thâm sâu của Kinh Truyền Tin để tái khám phá nét đẹp lung linh huyền nhiệm trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa và với nhau mà lời Kinh đã mạc khải cho chúng ta.
Đức Chúa Trời sai thánh Thiên Thần…
Chúng ta có thể dùng từ “mặc khải” để nói đến giá trị của Kinh Truyền Tin là vì như Kinh Kính Mừng, kinh Thiên Sứ mang đặc tính Thánh Kinh.[3] Cấu trúc đơn giản của kinh chứa đựng toàn lời lẽ và ý hướng Tin Mừng. Lời Kinh nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria[4], một trong những mầu nhiệm chính yếu nhất trong đức tin Công Giáo. “Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho rất thánh Đức Bà Maria. Và rất thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.” ( Lc 1, 26 & 35)
Thuở xưa nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa ngỏ lời cùng cha ông chúng ta nhưng vào thời sau hết này, Người đã ngỏ lời phán dạy chúng ta qua chính Thánh Tử của Người (x. Dt 1, 1-2). Thánh Tử là “Ngôi Lời Hằng Sống”. Thiên Chúa qua Lời của Người mà sáng tạo nên muôn loài muôn vật. Qua Lời của Người, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống, ân sủng và sự thật (x. Ga 1, 1-4, 17; 1Ga 1, 1). Chính vì Ngôi Lời đã ở cùng Thiên Chúa từ thuở đời đời nên chúng ta cũng hiểu rằng từ thuở đời đời Thiên Chúa đã muốn ngỏ lời cùng chúng ta rồi. Nhưng xem ra trí khôn han hẹp của loài người chúng ta không thể tiếp nhận nổi thông điệp của Thiên Chúa. Chính vì vậy mà Thiên Chúa đã chọn cách tốt nhất là Người dùng ngôn ngữ của chúng ta để nói với chúng. Cách sau cùng để bày tỏ tình yêu vô biên của Người dành cho nhân loại chính là sai Ngôi Lời của Ngài, Lời trọn vẹn, Lời hoàn hảo đến ở cùng nhân loại (x. 1Ga 4,9). Nhờ Đức Kitô đã đến và ở giữa chúng ta mà chúng ta biết rằng “Thiên Chúa nói với chúng ta và trả lời những vấn nạn chúng ta thắc mắc.”[5]
Nơi biến cố Truyền tin, chúng ta trước hết tưởng nhớ đến mầu nhiệm Nhập Thể, việc Ngôi Lời Thiên Chúa trở nên xác phàm do đó ngày Lễ Truyền Tin là dịp để chúng ta chiêm ngắm sự hạ mình tột bậc của Thiên Chúa (x. Verbum Domini, ##11-12). Làm sao một Thiên Chúa quyền phép vô song lại có thể hạ mình xuống làm con một thiếu nữ mọn hèn? Làm sao Đấng sáng tạo càng khôn lại có thể cúi mình đối thoại với loài thụ tạo (x. Verbum Domini, #23). Tuy khó điều này hơi hiểu nhưng lại là sự thực. Thiên Chúa đã hạ mình qúa sức khi Người sai sứ thần đến như thể ‘đàm phán’ với Đức Trinh Nữ Maria và còn hơn thế nữa, Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi sự đáp trả từ phía con người.
Trước nghịch cảnh của cuộc sống, chúng ta dễ dàng kêu trách Chúa: “Lạy Chúa, Chúa ở đâu? Chúa có nghe lời con cái nài van chăng? Hay Chúa đã nhắm mắt làm ngơ?” Nhưng khi cử hành lễ Truyền Tin, nhất là khi chúng ta sốt sắng nguyện kinh Truyền Tin, chúng ta được mời gọi để ý thức rằng Thiên Chúa đã và đang nói với mỗi người chúng ta. Ngài nói trong thinh lặng. Ngài nói qua hành động, qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Con Một Ngài. Về phần mình, chúng ta có muốn nghe, muốn hiểu, muốn chấp nhận thông điệp đó hay không lại là chuyện khác.
Này tôi là tôi tá…
Nếu như Kinh Truyền Tin trình bày cho chúng ta hình ảnh của một Thiên Chúa hạ mình, kiên nhẫn và thủy trung thì các bài đọc Thánh Kinh trong Phụng Vụ của ngày lễ Truyền Tin còn giúp chúng ta đi xa hơn để nhận ra chúng ta là ai trước kế hoạch đầy yêu thương của Thiên Chúa.
“Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời. Tôi xin vâng như lời thánh thiên thần truyền.” (Lc 1, 38). Hiến Chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II đã minh định rằng khi nói lời “Xin vâng” trước thông điệp do sứ thần Gabrien mang đến, Đức Maria đã trở nên mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ Thiên Chúa, và đồng thời Mẹ cũng trở nên Mẹ Giáo Hội. Đức Maria “thật là Mẹ các chi thể của Chúa Kitô... vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội. Vì thế, Ngài cũng được chào kính như [phần tử độc nhất vô nhị của Hội Thánh, Người là] mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái.”[6] (Lumen Gentium, # 53) Chính vì Đức Maria là Mẹ và là dấu chỉ của Hội Thánh nên nơi Mẹ chúng ta nhận ra sứ mạng và con đường mỗi người chúng ta cần bước theo (x. Lumen getium, #65 & #68).
Những lời Đức Maria đối thoại với Sứ Thần và đỉnh cao là lời “xin vâng” cho thấy “Thiên Chúa đã không thu dụng Ðức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Mẹ tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Mẹ. Thực vậy, Thánh Irênê nói: ‘Chính [Đức Maria], nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và cho toàn thể nhân loại’ (Adv. Hacr. III, 22). Và cùng với thánh Irênê còn có rất nhiều Thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: ‘Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Ðức Maria; điều mà người nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Ðức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin; và so sánh với Evà, các ngài gọi Ðức Maria là ‘Mẹ kẻ sống’ (S. Epiphanius, Nacr. 78, 18), và thường quả quyết rằng: ‘bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống.’ (S. Hieronymus; S. Augwtinus; S. Cyrillus Hieros; S. Io. Chrysostomus; S. Io. Damasccnus.)[7]
Đức Maria được tuyên dương như một Evà mới bên cạnh Ađam mới là Đức Kitô vì cả hai đã cúi mình trước thánh ý của Thiên Chúa Cha. “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (TV 39, 8; Hr 10, 7) Sức sống mới, bình an mới đã trào tuôn trên nhân loại mới do sự khiêm tốn vâng phục của Đức Kitô và tiếng “Fiat” của Mẹ Maria. Do đó, ngày Lễ Truyền Tin không chỉ là dịp để chúng ta tôn vinh Mẹ như ‘Mẹ Kẻ Sống’ mà thêm vào đó đây là dịp thuận lợi để chúng ta lập lại quyết tâm noi theo gương mẹ, sống cho ra sống. Sống như Mẹ là sống luôn “có Chúa ở cùng.” Đó là bài học quý giá Mẹ đã để lại cho chúng ta: tìm an vui trong vâng phục và thi hành thánh ý Thiên Chúa.
Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng ta
Khi bắt đầu thiết lập thói quen nguyện kinh Truyền Tin vào lúc12 giờ trưa mỗi ngày Chúa Nhật, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã không ngần ngại gọi kinh này là bản tóm tắt “Thiên Hùng Sử Kitô Giáo.” Theo đó, Kinh Truyền Tin cũng tóm lược hành trình đức tin của môi Kitô Hữu với ba lộ trình chính: 1/ Khởi Sự-Thiên Chúa Mời Gọi; 2/ Con Người Đáp Lời bằng Vâng Phục; 3/ Kết Quả: Ngôi Lời Hóa Thành Nhục Thể.[8] Nếu đúng như vậy thì là đây chẳng phải là một kết cục mỹ mãn hay sao?
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người có thói quen cúi đầu đấm ngực khi đọc đến phần thứ ba của Kinh Truyền tin, điều này có ý nghĩa gì? “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người. Và ở cùng chúng con.” Cúi đầu vừa là dấu chỉ của sự tôn kính vừa hàm ý ăn năn sám hối. Chúng ta cung kính trước mầu nhiệm nhập thể vì nếu Con Thiên Chúa không mặc lấy xác phàm thì loài người chúng ta muôn đời trầm luân trong đau khổ dưới ách thống trị của tội lỗi (x. Rm 5,12-21). Chúng ta vui mừng vì lời tiên báo thời Cựu Ước nay đã thành hiện thực: “Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai và đặt tên là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Isa 7,14; 8,10).
Tác giả sách Ngôn Sứ Xôphônia mời gọi con cái Sion hãy vui mừng hoan hỷ vì có Thiên Chúa ở giữa họ (x. Xp 3, 15). Nhưng đâu chỉ có dân thánh mới vui mừng mà cả Thiên Chúa nữa, chính Người cũng vui thích khi hiện diện giữa dân Người: “Reo vui lên hỡi Thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào nhà Itraen. Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị Cứu Tinh, là Đấng Anh Hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ… Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội” (Xp 3, 14-18).
“Hãy dâng Chúa bài ca cảm tạ, gảy húc hạc cầm mừng Thiên Chúa chúng ta. Chúa bày tỏ Lời Người cho nhà Giacóp, chiếu chỉ luật điều cho Itraen. Chúa không đối xử với dân nào như vậy…bởi vì Chúa mến chuộng dân Người” (Tv 147, 12, 19-20 & Tv 149, 4) Nếu Thiên Chúa mến chuộng dân Người, sao chúng ta cứ phải đối diện với khó khăn bệnh tật? Sao tâm hổn chúng ta cứ tràn ngập âu lo và sợ hãi? Một lần nữa hình ảnh Đức Maria cúi mình trước lời sứ thần truyền tin nhắc chúng ta rằng chỉ có một con đường dẫn đến vinh quang phục sinh chính là con đường Thánh Giá (x. Mt 17, 1-8). Chính vì vậy mà chúng ta cũng cần khiêm tốn cúi đầu đấm ngực than khóc cho những lần bất tuân, những lần muốn được bằng thiên Chúa và thậm chí muốn thay cả thượng đế (x. St 3, 4).
Nên Đồng Hình Đồng Dạng (Rm 8:29)
Con cái Giáo Hội trên đường lữ thứ trần gian được mời gọi “ngước mắt nhìn lên Ðức Maria, mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Ðức Maria và chiêm ngưỡng Ngài dưới ánh sáng của Ngôi Lời nhập thể, Giáo Hội [ngày càng] trở nên giống Phu Quân mình hơn” (Lumen Gentium, #65). Các chi thể học theo gương Đức Ki-tô, thưa cùng Chúa Cha rằng: “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Hr 10, 5&7).
Lúc này đây, giữa cảnh phong tỏa, cách ly, chúng ta càng phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn qua kinh nguyện mỗi ngày. Chúng ta hãy năng suy gẫm mẫu gương khiệm hạ vâng phục của Ngôi Hai Thiên Chúa và Thánh Mẫu Người mỗi khi chúng ta đọc Kinh Truyền Tin cùng Đức Thánh Cha và các vị chủ chăn Giáo Hội. Đó là bí quyết giúp chúng ta tìm lại bình an trong tâm hồn. “Lạy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin cầu cho chúng con, đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.”
Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời thánh thiên thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá cho chúng con ngày sau khi sống lại, được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Chú thích
[1] ĐGH Phanxicô nhắn nhủ các Linh Mục trong bàii giảng Thứ Năm Tuần Thánh 2013, sau đó nhắc lại nhiều lần, ví như trong Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Tin Mừng, số 24.
[2] ĐGH Phaolô VI, Tông Huấn Marialis Cultus, RM, 02.02.1974, #41.
[3] ĐGH Phaolô VI, Marialis Cultus, #41
[4] ĐGH Phaolô VI, Marialis Cultus, #41.
[5] ĐGH Benedicto XXVI, Tông Huấn Verbum Domini, RM, 30.09.2010, #4.
[6] Tham khảo bản dịch Việt Ngữ do Giáo Hoàng Học Viện Pio X thực hiện, đăng trên http://vntaiwan.catholic.org.tw/vatican2/lumen08.htm
[7] Xem cước chú đầy đủ trong Lumen Gentium, #56.
[8] Xem Peter Hebblethwaite, "The Mariology of Three Popes" trích trong Mary in Christian Tradition, tr. 55.
Rôma, 25.03.2020
Trước cảnh tượng cả nước Ý nói chung, thành phố Rôma nói riêng chịu phong tỏa do nạn dịch Coronavirus, Tòa Thánh đã ra thông báo về những thay đổi trong sinh hoạt của Đức Thánh Cha và của quốc gia thành Vatican nhằm thích nghi với hoàn cảnh thực tế nhưng trên hết vẫn là để phục vụ cách tối ưu các nhu cầu thiêng liêng cần thiết của các tín hữu. Thực vậy, khi hoàn cảnh không cho phép Đức Thánh Cha xuất hiện để gặp gỡ, chia sẻ giáo lý, ban huấn từ, nguyện kinh chung và chúc lành cho hàng hàng du khách hành hương tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô mỗi sáng ngày thứ Tư và mỗi trưa ngày Chúa Nhật, ngài đã quyết định duy trì 2 hoạt động nói trên nhưng chuyển sang một hình thức khác: truyền hình trực tiếp. Thực ra trước đây các sinh hoạt này vẫn được truyền đi cách rộng rãi và nhanh chóng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cho nên chẳng có gì là mới mẻ để phải bận tâm chú ý. Điều đáng quan tâm chính là ý hướng sâu xa mà Đức Thánh Cha muốn chuyển tải đến mọi thành phần Dân Chúa. Là một mục tử luôn “mang lấy mùi chiên”[1] và nhấn mạnh đến tương quan hiệp thông trong đời sống của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô không những muốn tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp do các vị tiền nhiệm để lại mà còn muốn đẩy truyền thống này đến một tầm mức phổ quát hơn, sống động hơn.
Nhân dịp Lễ Truyền Tin, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại và dành thời gian suy gẫm ý nghĩa thâm sâu của Kinh Truyền Tin để tái khám phá nét đẹp lung linh huyền nhiệm trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa và với nhau mà lời Kinh đã mạc khải cho chúng ta.
Đức Chúa Trời sai thánh Thiên Thần…
Chúng ta có thể dùng từ “mặc khải” để nói đến giá trị của Kinh Truyền Tin là vì như Kinh Kính Mừng, kinh Thiên Sứ mang đặc tính Thánh Kinh.[3] Cấu trúc đơn giản của kinh chứa đựng toàn lời lẽ và ý hướng Tin Mừng. Lời Kinh nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria[4], một trong những mầu nhiệm chính yếu nhất trong đức tin Công Giáo. “Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho rất thánh Đức Bà Maria. Và rất thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.” ( Lc 1, 26 & 35)
Thuở xưa nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa ngỏ lời cùng cha ông chúng ta nhưng vào thời sau hết này, Người đã ngỏ lời phán dạy chúng ta qua chính Thánh Tử của Người (x. Dt 1, 1-2). Thánh Tử là “Ngôi Lời Hằng Sống”. Thiên Chúa qua Lời của Người mà sáng tạo nên muôn loài muôn vật. Qua Lời của Người, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống, ân sủng và sự thật (x. Ga 1, 1-4, 17; 1Ga 1, 1). Chính vì Ngôi Lời đã ở cùng Thiên Chúa từ thuở đời đời nên chúng ta cũng hiểu rằng từ thuở đời đời Thiên Chúa đã muốn ngỏ lời cùng chúng ta rồi. Nhưng xem ra trí khôn han hẹp của loài người chúng ta không thể tiếp nhận nổi thông điệp của Thiên Chúa. Chính vì vậy mà Thiên Chúa đã chọn cách tốt nhất là Người dùng ngôn ngữ của chúng ta để nói với chúng. Cách sau cùng để bày tỏ tình yêu vô biên của Người dành cho nhân loại chính là sai Ngôi Lời của Ngài, Lời trọn vẹn, Lời hoàn hảo đến ở cùng nhân loại (x. 1Ga 4,9). Nhờ Đức Kitô đã đến và ở giữa chúng ta mà chúng ta biết rằng “Thiên Chúa nói với chúng ta và trả lời những vấn nạn chúng ta thắc mắc.”[5]
Nơi biến cố Truyền tin, chúng ta trước hết tưởng nhớ đến mầu nhiệm Nhập Thể, việc Ngôi Lời Thiên Chúa trở nên xác phàm do đó ngày Lễ Truyền Tin là dịp để chúng ta chiêm ngắm sự hạ mình tột bậc của Thiên Chúa (x. Verbum Domini, ##11-12). Làm sao một Thiên Chúa quyền phép vô song lại có thể hạ mình xuống làm con một thiếu nữ mọn hèn? Làm sao Đấng sáng tạo càng khôn lại có thể cúi mình đối thoại với loài thụ tạo (x. Verbum Domini, #23). Tuy khó điều này hơi hiểu nhưng lại là sự thực. Thiên Chúa đã hạ mình qúa sức khi Người sai sứ thần đến như thể ‘đàm phán’ với Đức Trinh Nữ Maria và còn hơn thế nữa, Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi sự đáp trả từ phía con người.
Trước nghịch cảnh của cuộc sống, chúng ta dễ dàng kêu trách Chúa: “Lạy Chúa, Chúa ở đâu? Chúa có nghe lời con cái nài van chăng? Hay Chúa đã nhắm mắt làm ngơ?” Nhưng khi cử hành lễ Truyền Tin, nhất là khi chúng ta sốt sắng nguyện kinh Truyền Tin, chúng ta được mời gọi để ý thức rằng Thiên Chúa đã và đang nói với mỗi người chúng ta. Ngài nói trong thinh lặng. Ngài nói qua hành động, qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Con Một Ngài. Về phần mình, chúng ta có muốn nghe, muốn hiểu, muốn chấp nhận thông điệp đó hay không lại là chuyện khác.
Này tôi là tôi tá…
Nếu như Kinh Truyền Tin trình bày cho chúng ta hình ảnh của một Thiên Chúa hạ mình, kiên nhẫn và thủy trung thì các bài đọc Thánh Kinh trong Phụng Vụ của ngày lễ Truyền Tin còn giúp chúng ta đi xa hơn để nhận ra chúng ta là ai trước kế hoạch đầy yêu thương của Thiên Chúa.
“Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời. Tôi xin vâng như lời thánh thiên thần truyền.” (Lc 1, 38). Hiến Chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II đã minh định rằng khi nói lời “Xin vâng” trước thông điệp do sứ thần Gabrien mang đến, Đức Maria đã trở nên mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ Thiên Chúa, và đồng thời Mẹ cũng trở nên Mẹ Giáo Hội. Đức Maria “thật là Mẹ các chi thể của Chúa Kitô... vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội. Vì thế, Ngài cũng được chào kính như [phần tử độc nhất vô nhị của Hội Thánh, Người là] mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái.”[6] (Lumen Gentium, # 53) Chính vì Đức Maria là Mẹ và là dấu chỉ của Hội Thánh nên nơi Mẹ chúng ta nhận ra sứ mạng và con đường mỗi người chúng ta cần bước theo (x. Lumen getium, #65 & #68).
Những lời Đức Maria đối thoại với Sứ Thần và đỉnh cao là lời “xin vâng” cho thấy “Thiên Chúa đã không thu dụng Ðức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Mẹ tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Mẹ. Thực vậy, Thánh Irênê nói: ‘Chính [Đức Maria], nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và cho toàn thể nhân loại’ (Adv. Hacr. III, 22). Và cùng với thánh Irênê còn có rất nhiều Thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: ‘Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Ðức Maria; điều mà người nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Ðức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin; và so sánh với Evà, các ngài gọi Ðức Maria là ‘Mẹ kẻ sống’ (S. Epiphanius, Nacr. 78, 18), và thường quả quyết rằng: ‘bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống.’ (S. Hieronymus; S. Augwtinus; S. Cyrillus Hieros; S. Io. Chrysostomus; S. Io. Damasccnus.)[7]
Đức Maria được tuyên dương như một Evà mới bên cạnh Ađam mới là Đức Kitô vì cả hai đã cúi mình trước thánh ý của Thiên Chúa Cha. “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (TV 39, 8; Hr 10, 7) Sức sống mới, bình an mới đã trào tuôn trên nhân loại mới do sự khiêm tốn vâng phục của Đức Kitô và tiếng “Fiat” của Mẹ Maria. Do đó, ngày Lễ Truyền Tin không chỉ là dịp để chúng ta tôn vinh Mẹ như ‘Mẹ Kẻ Sống’ mà thêm vào đó đây là dịp thuận lợi để chúng ta lập lại quyết tâm noi theo gương mẹ, sống cho ra sống. Sống như Mẹ là sống luôn “có Chúa ở cùng.” Đó là bài học quý giá Mẹ đã để lại cho chúng ta: tìm an vui trong vâng phục và thi hành thánh ý Thiên Chúa.
Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng ta
Khi bắt đầu thiết lập thói quen nguyện kinh Truyền Tin vào lúc12 giờ trưa mỗi ngày Chúa Nhật, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã không ngần ngại gọi kinh này là bản tóm tắt “Thiên Hùng Sử Kitô Giáo.” Theo đó, Kinh Truyền Tin cũng tóm lược hành trình đức tin của môi Kitô Hữu với ba lộ trình chính: 1/ Khởi Sự-Thiên Chúa Mời Gọi; 2/ Con Người Đáp Lời bằng Vâng Phục; 3/ Kết Quả: Ngôi Lời Hóa Thành Nhục Thể.[8] Nếu đúng như vậy thì là đây chẳng phải là một kết cục mỹ mãn hay sao?
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người có thói quen cúi đầu đấm ngực khi đọc đến phần thứ ba của Kinh Truyền tin, điều này có ý nghĩa gì? “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người. Và ở cùng chúng con.” Cúi đầu vừa là dấu chỉ của sự tôn kính vừa hàm ý ăn năn sám hối. Chúng ta cung kính trước mầu nhiệm nhập thể vì nếu Con Thiên Chúa không mặc lấy xác phàm thì loài người chúng ta muôn đời trầm luân trong đau khổ dưới ách thống trị của tội lỗi (x. Rm 5,12-21). Chúng ta vui mừng vì lời tiên báo thời Cựu Ước nay đã thành hiện thực: “Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai và đặt tên là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Isa 7,14; 8,10).
Tác giả sách Ngôn Sứ Xôphônia mời gọi con cái Sion hãy vui mừng hoan hỷ vì có Thiên Chúa ở giữa họ (x. Xp 3, 15). Nhưng đâu chỉ có dân thánh mới vui mừng mà cả Thiên Chúa nữa, chính Người cũng vui thích khi hiện diện giữa dân Người: “Reo vui lên hỡi Thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào nhà Itraen. Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị Cứu Tinh, là Đấng Anh Hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ… Vì ngươi, Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội” (Xp 3, 14-18).
“Hãy dâng Chúa bài ca cảm tạ, gảy húc hạc cầm mừng Thiên Chúa chúng ta. Chúa bày tỏ Lời Người cho nhà Giacóp, chiếu chỉ luật điều cho Itraen. Chúa không đối xử với dân nào như vậy…bởi vì Chúa mến chuộng dân Người” (Tv 147, 12, 19-20 & Tv 149, 4) Nếu Thiên Chúa mến chuộng dân Người, sao chúng ta cứ phải đối diện với khó khăn bệnh tật? Sao tâm hổn chúng ta cứ tràn ngập âu lo và sợ hãi? Một lần nữa hình ảnh Đức Maria cúi mình trước lời sứ thần truyền tin nhắc chúng ta rằng chỉ có một con đường dẫn đến vinh quang phục sinh chính là con đường Thánh Giá (x. Mt 17, 1-8). Chính vì vậy mà chúng ta cũng cần khiêm tốn cúi đầu đấm ngực than khóc cho những lần bất tuân, những lần muốn được bằng thiên Chúa và thậm chí muốn thay cả thượng đế (x. St 3, 4).
Nên Đồng Hình Đồng Dạng (Rm 8:29)
Con cái Giáo Hội trên đường lữ thứ trần gian được mời gọi “ngước mắt nhìn lên Ðức Maria, mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Ðức Maria và chiêm ngưỡng Ngài dưới ánh sáng của Ngôi Lời nhập thể, Giáo Hội [ngày càng] trở nên giống Phu Quân mình hơn” (Lumen Gentium, #65). Các chi thể học theo gương Đức Ki-tô, thưa cùng Chúa Cha rằng: “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Hr 10, 5&7).
Lúc này đây, giữa cảnh phong tỏa, cách ly, chúng ta càng phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn qua kinh nguyện mỗi ngày. Chúng ta hãy năng suy gẫm mẫu gương khiệm hạ vâng phục của Ngôi Hai Thiên Chúa và Thánh Mẫu Người mỗi khi chúng ta đọc Kinh Truyền Tin cùng Đức Thánh Cha và các vị chủ chăn Giáo Hội. Đó là bí quyết giúp chúng ta tìm lại bình an trong tâm hồn. “Lạy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin cầu cho chúng con, đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.”
Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời thánh thiên thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá cho chúng con ngày sau khi sống lại, được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Chú thích
[1] ĐGH Phanxicô nhắn nhủ các Linh Mục trong bàii giảng Thứ Năm Tuần Thánh 2013, sau đó nhắc lại nhiều lần, ví như trong Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Tin Mừng, số 24.
[2] ĐGH Phaolô VI, Tông Huấn Marialis Cultus, RM, 02.02.1974, #41.
[3] ĐGH Phaolô VI, Marialis Cultus, #41
[4] ĐGH Phaolô VI, Marialis Cultus, #41.
[5] ĐGH Benedicto XXVI, Tông Huấn Verbum Domini, RM, 30.09.2010, #4.
[6] Tham khảo bản dịch Việt Ngữ do Giáo Hoàng Học Viện Pio X thực hiện, đăng trên http://vntaiwan.catholic.org.tw/vatican2/lumen08.htm
[7] Xem cước chú đầy đủ trong Lumen Gentium, #56.
[8] Xem Peter Hebblethwaite, "The Mariology of Three Popes" trích trong Mary in Christian Tradition, tr. 55.